Các trường hợp hộ kinh doanh được miễn và miễn giảm thuế năm 2024

CÁC TRƯỜNG HỢP HỘ KINH DOANH ĐƯỢC MIỄN VÀ MIỄN GIẢM THUẾ NĂM 2024

Câu hỏi: Tôi có câu hỏi muốn được Quý Luật sư tư vấn như sau: Tôi là chủ hộ kinh doanh mặt hàng bán buôn, bán lẻ. Doanh thu thực tế hàng năm của tôi rất thấp cụ thể là dưới 100 triệu/năm, ngày 05/12/2023, cán bộ thuế có xuống nhà tôi đề nghị tôi chuẩn bị tài chính để đóng thuế khoán hộ kinh doanh hơn 1,8 triệu đồng. Tôi không hiểu thuế khoán là gì và số tiền đóng thuế so với thu nhập của tôi như vậy là đúng hay sai. Vậy tôi có thể yêu cầu chi cục thuế miễn giảm tiền thuế khoán của tôi được không? Cảm ơn quý Luật sư.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Việt Chính Luật, để trả lời câu hỏi của bạn, trước tiên cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về các thuế khoán và các loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp trong quá trình hoạt động. 

1. Thuế khoán là gì?

Mức thuế khoán là mức thuế cố định hàng tháng/quý hộ kinh doanh cá thể phải nộp và do cơ quan thuế xác định dựa trên tài liệu kê khai trên thực tế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn để xác định mức thuế khoán.

Thuế khoán được áp dụng trong trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp quy định.

Mức thuế khoán được tính theo năm dương lịch hoặc theo tháng đối với trường hợp kinh doanh theo thời vụ. Mức thuế khoán phải được công khai trong địa bàn xã, phường, thị trấn.

 Để xác định được mức thuế khoán đối với hộ khoán, cơ quan nhà nước dựa trên các căn cứ sau đây:

+ Hồ sơ khai thuế của hộ khoán do hộ khoán tự kê khai theo dự kiến doanh thu và mức thuế khoán của năm tính thuế. Từ ngày 20 tháng 11 đến ngày 05 tháng 12 hằng năm, cơ quan thuế phát Tờ khai thuế năm sau cho tất cả các hộ khoán.

+ Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế;

+ Ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn;

+ Kết quả công khai thông tin và tiếp nhận ý kiến phản hồi từ Hội đồng tư vấn thuế, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn, hộ khoán và các tổ chức, cá nhân khác.

Công khai thông tin hộ khoán là việc cơ quan thuế tổ chức công khai và tiếp nhận ý kiến phản hồi về doanh thu và mức thuế khoán đối với hộ khoán theo quy định. Việc công khai thông tin lần 1 theo khoản 5 Điều này để tham khảo, lấy ý kiến về doanh thu, mức thuế khoán dự kiến; và công khai thông tin lần 2 theo khoản 9 Điều này để tham khảo, lấy ý kiến về doanh thu, mức thuế khoán chính thức phải nộp của năm tính thuế. Việc công khai thông tin bao gồm: niêm yết thông tin bằng giấy tại địa bàn; gửi trực tiếp đến hộ khoán; gửi trực tiếp đến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn; công khai thông tin trên Trang thông tin điện tử của ngành Thu

Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Căn cứ ấn định thuế được quy định như sau:

+ Cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại;
+ So sánh số tiền thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành, nghề, quy mô tại địa phương; trường hợp tại địa phương của cơ sở kinh doanh không có thông tin về mặt hàng, ngành, nghề, quy mô của cơ sở kinh doanh thì so sánh với địa phương khác;
+ Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực;
+ Tỷ lệ thu thuế trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành, nghề theo quy định của pháp luật về thuế.

2. Các loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp trong năm

Theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, trong quá trình thành lập và hoạt động, hộ kinh doanh phải nộp những loại thuế sau đây:

– Thuế môn bài;

– Thuế thu nhập cá nhân;

– Thuế Giá trị gia tăng;

Ngoài ra, một số trường hợp hộ kinh doanh kinh doanh, sản xuất những ngành nghề đặc thù thì phải đóng thêm một số thuế khác ví dụ thuế bảo vệ môi trường đối với những hộ kinh doanh sản xuất, kinh doanh thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, túi nilong, than đá, xăng dầu,….

Cách tính các loại thuế trên như sau:

a. Thuế môn bài

Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

Lưu ý: Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Các trường hợp hộ kinh doanh được miễn và miễn giảm thuế năm 2024

b. Thuế thu nhập cá nhân và Giá trị gia tăng

Công thức tính thuế GTGT và TNCN được tính như sau:

– Số tiền thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỉ lệ thuế GTGT

– Số tiền thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỉ lệ thuế TNCN

Trong đó:

– Doanh thu tính thuế GTGT và TNCN được bằng 02 cách:

Thứ nhất: doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân); doanh thu khác mà hộ kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Thứ hai: Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán.

– Tỉ lệ tính thuế TNCN và GTGT được quy định cụ thể như sau:

STT Danh mục ngành nghề Tỷ lệ % tính thuế GTGT Thuế suất thuế TNCN
1. Phân phối, cung cấp hàng hóa
– Hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng);

– Khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho hộ khoán;

1% 0,5%
– Hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT;

– Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định;

– Khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho hộ khoán gắn với mua hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT;

– Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác.

0,5%
2. Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu
– Dịch vụ lưu trú gồm: Hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch, khách vãng lai khác; hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn không phải là căn hộ cho sinh viên, công nhân và những đối tượng tương tự; hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú cùng dịch vụ ăn uống hoặc các phương tiện giải trí;

– Dịch vụ bốc xếp hàng hóa và hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải như kinh doanh bến bãi, bán vé, trông giữ phương tiện;

– Dịch vụ bưu chính, chuyển phát thư tín và bưu kiện;

– Dịch vụ môi giới, đấu giá và hoa hồng đại lý;

– Dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán; dịch vụ làm thủ tục hành chính thuế, hải quan;

– Dịch vụ xử lý dữ liệu, cho thuê cổng thông tin, thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông; quảng cáo trên sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số;

– Dịch vụ hỗ trợ văn phòng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác;

– Dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, internet, game;

– Dịch vụ may đo, giặt là; cắt tóc, làm đầu, gội đầu;

– Dịch vụ sửa chữa khác bao gồm: sửa chữa máy vi tính và các đồ dùng gia đình;

– Dịch vụ tư vấn, thiết kế, giám sát thi công xây dựng cơ bản;

– Các dịch vụ khác thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 10%;

– Xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp);

5% 2%
– Hoạt động cung cấp dịch vụ không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT;

– Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định;

– Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác;

2%
– Cho thuê tài sản gồm:

+ Cho thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi trừ dịch vụ lưu trú;

+ Cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển;

+ Cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ;

5% 5%
– Làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp;

– Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác.

5%
3. Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu
– Sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hóa;

– Khai thác, chế biến khoáng sản;

– Vận tải hàng hóa, vận tải hành khách;

– Dịch vụ kèm theo bán hàng hóa như dịch vụ đào tạo, bảo dưỡng, chuyển giao công nghệ kèm theo bán sản phẩm;

– Dịch vụ ăn uống;

– Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác;

– Xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp);

– Hoạt động khác thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 10%;

3% 1,5%
– Hoạt động không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT;

– Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định.

1,5%
4. Hoạt động kinh doanh khác
– Hoạt động sản xuất các sản phẩm thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%; 2% 1%
– Hoạt động cung cấp các dịch vụ thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%;
– Hoạt động khác chưa được liệt kê ở các nhóm 1, 2, 3 nêu trên;

3. Các trường hợp hộ kinh doanh được miễn thuế

Theo quy định của Luật quản lý thuế và các Nghị định hướng dẫn, trường hợp hộ kinh doanh được miễn thuế bao gồm:

– Đối với trường hợp được miễn phí môn bài:

Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.

Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

– Đối với trường hợp được miễn thuế GTGT và TNCN:

 Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN.

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.

4. Các trường hợp hộ kinh doanh được miễn giảm thuế

Trong trường hợp hộ khoán đã được thông báo số thuế từ đầu năm nhưng trong năm ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện điều chỉnh số thuế phải nộp như sau:

+ Đối với hộ khoán đã được thông báo chấp thuận ngừng kinh doanh: nếu hộ khoán ngừng kinh doanh từ ngày đầu tiên của tháng dương lịch thì điều chỉnh giảm toàn bộ tiền thuế khoán kể từ tháng ngừng kinh doanh; nếu hộ khoán ngừng kinh doanh tại bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian từ ngày 02 đến ngày 15 của tháng dương lịch thì tiền thuế khoán của tháng bắt đầu ngừng kinh doanh được điều chỉnh giảm 50% và điều chỉnh giảm toàn bộ tiền thuế khoán của các tháng sau tháng ngừng kinh doanh; nếu hộ khoán ngừng kinh doanh tại bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian từ ngày 16 trở đi của tháng dương lịch thì tiền thuế khoán của tháng bắt đầu ngừng kinh doanh không được điều chỉnh giảm, chỉ điều chỉnh giảm toàn bộ tiền thuế khoán của các tháng sau tháng ngừng kinh doanh.

+ Đối với hộ khoán đã được thông báo chấp thuận tạm ngừng kinh doanh: nếu hộ khoán tạm ngừng kinh doanh trọn tháng của năm dương lịch thì tiền thuế khoán của tháng đó được điều chỉnh giảm toàn bộ; nếu hộ khoán tạm ngừng kinh doanh từ 15 ngày liên tục trở lên trong một tháng của năm dương lịch thì tiền thuế khoán phải nộp của tháng đó được điều chỉnh giảm 50%.

+ Thời gian ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh được xác định theo thông báo của người nộp thuế, trường hợp người nộp thuế ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh không thông báo hoặc thông báo muộn (bao gồm cả trường hợp vì lý do bất khả kháng theo quy định) thì cơ quan thuế căn cứ kết quả xác minh thực tế để xác định thời gian ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh.

+ Hộ khoán ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì cơ quan thuế căn cứ văn bản yêu cầu ngừng hoặc tạm ngừng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh mức thuế khoán theo thực tế cho thời gian yêu cầu ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh.

Ví dụ: Hộ kinh doanh A đã được cơ quan thuế thông báo mức thuế khoán phải nộp trong năm 2022. Nhưng ngày 5/9/2022 HKD A nghỉ kinh doanh thì được giảm thuế khoán tương ứng với ½ tháng 9 và 3 tháng cuối năm 2022. Tổng là 3,5 tháng.

Trường hợp ngày 17/9/2023 HKD A nghỉ kinh doanh thì chỉ được giảm thuế khoán tương ứng 3 tháng cuối năm 2022.

+ Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh trong năm (kinh doanh không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) thì hộ khoán thuộc diện phải nộp thuế GTGT, phải nộp thuế TNCN nếu có doanh thu kinh doanh trong năm trên 100 triệu đồng; hoặc thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN nếu có doanh thu kinh doanh trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

Trở lại câu hỏi của bạn: mặc dù doanh thu thực tế của hộ kinh doanh là dưới 100 triệu đồng/tháng, nhưng do phương pháp xác định doanh thu là thuế khoán. Việc cơ quan thuế ấn định mức thuế khoán căn cứ theo quy định, dựa trên hồ sơ khai thuế của những hộ kinh doanh cùng sản xuất, kinh doanh những mặt hàng tương tự và có sự tham vấn của cơ quan có thẩm quyền đồng thời đã được công khai, niêm yết theo quy định. Việc lựa chọn phương pháp tính thuế năm 2023 đã được xác định cuối năm 2022, bạn vẫn phải thực hiện, chấp hành việc đóng thuế theo quy định. Hộ kinh doanh của bạn cần phải đóng 03 loại thuế: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Cách tính các loại thuế đã được đề cập trong bài. Nếu bạn không muốn thực hiện việc đóng thuế theo phương pháp thuế khoán thì hộ khoán sẽ chuyển đổi sang phương pháp kê khai. Trường hợp này, hộ khoán khai điều chỉnh, bổ sung Tờ khai thuế khoán theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông 40/2021/TT-BTC. Cơ quan thuế căn cứ Tờ khai điều chỉnh, bổ sung để điều chỉnh giảm mức thuế đã khoán cho thời gian chuyển đổi. 

Mẫu tờ khai như sau: TẢI VỀ Mẫu số 01-CNKD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

TỜ KHAI THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH, CÁ NHÂN KINH DOANH

□ HKD, CNKD nộp thuế theo phương pháp khoán

□ CNKD nộp thuế theo từng lần phát sinh

□ Tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay

□ HKD, CNKD nộp thuế theo phương pháp kê khai

□ HKD, CNKD trong lĩnh vực ngành nghề có căn cứ xác định được doanh thu theo xác nhận của cơ quan chức năng

□ Hộ khoán chuyển đổi phương pháp tính thuế

[01] Kỳ tính thuế: [01a] Năm …………… (từ tháng…/… đến tháng…/…) [01b] Tháng …năm ……… [01c] Quý …. năm …………. (Từ tháng…/… Đến tháng…/…) [01d] Lần phát sinh: Ngày … tháng….năm….

[02] Lần đầu: □ [03] Bổ sung lần thứ:….

[04] Người nộp thuế: …………………………………………………………………………………

[05] Tên cửa hàng/thương hiệu: ………………………………………………………………………

[06] Tài khoản ngân hàng: ………………………………………………………………………………

[07] Mã số thuế:

[08] Ngành nghề kinh doanh: ………………………………………… [08a] Thay đổi thông tin □

[09] Diện tích kinh doanh: ……………………………………………… [09a] Đi thuê □

[10] Số lượng lao động sử dụng thường xuyên: …………………………………………….

[11] Thời gian hoạt động trong ngày từ ………… giờ đến ………….. giờ

[12] Địa chỉ kinh doanh: ………………………………………. [12a] Thay đổi thông tin □

[12b] Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ………………………………………………………………………

[12c] Phường/Xã/Thị trấn: …………………………………………………………………………………………

[12d] Quận/Huyện/Thị xã/ Thành phố thuộc tỉnh: …………………………………………………………

[12đ] Tỉnh/Thành phố: ……………………………………………………………………………………………….

[12e] Kinh doanh tại chợ biên giới: …………………………………………………………………………… □

[13] Địa chỉ cư trú: ………………………………………………………………………………………………….

[13a] Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ……………………………………………………………………..

[13b] Phường/Xã/Thị trấn: ………………………………………………………………………………………..

[13c] Quận/Huyện/Thị xã/ Thành phố thuộc tỉnh: ………………………………………………………….

[13d] Tỉnh/Thành phố: ……………………………………………. [14] Điện thoại: …………………………

[15] Fax: ……………………………………………. [16] Email: ………………………………………………….

[17] Văn bản ủy quyền khai thuế (nếu có): ………………. ngày …… tháng …… năm …….

[18] Trường hợp cá nhân kinh doanh chưa đăng ký thuế thì khai thêm các thông tin sau:

[18a] Ngày sinh: …/…/…… [18b] Quốc tịch: …………………………………………….

[18c] Số CMND/CCCD: ……………….. [18c.1] Ngày cấp: …………… [18c.2] Nơi cấp: ………………..

Trường hợp cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng không có CMND/CCCD tại Việt Nam thì kê khai thông tin tại một trong các thông tin sau:

[18d] Số hộ chiếu: ………………. [18d.1] Ngày cấp: …………… [18d.2] Nơi cấp: ………………………..

[18đ] Số giấy thông hành (đối với thương nhân nước ngoài): …………………………………………….

[18đ.1] Ngày cấp: ……………………………… [18đ.2] Nơi cấp: ………………………………………………..

[18e] Số CMND biên giới (đối với thương nhân nước ngoài): ………………………..

[18e.1] Ngày cấp: …………………………… [18e.2] Nơi cấp: ……………………………….

[18f] Số Giấy tờ chứng thực cá nhân khác: ………. [18f.1] Ngày cấp: ………. [18f.2] Nơi cấp: ……..

[18g] Nơi đăng ký thường trú:

[18g.1] Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ………………………………………………………….

[18g.2] Phường/xã/Thị trấn: ……………………………………………………………………………

[18g.3] Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: …………………………………………….

[18g.4] Tỉnh/Thành phố: ………………………………………………………………………………..

[18h] Chỗ ở hiện tại:

[18h.1] Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: …………………………………………………………

[18h.2] Phường/xã/Thị trấn: ……………………………………………………………………………

[18h.3] Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ……………………………………………..

[18h.4] Tỉnh/Thành phố: …………………………………………………………………………………

[18i] Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có): Số: …………………………………………….

[18i.1] Ngày cấp: …/…/…… [18i.2] Cơ quan cấp: …………………………………………………………..

[18k] Vốn kinh doanh (đồng): …………………………………………….

[19] Tên đại lý thuế (nếu có): ……………………………………………………………………………………..

[20] Mã số thuế:

[21] Hợp đồng đại lý thuế: Số: ………………………………….. Ngày: …………………………………..

[22] Tên của tổ chức khai thay (nếu có): …………………………………………………………………….

[23] Mã số thuế:

[24] Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………..

[25] Điện thoại: ………………. [26] Fax: ………………………….. [27] Email: ……………………………….

A. KÊ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT), THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (TNCN)

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT Nhóm ngành nghề Mã chỉ tiêu Thuế GTGT Thuế TNCN Doanh thu (a) Số thuế (b) Doanh thu (a) Số thuế (b)

1 Phân phối, cung cấp hàng hóa [28]

2 Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu [29]

3 Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu [30]

4 Hoạt động kinh doanh khác [31]

Tổng cộng: [32]

B. KÊ KHAI THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT (TTĐB)

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB Mã chỉ tiêu Đơn vị tính Doanh thu tính thuế TTĐB Thuế suất số thuế

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=(5)*(6)

1 Hàng hóa, dịch vụ A [33a]

2 Hàng hóa, dịch vụ B [33b]

3 ………………………

Tổng cộng: [33]

C. KÊ KHAI THUẾ/PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HOẶC THUẾ TÀI NGUYÊN

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT Tài nguyên, hàng hóa, sản phẩm Mã chỉ tiêu Đơn vị tính Sản lượng/ Số lượng Giá tính thuế tài nguyên/ mức thuế hoặc phí BVMT Thuế suất Số thuế

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

1 Khai thuế tài nguyên

1.1 Tài nguyên C …… [34a] (8)=(5)*(6)*(7)

1.2 Tài nguyên D …… [34b]

…………………………..

Tổng cộng [34]

2 Khai thuế bảo vệ môi trường

2.1 Hàng hóa E… [35a] (8)=(5)*(6)

2.2 Hàng hóa G… [35b]

…………………………

Tổng cộng [35]

3 Khai phí bảo vệ môi trường

3.1 Hàng hóa H… [36a] (8)=(5)*(6)

3.2 Hàng hóa K… [36b]

………………………………

Tổng cộng [36]

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên: …………………………..

Chứng chỉ hành nghề số: ………

………., ngày … tháng … năm ..…..

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh

Trên đây là bài viết của Việt Chính Luật về thủ tục thành lập hộ kinh doanh mới nhất hiện nay. Quý khách hàng cần tư vấn, hãy gọi trực tiếp tới số hotline:

0911.111.099 hoặc 0987.062.757 

Bài viết liên quan