Người đi bộ vi phạm luật giao thông đường bộ bị xử phạt như thế nào?

NGƯỜI ĐI BỘ ĐI VI PHẠM LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Hiện nay, ta có thể thấy nhiều người đi bộ đi không đúng phần đường, sang đường không đúng nơi quy định trong khi đang có rất nhiều công trình xây dựng dành cho người đi bộ như cầu vượt, hầm đường bộ…. như vậy có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tham gia giao thông của các phương tiện khác. Vậy câu hỏi được đặt ra rằng, người đi bộ khi tham gia giao thông mà đi không đúng phần đường của mình thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Quy định của pháp luật ra sao? Hãy cùng Luật Việt Chính tìm hiểu các quy định này qua bài viết dưới đây.

1. Quy định của pháp luật khi tham gia giao thông đối với người đi bộ:

– Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện nay, thì các chủ thể là người đi bộ khi tham gia giao thông cũng cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ. Pháp luật đã có ghi nhận một số quy định cụ thể mà người đi bộ cần phải tuân thủ khi tham gia giao thông trên đường

+ Căn cứ tại khoản 4 Điều 26 và Điều 32 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

* Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe moto và máy keo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Có thể thấy quy định này nêu rất rõ ràng việc người đi bộ không được phép đi vào đường cao tốc, vì đây là đường vô cùng nguy hiểm, phần đường này chỉ dành cho các phương tiện lưu thông với tốc độ cao.

* Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

* Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân theo tín hiệu chỉ dẫn.

* Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đườn, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

* Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu báo vào phương tiện giao thông đàn chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

* Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường.

Như vậy ta có thể thấy rằng nếu người đi bộ vi phạm một trong số các quy định được nêu trên thì có thể bị phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp thỏa mãn caaud thành tội phạm theo tội danh tương ứng. Pháp luật hiện nay đã có những quy định rất rõ ràng về phần đường và làn đường dành cho người đi bộ, vì thế người đi bộ cần phải tuân thủ để đảm bảo an toàn trong quá trình lưu thông trên đường và đảm bảo an toàn giao thông cho các chủ thể khác.

2. Mức xử phạt đối với người đi bộ vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

– Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ – CP về xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

+ Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong số các hành vi vi phạm sau đây:

* Không đi đúng phần đường quy đinh; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;

* Không chấp hành điều lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ – CP;

* Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

* Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;

* Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy;

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Luật Việt Chính hỗ trợ tư vấn về Luật Giao thông đường bộ

3. Thủ tục nộp phạt khi người đi bộ vi phạm luật giao thông:

Về thủ tục nộp phạt đối với người đi bộ vi phạm pháp luật giao thông đường bộ sẽ phải trải qua các thủ tục sau đây:

Bước 1: Cảnh sát giao thông sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với những người đi bộ vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, biên bản sẽ được nhập vào hệ thống xử lý phần mền trên cổng dữ liệu thông tin điện tử. Trên cơ sở đó, những người bị lập biên bản vi phạm hành chính có thể tiến hành hoạt động nộp phạt thông qua hình thức trực tiếp tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nộp thông qua cổng dịch vụ công.

Bước 2: Các nội dung được trích xuất từ quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ được đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia bao gồm số quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tên cơ quan ra quyết định xử phạt và thông tin của người bị vi phạm, thời gian vi phạm và địa điểm vi phạm, ngoài ra còn có thể bao gồm hình thức xử phạt bổ sung.

Bước 3: Kho bạc Nhà nước sẽ tiến hành hoạt động kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia để những người vi phạm có thể tiến hành thủ tục nộp phạt, sau đó tiến hành hoạt động phản hồi lại thông tin đã hoàn thành về việc nộp phạt trên Cổng dịch vụ công quốc gia của các chủ thể vi phạm. Bưu điện sẽ kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia để thực hiện thủ tục chuyển phát giấy tờ do cơ quan cảnh sát giao thông đến người vi phạm sau khi họ đã chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Trên đây là bài viết về việc người đi bộ vi phạm luật giao thông đường bộ bị xử phạt như thế nào mà Luật Việt Chính muốn mang tới cho quý độc gia. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý độc giả. 

– Gọi điện tới số điện thoại 0911.111.099 (Ls Phương) hoặc 0987.062.757 (Ls Băng) để trình bày nội dung vụ việc và nhận được tham vấn trực tiếp từ các Luật sư giàu kinh nghiệm

– Tư vấn pháp luật qua email: luatvietchinh@gmail.com

– Tư vấn pháp luật qua facebook: Luật Việt Chính

– Tư vấn pháp luật thông qua zalo: 0911.111.099

– Chúng tôi có thể trả lời tin nhắn trên website này.

Bài viết liên quan