THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CON DẤU
Một trong những sự khác biệt cơ bản giữa cá nhân và các pháp nhân, tổ chức chính là con dấu. Từ trước đến nay, con dấu luôn là một sự bảo chứng và có giá trị khiến người dân, khách hàng, đối tác tin tưởng. Hiện nay giá trị niềm tin của con dấu đã phần nào suy giảm khi quản lý con dấu không còn chặt chẽ như trước đây. Tuy nhiên, sản xuất con dấu vẫn là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà để thành lập cũng sẽ có nhiều rào cản, nhiều quy định tương đối phức tạp. Nhằm giúp quý khách hàng có thể dễ dàng mở doanh nghiệp sản xuất con dấu, Luật Việt Chính xin được gửi đến Quý khách những nội dung cơ bản nhất về thủ tục thành lập công ty sản xuất con dấu.
ĐIỀU KIỆN MỞ CÔNG TY SẢN XUẤT CON DẤU
Bên cạnh những điều kiện chung về thành lập doanh nghiệp thì doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề sản xuất con dấu còn phải đáp ứng những điều kiện về an ninh trật tự. Sở dĩ việc làm con dấu liên quan đến an ninh trật tự bởi giá trị về niêm tin con dấu mang lại rất lớn. Nếu không quản lý tốt về an ninh trật tự có thể giúp các đối tượng lừa đảo có cơ hội làm giả con dấu, sử dụng tràn lan để lừa đảo, gây hỗn loạn xã hội, thậm chí là sụp đổ nền kinh tế.
1. Những con đấu đặc thù
Theo quy định tại khoản 1, điều 13, Nghị định số 96/2016/NĐ-CP: “Chỉ cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Công an mới được sản xuất con dấu có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, con dấu có hình Công an hiệu; chỉ cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng mới được sản xuất con dấu có hình Quân hiệu, trừ các cơ sở kinh doanh đã hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực.”
Đây là những con dấu đặc thù chỉ được sử dụng cho các cơ quan nhà nước nên việc làm những con dấu này phải do những cơ sở quốc doanh của công an, quân đội và theo Luật Việt Chính thì điều này là hoàn toàn phù hợp. Trong phạm vi tư vấn thủ tục thành lập công ty sản xuất con dấu, chúng ta sẽ không đề cập đến những loại con dấu này vì nó không có ý nghĩa thực tiến trong phạm vi cần tìm hiểu.
2. Người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự của công ty sản xuất con dấu
Người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự của công ty sản xuất con dấu là người sẽ phụ trách và đảm bảo những vấn đề liên quan đến an ninh trật tự, an toàn cho hoạt động của doanh nghiệp và không được nằm trong các trường hợp sau đây:
- Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử;
- Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốcgia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án;
- Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài mà chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Thành lập doanh nghiệp là bước đầu tiên để tiếp cận dịch vụ sản xuất con dấu. Trong phạm vi thành lập doanh nghiệp sẽ có rất nhiều vấn đề, nhiều bước cần phải được xử lý và giải quyết. Trong phạm vi bài viết này, Luật Việt Chính chỉ nêu sơ qua về các bước thành lập doanh nghiệp, nội dung cụ thể phiền quý khách tham khảo trong bài viết dưới đây:
Tham khảo: Tư vấn thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Luật Việt Chính tư vấn cho khách hàng những quy định của pháp luật về thủ tục thành lập doanh nghiệp
Bước 2: Khách hàng chuẩn bị những tài liệu sau đây:
- Căn cước công dân/ Hộ chiếu của thành viên/chủ sở hữu/cổ đông là cá nhân hoặc của người đại diện của tổ chức.
- Giấy tờ pháp lý như đăng ký doanh nghiệp/quyết định thành lập của thành viên/chủ sở hữu/cổ đông là tổ chức.
Ngoài ra, khách hàng còn phải lựa chọn và quyết định các thông tin sau đây:
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
- Tên doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp phải không trùng lặp và đáp ứng các quy định của pháp luật. Với Luật Việt Chính, quý khách có thể được tư vấn và hỗ trợ tra cứu tính khả dụng của tên doanh nghiệp dự kiến một cách nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.
- Trụ sở công ty: Đây là vấn đề quan trọng, phải có số nhà đẩy đủ, bốn cấp hành chính và có số điện thoại liên lạc hợp lệ.
- Vốn điều lệ: đăng ký theo khả năng tài chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông. Số vốn không cần quá nhiều mà chủ yếu phải xác thực để hạn chế những rủi ro về hành chính và trách nhiệm dân sự.
- Ngành nghề kinh doanh tối thiểu phải có mã ngành 3290, thông tin tên ngành: Sản xuất khác chưa được phân vào đâu -Chi tiết: Sản xuất con dấu. Ngoài ra, trong trường hợp muốn kinh doanh thêm các ngành khác, quý khách có thể yêu cầu Luật Việt Chính hỗ trợ bổ sung thêm những ngành nghề khác theo quy định.
Bước 3: Soạn thảo hồ sơ thành lập và tổ chức ký kết hồ sơ hợp lệ
Đối với công ty TNHH một thành viên thì hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (mẫu đã được Luật Việt Chính tổng hợp);
- Điều lệ công ty (Luật Việt Chính đã có mẫu nhưng tùy theo từng công ty mà có thể có những thay đổi phù hợp với quy định của pháp luật).
Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên thì hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (mẫu đã được Luật Việt Chính tổng hợp);
- Điều lệ công ty (Luật Việt Chính đã có mẫu nhưng tùy theo từng công ty mà có thể có những thay đổi phù hợp với quy định của pháp luật);
- Danh sách thành viên (mẫu đã được Luật Việt Chính tổng hợp).
Đối với công ty cổ phần thì hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký thành lập công ty cổ phần (mẫu đã được Luật Việt Chính tổng hợp);
- Điều lệ công ty (Luật Việt Chính đã có mẫu nhưng tùy theo từng công ty mà có thể có những thay đổi phù hợp với quy định của pháp luật);
- Danh sách cổ đông sáng lập (mẫu đã được Luật Việt Chính tổng hợp).
Hình ảnh minh họa
Ngoài ra, khách hàng cần chú ý trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức thì phải có thêm văn bản ủy quyền phần vốn góp và danh sách người đại diện theo ủy quyền (theo mẫu đã được Luật Việt Chính tổng hợp).
Nếu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không tự nộp hồ sơ thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Nộp hồ sơ
Việc nộp hồ sơ hiện nay trên toàn quốc đều được thực hiện thông qua cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp online nên rất tiện lợi. Tuy nhiên việc nộp online cũng khiến nhiều người lúng túng và cần phải có sự trợ giúp từ luật sư của Luật Việt Chính.
Bước 5: Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng
Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 03 (ba) ngày làm việc, khách hàng sẽ được cấp mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, được cập nhật thông tin lên cổng thông tin quốc gia. Việc trả kết quả sẽ được thực hiện thông qua hệ thống bưu điện rất tiện lợi. Lưu ý rằng hiện nay phôi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã đơn giản hóa về giấy trắng, không còn là giấy có họa tiết vàng đẹp mắt.
Bước 6: Các thủ tục sau khi đăng ký doanh nghiệp
Sau khi đăng ký doanh nghiệp, khách hàng phải thực hiện nhiều công việc như đặt con dấu, đặt biển công ty, mua chữ ký số điện tử (token), nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, mở tài khoản ngân hàng và thông báo cho cơ quan quản lý thuế, đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử,…
XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN NINH TRẬT TỰ
Sau khi đã hoàn thành các thủ tục đăng ký kinh doanh thì khách hàng có thể thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự cho công ty làm dấu như sau:
Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy phép đủ điều kiện về an ninh trật tự cho doanh nghiệp sản xuất con dấu:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật (theo mẫu đã được Luật Việt Chính tổng hợp);
- Bản sao y có công chứng của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản tra cứu có thể hiện ngành nghề kinh doanh sản xuất con dấu của doanh nghiệp;
- Bản khai lý lịch kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của doanh nghiệp làm con dấu (tất cả đều có mẫu đã được Luật Việt Chính tổng hợp)
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì khách hàng có thể nộp tại cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép đủ điều kiện về an ninh trật tự là Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Khách hàng cần lưu ý rằng nếu nộp hồ sơ tại Công an cấp huyện thì sẽ không được tiếp nhận. Việc nộp hồ sơ tùy theo cơ quan mà có thể được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
- Nộp trực tiếp cho cơ quan Công an có thẩm quyền;
- Gửi qua cơ sở kinh doanh dịch vụ bưu chính;
- Nộp qua Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của Bộ Công an. Trường hợp này thì khi nhận kết quả sẽ phải nộp và xuất trình các giấy tờ đã nộp online.
Thời hạn cấp Giấy phép đủ điều kiện an ninh trật tự dành cho cơ sở sản xuất con dấu: Theo quy định hiện hành, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
NHỮNG ĐIỀU MÀ DOANH NGHIỆP LÀM CON DẤU PHẢI LƯU Ý
Thành lập doanh nghiệp và xin giấy phép an ninh trật tự cho công ty sản xuất con dấu đã khó rồi, phát triển kinh doanh và giữ cho doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật còn khó hơn. Quý khách phải đảm bảo được những nội dung sau:
- Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của công ty làm dấu phải chịu trách nhiệm về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện đầy đủ các quy định về an ninh, trật tự
- Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh sản xuất con dấu, phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh sản xuất con dấu.
- Duy trìthường xuyên, liên tục các điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh sản xuất con dấu.
- Không sử dụng doanh nghiệp sản xuất con dấu để thực hiện các hoạt động trái quy định của pháp luật ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
- Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự tại cơ sở kinh doanh sản xuất con dấu.
- Trường hợp bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình an ninh, trật tự theo hướng dẫn của Bộ Công an.
- Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan Công an và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong cơ sở sản xuất con dấu từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy. Không sử dụng nhân viên là người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.
- Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, cơ sở làm dấu có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền các tài liệu sau đây:
a) Danh sách những người làm việc trong cơ sở kinh doanh sản xuất con dấu;
b) Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh sản xuất con dấu, trừ người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
c) Thống kê phương tiện phục vụ cho công tác bảo vệ (nếu có);
- Phải có văn bản đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền cấp lại hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do bị mất, hư hỏng, hết thời hạn sử dụng hoặc cần thay đổi nội dung thông tin ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
- Tổ chức tập huấn về công tác đảm bảo an ninh, trật tự cho nhân viên bảo vệ và các nhân viên khác có liên quan trong cơ sở kinh doanh theohướng dẫn của cơ quan Công an có thẩm quyền.
- Nếu cơ sở kinh doanh tạm ngừng hoạt động thì trước 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động, cơ sở kinh doanh phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động.
- Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với từng loại ngành, nghề theo mẫu thống nhất của Bộ Công an.
- Nộp phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, phí sát hạch cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật.
- Niêm yết công khai quy trình tiếp nhận hồ sơ sản xuất con dấu, giá tiền khắc dấu tại cơ sở kinh doanh.
- Sản xuất con dấu bằng các chất liệu bền vững, có tính ổn định cao.
- Bảo quản chặt chẽ và chuyển con dấu cho cơ quan Công an có thẩm quyền để đăng ký theo quy định, không được trực tiếp giao con dấu cho khách hàng, trừ con dấu của doanh nghiệp không thuộc phạm vi quản lý của cơ quan Công an theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
- Không cung cấp bản thiết kế mẫu con dấu của các cơ quan, tổ chức cho những người không có thẩm quyền.
- Thông báo ngay cho cơ quan Công an để xác minh, làm rõ người có nghi vấn làm con dấu sai quy định.
DỊCH VỤ CỦA LUẬT VIỆT CHÍNH
Nhìn chung thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh sản xuất con dấu tương đối phức tạp và cần phải có sự nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời gian và có sở trường nghiên cứu những nội dung này. Do vậy, Luật Việt Chính cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp kinh doanh sản xuất con dấu trọn gói giúp khách hàng không phải lo lắng về thủ tục. Dịch vụ của Luật Việt Chính bao gồm nhưng không giới hạn những nội dung sau đây:
- Tư vấn điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp sản xuất con dấu;
- Hỗ trợ kê khai và thu thập, chuẩn bị hồ sơ;
- Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả;
- Thay mặt khách hàng giải quyết những vướng mắc với những cơ quan có thẩm quyền;
- Giải quyết những vướng mắc, tình huống phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
1. Xin giấy phép an ninh trật tự cho doanh nghiệp sản xuất con dấu có cần phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy không?
Theo quy định, để xin giấy phép an ninh trật tự cho doanh nghiệp sản xuất con dấu, các bạn không cần phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy nhưng vẫn phải đáp ứng các quy định về phòng cháy chữa cháy.
2. Thành lập doanh nghiệp sản xuất con dấu có bắt buộc phải để ngành nghề kinh doanh sản xuất là ngành nghề kinh doanh chính hay không?
Hiện nay chưa có quy định về vấn đề này, doanh nghiệp không cần phải thực hiện nội dung này.
3. Doanh nghiệp kinh doanh sản xuất con dấu có được mở chi nhánh không?
Doanh nghiệp sản xuất con dấu được mở chi nhánh nhưng phải xin giấy phép an ninh trật tự cho chi nhánh.
4. Doanh nghiệp kinh doanh sản xuất con dấu có được lập theo mô hình công ty hợp danh không?
Doanh nghiệp kinh doanh sản xuất con dấu có thể được tổ chức theo mô hình công ty hợp danh.