Trọn gói thủ tục mở quán cafe từ A đến Z

TRỌN GÓI THỦ TỤC MỞ QUÁN CAFÉ TỪ A ĐẾN Z

Hiện nay nhu cầu sử dụng dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống ngày càng được quan tâm trong đó đặc biệt là hoạt động kinh doanh đồ uống. Nắm bắt xu hướng của người tiêu dùng vừa muốn tìm một không gian rộng lớn để gặp gỡ bạn bè, trao đổi công việc đồng thời vừa thưởng thức được đồ uống đã có rất nhiều quán kinh doanh dịch vụ café đã ra đời. Vậy đứng trên phương diện pháp luật việc mở quán Café có những điều kiện gì?

Bài viết dưới của Việt Chính Luật sẽ tư vấn chính xác và cụ thể tới Quý khách hành về thủ tục mở quán cafe theo quy định pháp luật năm 2023.

Căn cứ pháp lý:

– Luật doanh nghiệp năm 2020;

– Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2010;

– Nghị định 15/2018/NĐ-CP;

– Nghị định 18/2018/NĐ-CP;

1. Các hình thức kinh doanh quán café

Chủ doanh nghiệp kinh doanh quán café có thể lựa chọn các mô hình kinh doanh sau đây:

– Thành lập doanh nghiệp: đối với quán café có mô hình lớn và vừa;

– Thành lập hộ kinh doanh: đối với quán café có mô hình nhỏ và trung bình;

– Buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ, buôn bán hàng rong, kinh doanh thời vụ, lưu động thì không cần phải đăng kí thành lập với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Các hình thức kinh doanh quán cafe

Như vậy, tùy vào điều kiện của chủ doanh nghiệp để lựa chọn loại hình quán cafe sao cho phù hợp.

2. Thủ tục đăng kí thành lập mở quán café

2.1 Thủ tục thành lập mở quán café theo mô hình doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn các loại hình công ty cho quán café như sau: công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Tùy thuộc vào mỗi loại hình công ty mà hồ sơ đăng kí thành lập có sự khác nhau, nhưng về cơ bản sẽ bao gồm các thành phần sau:

Loại hình doanh nghiệp

Hồ sơ thành lập

Doanh nghiệp tư nhân – Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp;

– Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/căn cước công dân của Chủ doanh nghiệp tư nhân;

– Văn bản ủy quyền cho công ty Việt Chính Luật thực hiện thủ tục;

Công ty TNHH 1 thành viên – Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/căn cước công dân của Chủ sở hữu công ty; người đại diện theo pháp luật của công ty (trường hợp công ty thuê người đại diện theo pháp luật); Trường hợp chủ sở hữu công ty là pháp nhân thì chuẩn bị Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân và văn bản ủy quyền của người đại diện theo uỷ quyền;

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;

– Văn bản ủy quyền cho công ty Việt Chính Luật thực hiện thủ tục;

Công ty TNHH 2 thành viên – Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/căn cước công dân của thành viên công ty; người đại diện theo pháp luật của công ty (trường hợp công ty thuê người đại diện theo pháp luật); Trường hợp thành viên là pháp nhân thì chuẩn bị Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân và văn bản ủy quyền của người đại diện theo uỷ quyền;

– Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên ;

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;

– Văn bản ủy quyền cho công ty Việt Chính Luật thực hiện thủ tục;

Công ty cổ phần – Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/căn cước công dân của cổ đông công ty; người đại diện theo pháp luật của công ty (trường hợp công ty thuê người đại diện theo pháp luật); Trường hợp cổ đông sáng lập là pháp nhân thì chuẩn bị Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân và văn bản ủy quyền của người đại diện theo uỷ quyền;

– Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty TNHH hai thành viên;

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;

– Văn bản ủy quyền cho công ty Việt Chính Luật thực hiện thủ tục;

2.2 Thủ tục đăng kí thành lập quan café theo mô hình hộ gia đình

– Giấy đề nghị đăng kí hộ kinh doanh;

– Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/căn cước công dân của chủ hộ kinh doanh;

– Văn bản ủy quyền cho công ty Việt Chính Luật thực hiện thủ tục;

3. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

3.1 Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

An toàn vệ sinh thực phẩm là việc đảm bảo nguồn thực phẩm cung ứng ra thị trường được an toàn, hợp vệ sinh nhằm bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Vì vậy việc xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những thủ tục hành chính mà tất cả các cơ sở từ sản xuất, dự trữ, phân phối hay buôn bán, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm đều phải thực hiện và tất nhiên, cơ sở kinh doanh quán café cũng không phải ngoại lệ.

Mẫu Giấy chứng đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, Quý khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền.

– Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm.

– Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.

– Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.

– Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.

– Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.

– Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.

– Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.

– Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.

3.2 Quy trình xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm

– Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

– Bước 2: Nộp lệ phí bao gồm: chi phí cấp giấy chứng nhận lần đầu. Ngoài ra còn cần nộp phí xét hồ sơ, phí kiểm tra thực tế địa điểm sản xuất kinh doanh khi xin được cấp phép và phí kiểm tra định kỳ sau khi đã có giấy phép.

– Bước 3: Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn kiểm tra thực tế. Kết quả ghi vào Biên bản kiểm tra thực tế.

– Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa điểm kinh doanh, sản xuất thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Bước 5: Trường hợp kết quả thực tế không đạt, trong biên bản phải ghi rõ thời hạn kiểm tra thực tế lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả vẫn không đạt thì đoàn lập biên bản và đề xuất đình chỉ hoạt động.

4. Các loại thuế phải nộp khi kinh doanh quán café

Trường hợp cơ sở kinh doanh quán café theo mô hình doanh nghiệp, thì cần phải nộp các loại thuế sau đây:

– Thuế môn bài (theo mức vốn điều lệ đăng ký): vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng nộp 2tr/năm, từ 10 tỷ trở lên là 3tr/năm;

– Thuế giá trị gia tăng (theo cân đối đầu ra, đầu vào của công ty):

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu thuế GTGT x tỉ lệ thuế GTGT

– Thuế thu nhập doanh nghiệp (chỉ phải nộp khi công ty có lãi, 20% lợi nhuận công ty):

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

5. Dịch vụ tư vấn thủ tục pháp lý kinh doanh và mở quán café tại Việt Chính Luật

  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ và thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp;
  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng thu thập, chuẩn bị hồ sơ, soạn thảo hồ sơ và nhận ủy quyền xin cấp Giấy chứn nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Thông báo tiến trình và tiếp nhận ý kiến của khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục;
  • Trực tiếp làm việc với các cơ quan nhà nước, hỗ trợ khách hàng trong quá trình thẩm định, kể cả kiểm tra thực địa;
  • Nhận và bàn giao tới khách hàng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Tư vấn và hỗ trợ những vấn đề pháp lý khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như trong đời sống.

Trên đây là những thông tin cơ bản về dịch vụ mở quán kinh doanh cafe của Luật Việt Chính. Nếu bạn có vướng mắc, muốn được tư vấn miễn phí hoặc báo phí dịch vụ luật sư thì hãy gọi tới số 0368.668.629 hoặc 0987.062.757 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Bài viết liên quan