Mẫu văn bản khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản nhà, đất

MẪU VĂN BẢN KHAI NHẬN VÀ THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN NHÀ, ĐẤT

Văn bản khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là mẫu văn bản rất phổ biến hiện nay. Bài viết này Luật Việt Chính sẽ cung cấp tới Quý độc giả 02 mẫu: văn bản thỏa thuận phân chia di sản nhà, đất và văn bản khai nhận di sản thừa kế nhà, đất đầy đủ và mới nhất năm 2024.

Cơ sở pháp lý:

  • Luật dân sự năm 2015;
  • Luật công chứng năm 2014;

A. MẪU VĂN BẢN THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ NHÀ, ĐẤT

TẢI VỀ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

VĂN BẢN THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN

Hôm nay, vào hồi {…} giờ, {…} phút, ngày {…} tháng {…} năm {…}, tại ………, trước sự chứng kiến của Công chứng viên, chúng tôi – những người thừa kế của ông/bà {…} gồm:

1. Ông/Bà {…}, sinh ngày {ghi rõ ngày tháng năm sinh}, Căn cước công dân số {…} do {…} cấp ngày {…}; đăng ký hộ khẩu thường trú tại: {…} (là {…} của ông/bà {…} theo Giấy khai sinh/Giấy đăng ký kết hôn số {…}, đăng ký ngày {…} tại {…});

2. Ông/Bà {…}, sinh ngày {ghi rõ ngày tháng năm sinh}, Căn cước công dân số {…} do {…} cấp ngày {…}; đăng ký hộ khẩu thường trú tại: {…} (là {…} của ông/bà {…} theo Giấy khai sinh/Giấy đăng ký kết hôn số {…}, đăng ký ngày {…} tại {…});

 Chúng tôi lập văn bản này để thực hiện việc thỏa thuận phân chia di sản với nội dung như sau: I. QUAN HỆ THỪA KẾ

Bằng văn bản này, chúng tôi khai nhận đúng sự thật rằng:

1. Người để lại di sản: Ông/Bà {…}, sinh ngày {…}, đã chết ngày {…}, nơi thường trú cuối cùng trước khi chết: {…}, (theo Giấy chứng tử số {…}, quyển số {…}, đăng ký ngày {…} tại {…});

2. Cha đẻ của ông/bà {…} là cụ ông {…}, sinh năm {…}, đã chết ngày {…} (theo Giấy chứng tử số {…}, quyển số {…} đăng ký ngày {…} tại {…}). Mẹ đẻ của ông/bà {…} là cụ bà {…}, sinh năm {…} (có thông tin cá nhân nêu trên);

3. Sinh thời, ông/bà {…} có vợ/chồng là bà/ông {…}, sinh năm {…}, và {…} {…} người con đẻ tên là {…}, sinh năm {…};

4. Ông/Bà {…} không còn ai là cha nuôi, mẹ nuôi, người có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 653, 654 của Bộ luật Dân sự và không còn người vợ/chồng, người con đẻ, con nuôi, con riêng nào khác;

5. Trước khi chết, ông/bà {…} không để lại Di chúc và đến thời điểm thực hiện việc khai nhận di sản này chưa phát sinh cũng như xác định được ông/bà {…} có nghĩa vụ tài sản nào không;

6. Người thừa kế theo pháp luật: Chúng tôi – những người được hưởng thừa kế của ông/bà {…} theo Điều 651 (652 – nếu có thừa kế thế vị), đến thời điểm phân chia di sản này chưa có ai lập văn bản “Từ chối nhận di sản” theo Điều 620, cũng không có ai “Không được quyền hưởng di sản” theo khoản 1, Điều 621 của Bộ luật Dân sự. Do vậy, chúng tôi (những người có thông tin nêu trên) được quyền hưởng toàn bộ di sản của ông/bà {…} để lại nêu tại Mục II dưới đây.

II. DI SẢN:

1. Ông/Bà {…} và bà/ông {…} (vợ/chồng ông/bà {…}) là chủ sở hữu/sử dụng nhà, đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số {…}, vào sổ cấp GCN số: {…}, do {…} cấp ngày {…} mang tên {…}. Cụ thể như sau:

Thửa đất:

a. Thửa đất số: {…}; –  Tờ bản đồ số: {…}

b. Địa chỉ: {…}

c. Diện tích: {…}m2 ({…} mét vuông).

d. Hình thức sử dụng: Riêng: {…}m2, Chung: {…}m2

đ. Mục đích sử dụng: Đất ở đô thị.

h. Thời hạn sử dụng: Lâu dài.

g. Nguồn gốc sử dụng: Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất như Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất (mua nhà theo Nghị định 61/CP của Chính phủ).

Nhà ở:

a. Địa chỉ: Như địa chỉ thửa đất.

b. Diện tích xây dựng: {…}m2 ({…} mét vuông).

c. Diện tích sàn: {…}m2 ({…} mét vuông).

d. Kết cấu nhà: Tường xây chịu lực – mái ngói.

e. Cấp (Hạng):

f. Số tầng: 01 (Một).

3. Các chi tiết về: Công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm: Chưa chứng nhận quyền sở hữu.

4. Ghi chú:

2. Theo quy định của pháp luật, di sản mà ông/bà {…} để lại là quyền sử dụng một phần hai thửa đất và quyền sở hữu một phần hai nhà ở nêu tại điểm A, Mục II Văn bản này.

(Quyền sử dụng một phần hai thửa đất và quyền sở hữu một phần hai nhà ở nêu tại điểm A, Mục II là của ông/bà {…} – Theo quy định của pháp luật về Hôn nhân và Gia đình).

III.   THOẢ THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN:

1. Bằng Văn bản này, chúng tôi đồng ý nhận toàn bộ di sản của ông/bà {…} để lại và cùng thống nhất thỏa thuận phân chia mỗi người được hưởng phần quyền như nhau đối với khối di sản nêu tại điểm B, Mục II;

2. Ông/Bà {…} đồng ý tặng cho toàn bộ phần di sản mà mình được hưởng cho ông/bà {…} không kèm theo bất kỳ điều kiện nào;

3. Ông/Bà {…} đồng ý nhận toàn bộ phần di sản mà mình được hưởng và phần di sản mà các đồng thừa kế khác (có tên nêu trên) đã tặng cho để hưởng toàn bộ khối di sản của ông/bà {…} để lại nêu tại điểm B, Mục II Văn bản này; cùng với phần quyền sở hữu/sử dụng của mình trong khối tài sản chung nêu trên, ông/bà {…} được toàn quyền làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để đứng tên chủ sở hữu/sử dụng toàn bộ tài sản nêu tại điểm A, Mục II Văn bản này.

IV. CAM ĐOAN, CAM KẾT:

          Chúng tôi xin cam đoan, cam kết tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nội dung sau:

1. Những thông tin về nhân thân, về tài sản đã ghi trong Văn bản thoả thuận phân chia di sản này là đúng sự thật. Chúng tôi không yêu cầu Công chứng viên xác minh hay yêu cầu giám định về tài sản, các giấy tờ tài sản, giấy tờ nhân thân của chúng tôi. Chúng tôi xin tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ mà chúng tôi đã xuất trình trước Công chứng viên để lập Văn bản này. Chúng tôi cùng xác nhận và cam đoan rằng các giấy tờ trên do cơ quan có thẩm quyền cấp, không có sự giả mạo, tẩy xóa làm sai lệch nội dung;

2. Như đã khai nhận tại Mục I – Quan hệ thừa kế, ngoài chúng tôi ra, ông/bà {…} không còn người thừa kế nào khác. Nếu có người nào chứng minh được họ là người thừa kế hợp pháp của ông/bà {…}, xuất trình được bản Di chúc có hiệu lực hoặc chứng minh được ông/bà {…} có nghĩa vụ tài chính để lại thì chúng tôi xin cam kết hoàn toàn liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật, Văn phòng công chứng và Công chứng viên ký công chứng Văn bản này không phải chịu bất kỳ trách nhiệm gì;

3. Văn bản thoả thuận phân chia di sản này do chúng tôi tự nguyện lập và việc thoả thuận phân chia này không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản nào với bất kỳ ai;

4. Chúng tôi đã tự đọc/nghe đọc, nghe Công chứng viên giải thích toàn bộ nội dung Văn bản này và các quy định của pháp luật có liên quan; chúng tôi đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình, hậu quả pháp lý của việc ký Văn bản này và cùng ký tên/điểm chỉ dưới đây để làm bằng chứng.

NHỮNG NGƯỜI THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN

(Ký/điểm chỉ, ghi rõ họ tên)        

B. MẪU VĂN BẢN KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ NHÀ, ĐẤT

  TẢI VỀ

Đọc thêm: Mẫu văn bản khai nhận/phân chia di sản thừa kế xe ô tô         

1. Văn bản khai nhận và phân chia di sản thừa kế nhà, đất là gì?

Khai nhận/phân chia di sản thừa kế nhà, đất  là thủ tục nhằm xác lập quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của người được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản mất.

Văn bản khai nhận/phân chia di sản là văn bản có giá trị pháp lý quan trọng có giá trị chứng minh quyền được hưởng di sản của một hoặc nhiều thừa kế. Văn bản khai nhận và phân chia di sản thừa kế phải đáp ứng được điều kiện về nội dung và hình thức thì mới có hiệu lực pháp luật.

2. Những ai được khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Đối tượng được khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là những người thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.

Người thừa kế theo di chúc là người được chỉ định nhận thừa kế trong di chúc. Theo Điều  Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

3. Hồ sơ khai nhận và phân chia di sản thừa kế nhà, đất

Hồ sơ khai nhận và phân chia di sản thừa kế nhà, đất bao gồm những giấy tờ sau:

– Phiếu yêu cầu công chứng văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế;

– Thông báo niêm yết về việc khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có xác nhận không tranh chấp của Ủy ban nhân dân xã/phường nơi có đất, nhà và Ủy ban nhân dân xã/phường nơi thường trú trước khi mất của người để lại di sản;

– Giấy khai tử hoặc các giấy tờ khác thay thế Giấy khai tử của người đã để lại di sản và những người thừa kế đã mất;

– Giấy tờ nhân thân: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, hộ chiếu,…

– Giấy khai sinh, Giấy đăng kí kết hôn thể hiện quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân giữa người để lại di sản và người thừa kế;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 

– Giấy ủy quyền, văn bản ủy quyền, văn bản từ chối di sản thừa kế (trường hợp có người từ chối nhận di sản),… 

Các hàng thừa kế theo quy định của pháp luật

4. Các trường hợp được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật: 

Người thừa kế theo quy định của pháp luật là cá nhân, những người có quyền thừa kế di sản của người đã mất theo quy định của pháp luật. Việc xác định người thừa kế theo hàng thừa kế sẽ dựa theo các mối quan hệ như sau: hôn nhân, huyết thông và nuôi dưỡng. Theo quy định của pháp luật tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 sẽ xác định thứ tự như sau:

– Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

+ Vợ và chồng: Khi một trong hai người mất thì người còn lại sẽ được hưởng di sản thừa kế.

+ Cha đẻ, mẹ đẻ – con đẻ: Con đẻ được thừa kế di sản của cha đẻ, mẹ đẻ và ngược lại.

+ Đối với trường hợp là con riêng và bố dượng, mẹ kế thì phải đáp ứng được các điều kiện có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế thế vị và thừa kế trong quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ.

– Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người đã mất; cháu ruột của người đã mất mà người mất là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

– Hàng thừa kế thứ ba bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người đã mất; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người đã mất; cháu ruột của người đã mất mà người đã mất là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người đã mất mà người đã mất là cụ nội, cụ ngoại.

Trên đây là 02 mẫu văn bản thỏa thuận phân chia di sản nhà, đất và văn bản khai nhận di sản thừa kế nhà, đất đầy đủ và mới nhất năm 2024 mà Luật Việt Chính muốn gửi tới quý độc giả, mong rằng những thông tin mà Luật Việt Chính cung cấp trên sẽ đem lại cho quý độc giả những kiến thức bổ ích. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua Website này, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý độc giả 24/7.

Trân trọng!

Bài viết liên quan