Thủ tục và dịch vụ đăng ký kinh doanh dạy thêm

THỦ TỤC VÀ DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ KINH DOANH DẠY THÊM

Đăng ký kinh doanh dạy thêm trở nên dễ dàng hơn với dịch vụ đăng ký kinh doanh lớp dạy thêm trọn gói của Luật Việt Chính. Vậy dạy thêm là gì? Dạy thêm là hoạt động giảng dạy ngoài giờ học chính thức nhằm củng cố, nâng cao kiến thức cho học sinh. Những năm qua, học thêm là một hoạt động giáo dục phổ biến và quan trọng đối với một bộ phận lớn các em học sinh. Thời gian chính khóa bị rút ngắn và chương trình học có phần phức tạp là những nguyên nhân khiến dạy thêm trở thành một nhu cầu bức thiết.

Trong khi đó, trước đây thủ tục mở trung tâm dạy thêm rất phức tạp nên các thầy cô giáo có tâm lý “lười”, “ngại” đăng ký mở trung tâm dạy thêm theo quy định. Chính điều đó đã dẫn đến tình trạng dạy chui, học chui, gây khó khăn cho quản lý hành chính cũng như ảnh hưởng đến hình ảnh của thầy cô giáo và tâm lý của học sinh.

Trước tình hình đó, Thông tư 29/2004/TT-BGDĐT đã có những điểm mới để thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm trở nên đơn giản, dễ thực hiện hơn. Đặc biệt, Luật Việt Chính sẽ đồng hành cùng các thầy cô giáo để cung cấp dịch vụ đăng ký kinh doanh trung tâm dạy thêm trọn gói trên toàn quốc để các thầy cô giáo yên tâm giảng dạy với chi phí dịch vụ chỉ từ 3 triệu đồng. Liên hệ: 0911.111.099 hoặc 0379.115.737!

  1. Thủ tục mở trung tâm dạy thêm

Bước 1: Đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp có ngành nghề theo mã ngành 8559: “Giáo dục khác chưa được phân vào đâu”.

Trường hợp đăng ký hộ kinh doanh thì có thể đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở của trung tâm dạy thêm. Trong vòng 03 ngày làm việc, nếu không có vướng mắc gì thì thầy cô sẽ được cấp Đăng ký kinh doanh.

Trường hợp đăng ký doanh nghiệp thì có thể đăng ký tại Sở Kế hoạch và đầu tư nơi đặt trụ sở của trung tâm dạy thêm. Trong vòng 03 ngày làm việc, nếu không có vướng mắc gì thì thầy cô sẽ được cấp Đăng ký kinh doanh

Bước 2: Nộp thuế môn bài.

Bước 3: Kê khai thuế và đăng ký nộp thuế khoán đối với mô hình hộ kinh doanh hoặc kê khai thuế theo kết quả kinh doanh thực tế đối với loại hình doanh nghiệp.

Bước 4: Niêm yết tại nơi dạy thêm hoặc đăng tin trên website về thông tin dạy thêm.

Bước 5: Tổ chức dạy thêm, thu tiền và thực hiện các yêu cầu theo quy định của từng địa phương.

  1. Danh mục giấy tờ cần chuẩn bị

Để đăng ký kinh doanh dạy thêm và thực hiện dạy thêm theo quy định, Luật Việt Chính sẽ cùng các thầy cô chuẩn bị những giấy tờ như sau:

– Căn cước công dân của chủ hộ kinh doanh/chủ doanh nghiệp tư nhân/chủ sở hữu công ty/thành viên công ty/cổ đông công ty.

– Đơn đăng ký kinh doanh (theo mẫu đã được Luật Việt Chính tổng hợp)

– Điều lệ đối với trường hợp thành lập doanh nghiệp (Luật Việt Chính hỗ trợ soạn thảo)

– Danh sách thành viên/cổ đông đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần (theo mẫu đã được Luật Việt Chính tổng hợp)

– Thông báo công khai thông tin tuyển sinh học thêm (theo mẫu đã được Luật Việt Chính tổng hợp)

– Báo cáo của giáo viên về việc dạy thêm (theo mẫu đã được Luật Việt Chính tổng hợp)

– Các giấy tờ khác tùy trường hợp cụ thể (được Luật việt Chính hỗ trợ chuẩn bị)

  1. Dịch vụ đăng ký kinh doanh lớp dạy thêm trọn gói của Luật Việt Chính

Dịch vụ mở lớp dạy thêm trọn gói của Luật Việt Chính có thể bao gồm những hoạt động sau đây:

– Tư vấn về điều kiện, thủ tục mở trung tâm dạy thêm.

– Tư vấn về hồ sơ để đăng ký kinh doanh lớp dạy thêm.

– Nhận ủy quyền làm thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm trọn gói.

– Tư vấn thủ tục đăng ký và kê khai thuế kinh doanh dạy thêm.

– Tư vấn biểu mẫu và thủ tục công khai thông tin về khóa dạy thêm.

– Tư vấn, hỗ trợ vận hành trung tâm dạy thêm theo đúng quy định.

– Tư vấn, giải quyết các vướng mắc, sự vụ phát sinh trong quá trình tổ chức dạy thêm.

– Các thủ tục khác có liên quan.

Với dịch vụ của Luật Việt Chính, khách hàng có thể không cần phải đi lại mà vẫn có thể mở trung tâm dạy thêm. Nhờ vậy, các thầy cô có thể tập trung vào chuyên môn giảng dạy với mức chi phí chỉ từ 3.000.000 đồng. Để sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh dạy thêm trọn gói, thầy cô vui lòng liên hệ 0911.111.099 hoặc 0379.115.737.

  1. Các câu hỏi thường gặp

a. Hỏi: Người không phải là giáo viên thì có đăng ký kinh doanh dạy thêm được không?

Trả lời: Có thể được.

b. Hỏi: Giáo viên đang dạy trường học có được dạy thêm ngoài nhà trường không?

Trả lời: Giáo viên được dạy thêm ngoài nhà trường nhưng phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc nhà trường và không được dạy thêm có thu tiền đối với học sinh mà mình được phân công giảng dạy tại trường.

c. Hỏi: Giáo viên trường công lập có được đăng ký kinh doanh dạy thêm không?

Trả lời: Giáo viên trường công lập không được quản lý, điều hành việc dạy thêm tại trung tâm dạy thêm nhưng có thể tham gia dạy thêm.

d. Hỏi: Có được dạy thêm cho học sinh tiểu học không?

Trả lời: Không được dạy thêm cho học sinh tiểu học, trừ trường hợp bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao hoặc rèn luyện kỹ năng sống.

Bài viết liên quan