QUY TRÌNH TÁCH THỬA TẠI HÀ NỘI NĂM 2023
Thủ tục tách thửa là thủ tục phân chia quyền sử dụng đất quyền ở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liển với đất từ một thửa lớn thành những phần nhỏ khác nhau. Biêu hiện rõ ràng nhất của việc tách thửa là từ một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ban đầu được chia nhỏ thành nhiều Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất khác nhau tùy vào nhu cầu tách của người sử dụng đất.
Bài viết sau đây của Việt Chính Luật sẽ nêu chi tiết quy định của pháp luật cũng như thực tiễn về điều kiện, thủ tục tách thửa tại Hà Nội năm 2023.
1. Điều kiện tách thửa
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 188 Luật Đất đai năm 2013: Người sử dụng đất được thực hiện các quyền của chủ sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
“a) Có Giấy chứng nhận;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất”.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 1, Điều 29, Nghị định 43/2014/NĐ-CP, để tách thửa cần phải đáp ứng điều kiện về diện tích tối thiểu của thửa đất, cụ thể:
“1. Không được công chứng, chứng thực, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không được làm thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất đối với trường hợp tự chia tách thửa đất đã đăng ký, đã được cấp Giấy chứng nhận thành hai hoặc nhiều thửa đất mà trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”.
2. Thủ tục tách thửa tại Hà Nội năm 2023
a. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định).
b. Địa điểm tiếp nhận và trả kết quả:
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Văn phòng đăg ký đất đai hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai.
Quy trình tách thửa tại Hà Nội
c. Các bước thực hiện thủ tục tách thửa.
Bước 1: Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
Trường hợp thửa đất chưa được gắn tọa độ, hiệu chỉnh bản đồ địa chính chính quy và hiện trạng thửa đất không khớp với thực tế thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương (xác nhận của Ủy ban nhân dân xã/phường).
Bước 2: Nộp hồ sơ tách thửa
Người sử dụng đất chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định. Gồm có:
+ Đơn đề nghị tách thửa;
+ Phương án tách thửa;
+ Giấy chứng nhận bản chính đã cấp;
+ Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của chủ sở hữu;
Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
– Trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Hà Nội có trách nhiệm thực hiện việc phê duyệt đồng ý hoặc không đồng ý với phương án tách thửa;
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng kí biến động
– Trường hợp chủ sử dụng đất chưa thực hiện việc chuyển dịch quyền sử dụng đất:
Sau khi nhận kết quả về việc phương án tách thửa có được phê duyệt hay không, nếu đồng ý thì người sử dụng đất nộp hồ sơ để xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Hồ sơ gồm có:
+ Đơn đăng kí biến động;
+ Công văn đồng ý phương án tách thửa;
+ Giấy chứng nhận bản sao;
+ Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của chủ sở hữu;
– Trường hợp chủ sử dụng đất thực hiện việc chuyển dịch quyền sử dụng đất:
Sau khi nhận được kết quả về phương án tách thửa được phê duyệt, người sử dụng đất và bên mua thực hiện việc lập văn bản xác nhận việc chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn,… tại các tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của Luật Công chứng 2014;
Sau đó nộp hồ sơ đăng kí biến động tại Văn phòng đăng ký đất đai. Hồ sơ gồm có:
+ Bộ tờ khai: Tờ khai Lệ phí trước bạ, tờ khai Thuế thu nhập cá nhân, Tờ khai thuế phi nông nghiệp; Tờ khai đăng kí biến động; Sơ đồ thửa đất.
+ Công văn đồng ý phương án tách thửa;
+ Hợp đồng chuyển nhượng/tặng cho/… một phần quyền sử dụng đất;
+ Giấy chứng nhận bản sao;
+ Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của chủ sở hữu và bên mua;
Bước 5: Trả kết quả
Sau khi nhận đủ hồ sơ, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ và thực hiện:
+ Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách;
+ Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp.
3. Chi phí tách thửa
Để thực hiện thủ tục tách thửa, người sử dụng đất cần phải thanh toán nghĩa vụ tài chính sau:
– Phí đo đạc tách thửa: Phí đo đạc sẽ là khoản phí người sử dụng đất thanh toán cho cơ quan, tổ chức tư nhân thực hiện việc đo đạc. Vì vậy chi phí sẽ phụ thuộc vào đơn vị đo và diện tích thửa đất;
– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới: chi phí này sẽ phụ thuộc vào chính sách, quy định của từng địa phương. Nhìn chung giao động từ 300.000 – 900.000 Vnđ
Trong trường hợp tách thửa để thực hiện việc chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất thì người sử dụng đất phải đóng những khoản phí, lệ phí sau:
– Phí thu nhập cá nhân:
Phí thu nhập cá nhân được tính = Giá trị thửa đất x 2%;
– Lệ phí trước bạ:
Lệ phí trước bạ được tính = Giá trị thửa đất x 0,5%;
– Phí thẩm định hồ sơ:
Phí thẩm định hồ sơ = Giá trị thửa đất x 0,15%;
Trên đây là những nội dung tư vấn của Luật Việt Chính. Hi vọng rằng bạn có thể nắm được những thông tin đầy đủ nhất về thủ tục tách thửa đất tại thành phố Hà Nội. Do tính chất phức tạp của hồ sơ đất đai, để tiết kiệm chi phí cũng như thời gian, Quý khách hành có thể sử dụng dịch vụ tách thửa của Luật Việt Chính. Để sử dụng dịch vụ, Quý khách có thể liên hệ hotline: 0911.111.099 hoặc 0987.062.757 chúng tôi sẽ sẵn sàng hỗ trợ.