Quy định xử phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông đường bộ

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT ĐỐI VỚI HÀNH VI VƯỢT ĐÈN ĐỎ KHI THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Khi tham gia giao thông, rất nhiều trường hợp chủ phương tiện vô tình hoặc cố ý vượt đèn đỏ. Điều này không những vi phạm luật giao thông mà còn gây nguy hiểm cho bản thân mình và người khác. Do đó, mức phạt đối với lỗi không tuân thủ tín hiệu giao thông hiện nay được đưa vào quy định với hình thức xưr phạt nghiêm ngặt. Vậy cụ thể lỗi vượt đèn đỏ sẽ bị phật ra sao? Quy định về pháp luật như thế nào? Hãy cũng Luật Việt Chính tìm hiểu qua bài viết sau đây:

1. Hành vi như thế nào thì được coi là vượt đèn đỏ?

– Khi tham gia giao thông, ta luôn nhìn thấy ở các tuyến đường có ngã ba, ngã tư thường có cột đèn giao thông (hay còn được gọi là đèn điều khiển tín hiệu giao thông) để phân luồng các tuyến đường đi không bị ùn tắc giao thông. Đèn điều khiển tín hiệu giao thông bao gồm 03 màu là màu xanh, màu đỏ và màu vàng. Chủ yếu là hình tròn và được lắp đặt theo chiều thẳng đứng hoặc chiều ngang ở những nơi có đường giao cắt nhau.

– Khi đèn tín hiệu chuyển sang màu xanh tức là các phương tiện lưu thông được phép đi, còn khi đèn màu vàng là sự báo hiệu chuẩn bị thay đổi tín hiệu từ đèn xanh sang đèn đỏ theo đó thì các phương tiện phải giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng xe. Và khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ, thì tất cả các phương tiện giao thông buộc phải dừng lại trước vạch dừng xe. Vậy khi nào được coi là vượt đèn đỏ?

– Vượt đèn đỏ là khi người lái xe điều khiển phương tiện giao thông tiếp tục di chuyển khi đèn tín hiệu giao thông đã chuyển sang màu đổ. Khi tham gia giao thông gặp đèn đỏ phải dừng lại trước vạch dừng xe. Nếu không có vạch sơn, vạch dừng xe thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

2. Mức phạt đối với người đi bộ, các phương tiện khi vượt đèn đỏ.

* Đối với người điều khiển xe máy:

– Căn cứ theo điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ – CP Đối với xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng – 1.000.000 đồng và có thể bị tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 01 – 03 tháng. Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm quy định nêu trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.

– Căn cứ theeo điểm đ khoản 5 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ – CP thì đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Luật Việt Chính hỗ trợ tư vấn về Luật giao thông đường bộ

* Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện:

– Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ – CP thì với xe đạp, xe đạp điện sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.

* Đối với người điều khiển xe ô tô:

– Đối với ô tô (đã bao gồm cả ô tô điện) vượt đèn đỏ được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ – CP thì người điều khiển xe mắc lỗi vượt đèn đỏ cũng như không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông có thể bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

– Ngoài ra, người điều khiển phương tiện còn phải chịu thêm các hình phạt bổ sung theo điểm b, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ – CP khi xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng. Trong trường hợp không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và gây tai nạn, người lái xe sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.

* Đối với người đi bộ:

– Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ – CP thì Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

“Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.”

Như vậy có thể thấy, không chỉ các phương tiện tham gia giao thông như xe mô tô, xe gắn máy bị phạt mà người đi bộ cũng sẽ bị phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ.

3. Một số câu hỏi thường gặp:

a) Lỗi ô tô vượt đèn đỏ rẽ phải có bị phạt không?

– Nhiều người điều khiển phương tiện nhận thấy biển báo “Đèn đỏ được phép rẽ phải” và vô tình cho rằng tại tất cả các ngã tư đều có thể áp dụng. Thực tế, nhận định này là sai, nếu tự ý rẽ phải tại nơi không có biển báo sẽ được coi là vi phạm luật giao thông.

– Theo khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2018 quy định, tín hiệu đèn giao thông màu xanh là cho phép đi, màu đỏ là cấm đi, màu vàng là dừng lại trước vạch dừng. Trường hợp có biển phụ cho phép rẽ phải thì người điều khiển được rẽ phải. Ngược lại nếu không có biển báo, người lái phải chấp hành theo đúng tín hiệu của đèn giao thông. Trong trường hợp vi phạm, tự ý rẽ phải thì sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng – 6.000.000 đồng đối với ô tô và 800.000 đồng – 1.000.000 đồng đối với xe máy. Bên cạnh đó, người điều khiển còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

– Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp người tham gia giao thông được phép di chuyển khi vượt đèn đỏ. Cụ thể: 

+ Khi có hiệu lệnh được rẽ phải của cảnh sát giao thông;

+ Khi đèn xanh ưu tiên cho phép lưu thông được lắp đặt kèm theo;

+ Khi có biển cho phép lưu thông được lắp đặt kèm theo;

+ Khi đi trên vạch kẻ mắt võng bắt buộc rẽ, không được đi thẳng hoặc dừng lại.

b) Vượt đèn vàng có bị xem là lỗi và xử phạt không?

– Theo khoản 3 Điều 10 cũng trong văn bản trên thì quy định khi thấy tín hiệu đèn vàng (trừ tín hiệu nhấp nháy) người điều khiển phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng (trừ trường hợp đã đi quá vạch). Đèn vàng báo hiệu sự thay đổi tín hiệu từ xanh sang đỏ, yêu cầu người lái đi chậm và sẵn sàng dừng lại khi đèn chuyển sang đỏ. Vì vậy, người điều khiển nên giảm tốc độ, chú ý và nhường đường cho người đi bộ qua đường.

– Nếu như tín hiệu đèn vàng bật sáng mà người điều khiển cố tình vượt  thì được xem là phạm lỗi và bị xử phạt. 

+ Đối với xe đạp: Mức phạt từ 100.000 đồng – 200.000 đồng;

+ Đối với xe máy, xe mô tô, xe máy điện: Mức phạt từ  600.000 đồng – 1.000.000 đồng;

+ Đối với xe ô tô: Mức phạt từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng. 

Tham gia giao thông đúng luật là cách để người điều khiển phương tiện đảm bảo an toàn cho chính mình và cả những người xung quanh. Thực tế, các mức phạt ô tô vượt đèn đỏ được đặt ra nhằm răn đe và nâng cao ý thức của người lái xe trên đường, nâng cao văn hóa giao thông góp phần giảm thiểu tai nạn xảy ra.

Trên đây là bài viết về quy định xử phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông đường bộ. Mong rằng bài viết này sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho quý đọc giả. Nếu còn thắc mắc, xin liên hệ vào:

– Gọi điện tới số điện thoại 0911.111.099 (Ls Phương) hoặc 0987.062.757 (Ls Băng) để trình bày nội dung vụ việc và nhận được tham vấn trực tiếp từ các Luật sư giàu kinh nghiệm

– Tư vấn pháp luật qua email: luatvietchinh@gmail.com

– Tư vấn pháp luật qua facebook: Luật Việt Chính

– Tư vấn pháp luật thông qua zalo: 0911.111.099

– Chúng tôi có thể trả lời tin nhắn trên website này.

Bài viết liên quan