Mẫu văn bản khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản xe ô tô

MẪU VĂN BẢN KHAI NHẬN VÀ THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN XE Ô TÔ

Cùng với nhà đất, xe ô tô cũng là một tài sản có giá trị lớn và phải đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc một người chết đi, để lại di sản cho một hoặc nhiều người, người nhận di sản muốn sở hữu, sử dụng hợp pháp tài sản đó phải thực hiện thủ tục khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản.

Vậy khai nhận và thòa thuận phân chia di sản là gì, mẫu văn bản khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản là xe ô tô hiện nay ra sao, mời bạn đọc tìm hiểu thêm về bài viết sau đây của Luật Việt Chính.

Cơ sở pháp lý:

– Luật dân sự năm 2015;

– Luật công chứng năm 2014;

1. Văn bản khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là gì?

a. Khái niệm của văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản

Khai nhận/phân chia di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản của người được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản mất.

Văn bản khai nhận/thoả thuận di sản là văn bản có giá trị pháp lý quan trọng có giá trị chứng minh quyền được hưởng di sản của một hoặc nhiều thừa kế. Văn bản khai nhận di sản phải đáp ứng được điều kiện về nội dung và hình thức thì mới có hiệu lực pháp luật.

b. Ý nghĩa của Văn bản khai nhận/phân chia di sản

Văn bản khai nhận/phân chia là chứng cứ quan trọng có giá trị chứng minh quyền được hưởng di sản của một người hoặc nhiều người thừa kế. Văn bản khai nhận/phân chia di sản có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan, trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. Văn bản khai nhận/phân chia di sản hợp pháp, tuân thủ các quy định của pháp luật có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong Văn bản khai nhận/phân chia di sản không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

c. Nội dung của Văn bản khai nhận/phân chia di sản

Pháp luật hiện nay không có quy định cụ thể về nội dung của Văn bản khai nhận/phân chia di sản, tuy nhiên trên thực tế hành nghề công chứng, một văn bản khai nhận/phân chia di sản bao gồm những nội dung sau:

– Họ, tên của người để lại di sản;

– Họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế;

– Quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế;

– Danh mục di sản thừa kế;

– Khai nhận/phân chia di sản;

– Cam đoan về tính pháp lý của các loại giấy tờ, về quan hệ nhân thân, quan hệ hôn nhân của người để lại di sản và người thừa kế,…

 d. Hình thức của Văn bản khai nhận/phân chia di sản:

Văn bản khai nhận/phân chia di sản phải được lập thành văn bản, phải được công chứng, chứng thực theo quy định của Luật Công chứng năm 2014.

2. Quy định của pháp luật về công chứng văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản

Điều 57 Luật Công chứng năm 2014 quy định về Văn bản thỏa thuận phân chia di sản như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

Đối với trường hợp khai nhận di sản: Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện tương tự như việc công chứng văn bản phân chia di sản.

3. Hồ sơ công chứng Văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà hồ sơ công chứng Văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản có sự khác nhau. Tuy nhiên, sau đây Luật Việt Chính sẽ liệt kê những giấy tờ cơ bản nhất để công chứng văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản:

– Phiếu yêu cầu công chứng văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản;

– Dự thảo Văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia (nếu có);

– Giấy tờ chứng minh là chủ sở hữu, sử dụng di sản đang thực hiện việc khai nhận/phân chia: ví dụ như sổ đỏ, giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm,…

– Giấy khai tử hoặc các Giấy tờ khác thay thế Giây khai tử của người để lại di sản;

– Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân, quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân của người thừa kế;

– Niêm yết thông báo khai nhận/phân chia di sản thừa kế đã được xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã/phường theo quy định của pháp luật;

4. Mẫu Văn bản khai nhận/phân chia di sản xe ô tô

a. Mẫu Văn bản khai nhân di sản xe ô tô

TẢI VỀ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

  VĂN BẢN KHAI NHẬN DI SẢN XE Ô TÔ

 

Hôm nay, vào hồi {…} giờ, {…} phút, ngày {…} tháng {…} năm {…}, tại ……….., ,

Tôi – {…}, sinh ngày {ghi rõ ngày tháng năm sinh}, Căn cước công dân số {…} do {…} cấp ngày {…}; đăng ký hộ khẩu thường trú tại: {…} (là {…} của ông/bà {…} theo Giấy khai sinh/Giấy đăng ký kết hôn số {…}, đăng ký ngày {…} tại  {…});

Tôi lập văn bản này để thực hiện việc khai nhận di sản với nội dung như sau:

i. QUAN HỆ THỪA KẾ

Bằng văn bản này, tôi khai nhận đúng sự thật rằng:

1. Người để lại di sản: Ông/Bà {…}, sinh ngày {…}, đã chết ngày {…}, nơi thường trú cuối cùng trước khi chết: {…} (theo Giấy chứng tử số {…}, quyển số {…}, đăng ký ngày {…} tại {…});

2. Cha đẻ của ông/bà {…} là cụ ông {…}, sinh năm {…}, đã chết ngày {…} (theo Giấy chứng tử số {…}, quyển số {…} đăng ký ngày {…} tại {…}). Mẹ đẻ của ông/bà {…} là cụ bà {…}, sinh năm {…} đã chết ngày {…} (theo Giấy chứng tử số {…}, quyển số {…} đăng ký ngày {…} tại {…}).

3. Sinh thời, ông/bà {…} có vợ/chồng là bà/ông {…}, sinh năm {…}, và {…} {…} người con đẻ tên là {…}, sinh năm {…};

4. Ông/Bà {…} không còn ai là cha nuôi, mẹ nuôi, người có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 653, 654 của Bộ luật Dân sự và không còn người vợ/chồng, người con đẻ, con nuôi, con riêng nào khác;

5. Tính đến thời điểm thực hiện việc khai nhận di sản này chưa phát sinh cũng như xác định được ông/bà {…} có nghĩa vụ tài sản nào không;

6. Trước khi chết, ông/bà {…} đã để lại Di chúc số {…} lập ngày {…} do Công chứng viên Văn phòng công chứng {…} chứng nhận cùng ngày;

7. Người thừa kế: Tôi là người duy nhất được hưởng thừa kế của ông/bà {…} theo Di chúc/hoặc theo Điều 651 (652 – nếu có thừa kế thế vị) của Bộ luật Dân sự;

8. Tôi chưa lập bất kỳ văn bản nào “Từ chối nhận di sản” theo Điều 620, cũng không thuộc trường “Không được quyền hưởng di sản” theo khoản 1, Điều 621; ngoài tôi ra, không ai được quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1, Điều 644 của Bộ luật Dân sự;

9. Do vậy, một lần nữa khẳng định: Tôi – người có thông tin nêu trên, được quyền hưởng toàn bộ di sản của ông/bà {…} để lại nêu tại Mục II dưới đây.

II. DI SẢN:

1. Ông/Bà {…} và bà/ông {…} (vợ/chồng ông/bà {…}) là chủ sở hữu 01 (một) chiếc xe ô tô đã được cấp Đăng ký xe ô tô số {…} do Phòng Cảnh sát Giao thông – Công an thành phố Hà Nội cấp ngày {…}, đăng ký lần đầu ngày {…} mang tên chủ xe là ông/bà {…}. Cụ thể như sau:

Nhãn hiệu: {…}                Số loại: {…}                                  – Loại xe: {…}

Màu sơn: {…}                    – Số khung: {…}                  

     –  Số máy: {…}                     – Năm sản xuất: {…}                       Biển số: {…}

2. Theo quy định của pháp luật, di sản mà ông/bà {…} để lại là quyền sở hữu một phần hai tài sản nêu tại điểm A, Mục II Văn bản này.

     (Quyền sở hữu một phần hai tài sản còn lại là của ông/bà {…} – Theo quy định của pháp luật về Hôn nhân và Gia đình).

III.   KHAI NHẬN DI SẢN:

  1. Bằng Văn bản này, tôi đồng ý nhận toàn bộ di sản của ông/bà {…} để lại nêu tại điểm B, Mục II;
  2. Tôi/Ông/Bà {…} đồng ý nhập phần quyền sở hữu của mình trong khối tài sản chung nêu tại điểm A, Mục II vào khối di sản nêu tại điểm B, Mục II để đứng tên sở hữu toàn bộ tài sản nêu tại điểm A, Mục II Văn bản này;
  3. Sau khi hoàn thiện các thủ tục khai nhận di sản nêu tại điểm B, Mục II Văn bản này, tôi được toàn quyền làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để đứng tên chủ sở hữu toàn bộ tài sản nêu tại điểm A, Mục II Văn bản này.

IV. CAM ĐOAN, CAM KẾT:

Tôi xin cam đoan, cam kết tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nội dung sau:

1. Những thông tin về nhân thân, về tài sản đã ghi trong Văn bản khai nhận di sản này là đúng sự thật. Tôi xin tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ mà tôi đã xuất trình trước Công chứng viên để lập Văn bản này. Tôi cùng xác nhận và cam đoan rằng các giấy tờ trên do cơ quan có thẩm quyền cấp, không có sự giả mạo, tẩy xóa làm sai lệch nội dung;

2. Như đã khai nhận tại Mục I – Quan hệ thừa kế, ngoài tôi ra, ông/bà {…} không còn người thừa kế nào khác. Nếu có người nào chứng minh được họ là người thừa kế hợp pháp của ông/bà {…}, xuất trình được bản Di chúc có hiệu lực hoặc chứng minh được ông/bà {…} có nghĩa vụ tài chính để lại thì tôi xin cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật, Văn phòng công chứng và Công chứng viên ký công chứng Văn bản này không phải chịu bất kỳ trách nhiệm gì;

3. Văn bản khai nhận di sản này do tôi tự nguyện lập và việc khai nhận này không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản nào với bất kỳ ai;

4. Tôi đã tự đọc/nghe đọc, nghe Công chứng viên giải thích toàn bộ nội dung Văn bản này và các quy định của pháp luật có liên quan; tôi đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình, hậu quả pháp lý của việc ký Văn bản này và tự nguyện ký tên/điểm chỉ dưới đây để làm bằng chứng.

NGƯỜI KHAI NHẬN DI SẢN

(Ký/điểm chỉ, ghi rõ họ tên)              

b. Mẫu Văn bản thỏa thuận phân chia di sản xe ô tô

TẢI VỀ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    VĂN BẢN THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN

Hôm nay, vào hồi {…} giờ, {…} phút, ngày {…} tháng {…} năm {…}, tại ………….., trước sự chứng kiến của Công chứng viên, chúng tôi – những người thừa kế của ông/bà {…} gồm:

1. Ông/Bà {…}, sinh ngày {ghi rõ ngày tháng năm sinh}, Chứng minh nhân dân số {…} do {…} cấp ngày {…}; đăng ký hộ khẩu thường trú tại: {…} (là {…} của ông/bà {…} theo Giấy khai sinh/Giấy đăng ký kết hôn số {…}, đăng ký ngày {…} tại {…});

2. Ông/Bà {…}, sinh ngày {ghi rõ ngày tháng năm sinh}, Chứng minh nhân dân số {…} do {…} cấp ngày {…}; đăng ký hộ khẩu thường trú tại: {…} (là {…} của ông/bà {…} theo Giấy khai sinh/Giấy đăng ký kết hôn số {…}, đăng ký ngày {…} tại {…});

Chúng tôi lập văn bản này để thực hiện việc thỏa thuận phân chia di sản với nội dung như sau:

I. QUAN HỆ THỪA KẾ

Bằng văn bản này, chúng tôi khai nhận đúng sự thật rằng:

1. Người để lại di sản: Ông/Bà {…}, sinh ngày {…}, đã chết ngày {…}, nơi thường trú cuối cùng trước khi chết: {…} (theo Giấy chứng tử số {…}, quyển số {…}, đăng ký ngày {…} tại {…});

2. Cha đẻ của ông/bà {…} là cụ ông {…}, sinh năm {…}, đã chết ngày {…} (theo Giấy chứng tử số {…}, quyển số {…} đăng ký ngày {…} tại {…}). Mẹ đẻ của ông/bà {…} là cụ bà {…}, sinh năm {…} (có thông tin cá nhân nêu trên);

3. Sinh thời, ông/bà {…} có vợ/chồng là bà/ông {…}, sinh năm {…}, và {…} {…} người con đẻ tên là {…}, sinh năm {…};

4. Ông/Bà {…} không còn ai là cha nuôi, mẹ nuôi, người có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 653, 654 của Bộ luật Dân sự và không còn người vợ/chồng, người con đẻ, con nuôi, con riêng nào khác;

5. Trước khi chết, ông/bà {…} không để lại Di chúc và đến thời điểm thực hiện việc khai nhận di sản này chưa phát sinh cũng như xác định được ông/bà {…} có nghĩa vụ tài sản nào không;

6. Người thừa kế theo pháp luật: Chúng tôi – những người được hưởng thừa kế của ông/bà {…} theo Điều 651 (652 – nếu có thừa kế thế vị), đến thời điểm phân chia di sản này chưa có ai lập văn bản “Từ chối nhận di sản” theo Điều 620, cũng không có ai “Không được quyền hưởng di sản” theo khoản 1, Điều 621 của Bộ luật Dân sự. Do vậy, chúng tôi (những người có thông tin nêu trên) được quyền hưởng toàn bộ di sản của ông/bà {…} để lại nêu tại Mục II dưới đây.

II. DI SẢN:

1. Ông/Bà {…} và bà/ông {…} (vợ/chồng ông/bà {…}) là đồng chủ sở hữu 01 (một) chiếc xe ô tô đã được cấp Đăng ký xe ô tô số {…} do Phòng Cảnh sát Giao thông – Công an thành phố Hà Nội cấp ngày {…}, đăng ký lần đầu ngày {…} mang tên chủ xe là ông/bà {…}. Cụ thể như sau:

Nhãn hiệu: {…}                Số loại: {…}                                  – Loại xe: {…}

Màu sơn: {…}                    – Số khung: {…}                  

       –  Số máy: {…}                     – Năm sản xuất: {…}                       Biển số: {…}

2. Theo quy định của pháp luật, di sản mà ông/bà {…} để lại là quyền sở hữu một phần hai tài sản nêu tại điểm A, Mục II Văn bản này.

(Quyền sở hữu một phần hai tài sản nêu tại điểm A, Mục II là của ông/bà {…} – Theo quy định của pháp luật về Hôn nhân và Gia đình).

III.   THOẢ THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN:

1. Bằng Văn bản này, chúng tôi đồng ý nhận toàn bộ di sản của ông/bà {…} để lại và cùng thống nhất thỏa thuận phân chia mỗi người được hưởng phần quyền như nhau đối với khối di sản nêu tại điểm B, Mục II;

2. Ông/Bà {…} đồng ý tặng cho toàn bộ phần di sản mà mình được hưởng cho ông/bà {…} không kèm theo bất kỳ điều kiện nào;

3. Ông/Bà {…} đồng ý nhận toàn bộ phần di sản mà mình được hưởng và phần di sản mà các đồng thừa kế khác (có tên nêu trên) đã tặng cho để hưởng toàn bộ khối di sản của ông/bà {…} để lại nêu tại điểm B, Mục II Văn bản này; cùng với phần quyền sở hữu/sử dụng của mình trong khối tài sản chung nêu trên, ông/bà {…} được toàn quyền làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để đứng tên chủ sở hữu toàn bộ tài sản nêu tại điểm A, Mục II Văn bản này.

IV. CAM ĐOAN, CAM KẾT:

          Chúng tôi xin cam đoan, cam kết tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nội dung sau:

1. Những thông tin về nhân thân, về tài sản đã ghi trong Văn bản thoả thuận phân chia di sản này là đúng sự thật. Chúng tôi không yêu cầu Công chứng viên xác minh hay yêu cầu giám định về tài sản, các giấy tờ tài sản, giấy tờ nhân thân của chúng tôi. Chúng tôi xin tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ mà chúng tôi đã xuất trình trước Công chứng viên để lập Văn bản này. Chúng tôi cùng xác nhận và cam đoan rằng các giấy tờ trên do cơ quan có thẩm quyền cấp, không có sự giả mạo, tẩy xóa làm sai lệch nội dung;

2. Như đã khai nhận tại Mục I – Quan hệ thừa kế, ngoài chúng tôi ra, ông/bà {…} không còn người thừa kế nào khác. Nếu có người nào chứng minh được họ là người thừa kế hợp pháp của ông/bà {…}, xuất trình được bản Di chúc có hiệu lực hoặc chứng minh được ông/bà {…} có nghĩa vụ tài chính để lại thì chúng tôi xin cam kết hoàn toàn liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật, Văn phòng công chứng và Công chứng viên ký công chứng Văn bản này không phải chịu bất kỳ trách nhiệm gì;

3. Văn bản thoả thuận phân chia di sản này do chúng tôi tự nguyện lập và việc thoả thuận phân chia này không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản nào với bất kỳ ai;

4. Chúng tôi đã tự đọc/nghe đọc, nghe Công chứng viên giải thích toàn bộ nội dung Văn bản này và các quy định của pháp luật có liên quan; chúng tôi đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình, hậu quả pháp lý của việc ký Văn bản này và cùng ký tên/điểm chỉ dưới đây để làm bằng chứng.

NHỮNG NGƯỜI THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN

(Ký/điểm chỉ, ghi rõ họ tên)                   

Trên đây là nội dung tư vấn cơ bản của Luật Việt Chính về thủ tục thừa kế di sản xe ô tô, Quý khách có thắc mắc hoặc cần sử dụng dịch vụ liên quan xin vui lòng liên hệ trực tiếp tới số 0911.111.099 hoặc 0987.062.757.

 

                         

 

 

 

Bài viết liên quan