Mẫu đơn đề nghị giám sát niêm yết thông báo thụ lý hồ sơ thừa kế

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIÁM SÁT

NIÊM YẾT THÔNG BÁO THỤ LÝ HỒ SƠ THỪA KẾ

Từ trước tới nay việc phân chia di sản thừa kế vẫn luôn là vấn đề nóng trong các gia đình. Sau khi thừa kế được mở, việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người đã mất sang người thừa kế được thực hiện thông qua hai quy trình: khai nhận di sản và thỏa thuận phân chia di sản. Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết tại Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản. Việc niêm yết là việc vô cùng quan trọng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đồng thừa kế. Do đó, khi phát hiện được các hành vi phân chia di sản thừa kế không đúng pháp luật, người có quyền lợi liên quan đến di sản thừa kế có thể gửi đơn đề nghị giám sát niêm yết thông báo thụ lý hồ sơ thừa kế đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Dưới đây là mẫu đơn đề nghị giám sát niêm yết thông báo thụ lý hồ sơ thừa kế.

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIÁM SÁT NIÊM YẾT THÔNG BÁO THỤ LÝ HỒ SƠ THỪA KẾ

TẢI VỀ: TẠI ĐÂY

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                  Hà Nội, ngày ….  tháng 07 năm 2023

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(V/v: Giám sát vấn đề niêm yết thông báo thụ lý hồ sơ thừa kế) 

Kính gửi:        Ủy ban nhân dân phường Trung Hòa

          Người đề nghị: ………………………….

          Sinh ngày: …/…/…..

          Số CCCD: ………………………. do Cục cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư cấp ngày …/…/…..

          Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………

          Nơi ở hiện tại: …………………………………………………….

          Tôi viết đơn này để trình bày và đề nghị tới Quý cơ quan nội dung như sau:

          Mẹ tôi là bà Nguyễn Thị A, sinh năm 1957, chết ngày ………….. Sinh thời, mẹ tôi có chồng là ông Phạm Hữu B và có 02 (hai) người con là tôi và ông……………… (sinh năm ………..). Mẹ tôi có để lại di sản là phần quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở tại số nhà ………, ngõ ………… đường ……………., phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Trước khi chết, mẹ tôi không để lại di chúc. Hiện nay, có thông tin ông ………………… đang thực hiện các thủ tục thừa kế di sản do mẹ tôi để lại mà không thông báo cho tôi biết. Để tránh phát sinh những tranh chấp ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên cũng như gây hệ lụy xấu cho an ninh trật tự trên địa bàn phường Trung Hòa, tôi kính đề nghị Quý cơ quan thực hiện biện pháp sau đây: Khi nhận được hồ sơ niêm yết Thông báo thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản của Tổ chức hành nghề công chứng đối với di sản do mẹ tôi để lại thì Quý cơ quan ngay lập tức thông báo cho tôi theo số điện thoại: 0911111099 và địa chỉ: ………………………………………………………

Tôi xin chân thành cảm ơn!

  Người làm đơn

Tham khảo: Hướng dẫn thủ tục nhận thừa kế sổ tiết kiệm

Việc niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế được quy định như thế nào?

Việc niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế được quy định tại Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP:

“Điều 18. Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản

1. Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.

Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.

2. Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết.”

Bài viết liên quan