Cải chính giấy khai sinh theo quy định của pháp luật.

CẢI CHÍNH GIẤY KHAI SINH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Giấy khai sinh là một trong các loại giấy tờ rất quan trọng, đây là giấy tờ hộ tịch gốc, các thông tin có trong giấy khai sinh rất quan trong và cần phải chính xác hoàn toàn, mọi sai sót trong giấy khai sinh đều phải được chỉnh sửa theo quy định của pháp luật và theo trình tự thủ tục nhất định. Hiện nay vẫn có nhiều công dân vẫn chưa biết hết được thủ tục cải chính giấy khai sinh ra sao. Qua bài viết dưới đây, Luật Việt Chính sẽ hướng dẫn quý bạn đọc hiểu rõ về thủ tục cải chính giấy khai sinh theo quy định của pháp luật.

1. Cải chính hộ tịch là gì?

– Cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa chữa lại cho đúng những sai sót về hộ tịch. Cải chính về hộ tịch có thể là việc sửa lại sai sót về ngày, tháng, năm sinh; tên, họ, chữ đệm; quốc tịch…..

2. Những trường hợp cần thay đổi, cải chính Giấy khai sinh.

– Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

– Cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót khi đăng ký.

– Xác định lại dân tộc của người con theo dân tộc của người cha hoặc dân tộc của người mẹ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

– Bổ sung những nội dung chưa được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.

– Điều chỉnh những nội dung trong sổ đăng ký hộ tịch và các giấy tờ khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.

– Cải chính thông tin của cha, mẹ như năm sinh, họ tên trên giấy khai sinh.

3. Thẩm quyền giải quyết việc đăng ký, thay đổi, cải chính bổ sung hộ tịch.

– Căn cứ theo quy định của pháp luật tại Điều 27 Luật Hộ tịch 2014 thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây, hoặc nơi cư trí của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam trong nước.

– Căn cứ theo khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.

Như vậy để cải chính thông tin trong Giấy khai sinh, người yêu cầu cần tới Ủy ban nhân dân xã/phường nơi đã đăng ký khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi. Ủy ban nhân dân quân/huyện đối với người đủ 14 tuổi.

Luật Việt Chính hỗ trợ các thủ tục hành chính

4. Hồ sơ cần chuẩn bị để cải chính Giấy khai sinh.

– Tờ khai đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác nhận lại theo mẫu.

– Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân của người yêu cầu cải chính

– Bản chính Giấy khai sinh của người yêu cầu cải chính.

– Giấy tờ, tài liệu có liên quan đến để chứng minh cho yêu cầu cải chính.

– Văn bản ủy quyền nếu như người yêu cầu ủy quyền cho người khác phải có công chứng, chứng thực.

Lưu ý: Trường hợp bị mất giấy khai sinh bản chính thì phải có trích lục khai sinh bản chính. Và người yêu cầu cải chính cần làm đơn xác nhận rằng đã bị mất Giấy khai sinh bản chính.

5. Trình tự, thủ tục cải chính Giấy khai sinh.

Bước 1: Người có yêu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã/phường đối với trường hợp chưa đủ 14 tuổi. Nộp hồ sơ tại Ủy ban dân dân cấp huyện/quận đối với trường hợp đủ 14 tuổi trở lên.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.

Sau khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ gồm các giấy tờ nêu trên, nếu thấy yêu cầu cải chính có cơ sở và phù hợp với quy định của pháp luật thì trong vòng 03 ngày làm việc, công chức tư pháp – hộ tịch phải tiến hành ghi vào sổ hộ tịch và ghi nội dung cải chính vào Giấy khai sinh cho người có yêu cầu.

* Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn giải quyết yêu cầu cải chính được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

* Cần lưu ý trong trường hợp đăng ký cải chính không phải tại nơi đăng ký khai sinh trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

* Đối với trường hợp nơi đăng ký khai sinh trước đây là Cơ quan đại diện; Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.

Trên đây là toàn bộ bài viết về cải chính giấy khai sinh theo quy định của pháp luật, hi vọng sẽ mang lại kiến thức cho bạn đọc. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ với Luật Việt Chính qua các phương thức sau:

– Gọi điện tới số điện thoại 0368.668.629 (Ls Phương) hoặc 0987.062.757 (Ls Băng) để trình bày nội dung vụ việc và nhận được tham vấn trực tiếp từ các Luật sư giàu kinh nghiệm

– Tư vấn pháp luật qua email: luatvietchinh@gmail.com

– Tư vấn pháp luật qua facebook: Luật Việt Chính

– Tư vấn pháp luật thông qua zalo: 0911.111.099

– Chúng tôi có thể trả lời tin nhắn trên website này.

Chúng tôi luôn luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp thắc mắc đến bạn đọc.

Trân trọng!

Bài viết liên quan