Thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh

THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO HỘ KINH DOANH

Trong các thành phần kinh tế hiện nay, hộ kinh doanh chiếm tỉ lệ khá lớn, đặc biệt là trong các ngành nghề như kinh doanh, chế biến, sản xuất thực phẩm. Cũng như doanh nghiệp, khi hộ kinh doanh tham gia vào thị trường bằng những ngành nghề liên qua đến thực phẩm thì điều đầu tiên cần phải đáp ứng được đó là phải xin Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bài viết dưới của Việt Chính Luật sẽ tư vấn chính xác và cụ thể tới Quý khách hành về thủ tục xin cấp Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh theo quy định pháp luật năm 2023.

Căn cứ pháp lý:

– Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2010;

– Nghị định 15/2018/NĐ-CP;

– Nghị định 18/2018/NĐ-CP.

1. Những trường hợp Hộ kinh doanh phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo quy định pháp luật hiện hành, khi hộ kinh doanh kinh doanh những ngành nghề sau đây phải có Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm:

– Kinh doanh dịch vụ ăn uống: bán thức ăn nhanh, giải khát, quán ăn,…

– Sản xuất, chế biến các sản phẩm sau đây:

+ Danh mục ngành nghề, sản phẩm do Bộ Y tế quản lý bao gồm: nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm; thực phẩm chức năng; các vi chất bổ sung vào thực phẩm; phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao bì, gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;

+ Danh mục ngành nghề, sản phẩm do Bộ nông nghiệp quản lý bao gồm: Ngũ cốc; Thịt và các sản phẩm từ thịt; Thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản; Rau, củ , quả và các sản phẩm từ rau, củ, quả; Trứng và các sản phẩm từ trứng; Sữa tươi nguyên liệu; Mật ong và các sản phẩm từ mật ong; Sản phẩm biến đổi gen; Muối, gia vị, đường; Chè, cà phê, ca cao, hạt tiêu, , điều và các nông sản thực phẩm; Dụng cụ, vật dụng bao gói đứng đựng thực phẩm.

+ Đối với những trường hợp hộ kinh doanh kinh doanh những sản phẩm thuộc quyền quản lý của Bộ công thương bao gồm: Bia; Rượu, cồn và đồ uống có cồn; Nước giải khát; Sữa chế biến; Dầu thực vật; Mứt, bánh, kẹo; Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứ đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý thì không cần xin Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng vẫn phải tuân thủ các điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

2. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh gồm có:

– Đơn đề nghị đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh (theo mẫu quy định)

Mẫu đơn đề nghị: TẢI VỀ

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

– Giấy chứng nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh

– Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm của từng cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm trong cơ sở

– Bản vẽ sơ đồ mặt bằng chi tiết bố trí sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh.

3. Quy trình, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho hộ kinh doanh

Các bước xin cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho Hộ kinh doanh

– Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Bước 2: Cơ quan nhà nước tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra, xử lý hồ sơ. Trường hợp cần bổ sung thì gửi thông báo yêu cầu bổ sung, hộ kinh doanh có trách nhiệm bổ sung hồ sơ.

Lưu ý: Trong 60 ngày kể từ ngày có thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ, hộ kinh doanh không phản hồi thì hồ sơ sẽ bị cơ quan tiếp nhận hủy bỏ.  

– Bước 3: Trong vòng 15 ngày làm việc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra trên thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của hộ kinh doanh;

– Bước 4: Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp Giấy an toàn vệ sinh thực phẩm, trường hợp không đủ điều kiện thì thẩm định lại và nêu rõ lý do. Nếu lần thẩm định thứ 2 kết quả không đạt thì sẽ không được cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

4. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh

Tùy theo từng địa phương mà thẩm quyền cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh là khác nhau gồm có:

– Danh mục sản phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc cơ quan khác dưới sự phân công của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn.

– Danh mục sản phẩm do Bộ Y Tế quản lý: Chi cục an toàn thực phẩm  hoặc cơ quan khác dưới sự phân công của Chi cục an toàn thực phẩm.

5. Thời hạn sử dụng Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

– Thời hạn của Giấy vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm là 3 năm, sau khi hết hạn doanh nghiệp/hộ kinh doanh phải thực hiện đăng kí lại Giấy phép.

Thời hạn của Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

– Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm hết hạn, hộ kinh doanh phải nộp hồ sơ cấp xin cấp lại Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường hợp hộ kinh doanh vẫn đang tiếp tục sản xuất, kinh doanh.

– Thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm như lần đầu.

Tham khảo: Danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh của Luật Việt Chính

  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng những điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và cách thức để đạt được những điều kiện đó;
  • Thực hiện thu thập, chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ và nhận ủy quyền thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Thông báo tiến trình và tiếp nhận ý kiến của khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục;
  • Trực tiếp làm việc với các cơ quan nhà nước, hỗ trợ khách hàng trong quá trình thẩm định, kể cả kiểm tra thực địa;
  • Nhận và bàn giao tới khách hàng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Tư vấn và hỗ trợ những vấn đề pháp lý khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như trong đời sống.
Địa chỉ  Tầng 3, Nhà số 6, BTT9 Him Lam Vạn Phúc, đường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội;
Điện thoại Luật sư Phương: 0911.111.099Luật sư Băng: 0987.062.757
Email luatvietchinh@gmail.com
Website luatvietchinh.com

Bài viết liên quan