HÌNH THỨC BẢO LÃNH THANH TOÁN TRONG
HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
Trong các nội dung của hợp đồng, thanh toán có thể xem như là một trong những điều khoản quan trọng nhất. Để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán và hạn chế các rủi ro được thực hiện các bên thường sẽ lựa chọn hình thức bảo lãnh thanh toán. Vậy hình thức bảo lãnh thanh toán là gì?
BẢO LÃNH THANH TOÁN LÀ GÌ?
Bảo lãnh là một hoạt động phổ biến được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể:
“Điều 335. Bảo lãnh
1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”
Trong hợp đồng thương mại, có rất nhiều hình thức bảo lãnh như: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh hành chính,….
Theo đó, bảo lãnh thanh toán là cam kết bằng văn bản của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không trả hoặc trả không đầy đủ, đúng hạn nợ vay đã cam kết với bên nhận bảo lãnh theo quy định tại hợp đồng bảo lãnh..
Tham khảo: Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Trong đó các chủ thể bao gồm:
Bên bảo lãnh: là bên thứ 3, đại diện tài chính cho bên được bảo lãnh, thường là Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng được cấp phép hoạt động bởi Ngân hàng Nhà nước.
Bên được bảo lãnh: người yêu cầu mở lãnh đạo thanh toán, là bên có trách nhiệm thanh toán được quy định trong hợp đồng. Thông thường là bên thuê dịch vụ, người mua hàng,….
Bên nhận bảo lãnh: người chịu trách nhiệm thanh toán theo quy định trên hợp đồng. Thường là bên cung cấp dịch vụ, bên bán.
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH THANH TOÁN
Cũng giống như các loại bão lãnh khác, bảo lãnh thanh toán có một số quy định chung như sau:
– Bên bảo lãnh sẽ đưa ra cam kết thực hiện nghĩa vụ thanh toán một phần hoặc thanh toán toàn bộ giá trị của hợp đồng cho bên được bảo lãnh tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bên.
– Bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận bảo lãnh với giá trị tối đa được ghi rõ trên chứng thư bảo lãnh mà không có giới hạn về phạm vi khoản tiền phải trả vì mục đích gì;
– Tùy vào thỏa thuận của các bên mà biện pháp bảo lãnh thanh toán có thể bằng tài sản hoặc tiền mặt.
– Bảo lãnh thanh toán sẽ chấm dứt giá trị nếu cá nhân bảo lãnh chết hoặc tổ chức bảo lãnh phá sản.
THỦ TỤC BẢO LÃNH THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG
Để thực hiện bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các giấy tờ và qua các bước như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Mỗi ngân hàng sẽ có quy định riêng về các mẫu bảo lãnh thanh toán và hồ sơ đề nghị mở bảo lãnh thanh toán. Hồ sơ mở bảo lãnh thanh toán cơ bản gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn đề nghị mở bảo lãnh;
+ Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp;
+ Hồ sơ tài chính, tài sản đảm bảo;
+ Hợp đồng thương mại.
– Bước 2: Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ
– Bước 3: Ngân hàng cung cấp thư bảo lãnh và hợp đồng thỏa thuận mở bảo lãnh giữa ngân hàng và bên được bảo lãnh.
– Bước 4: Trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện theo thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng, ngân hàng sẽ tiến hành thực hiện nghĩa vụ thanh toán sau khi nhận được bộ hồ sơ yêu cầu thanh toán từ phía bên nhận bảo lãnh.
– Bước 5: Ngân hàng thông báo bên được bảo lãnh hoàn tất nghĩa vụ thanh toán.
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHỨNG THƯ BẢO LÃNH
Chứng thư bảo lãnh cần có những nội dung cơ bản sau:
– Ngày phát hành chứng thư bảo lãnh, nghĩa vụ trả nợ gốc, trả nợ lãi;
– Điều kiện cụ thể việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
– Thời hạn hiệu lực của chứng thư bảo lãnh;
– Các hồ sơ liên quan đến việc đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng của bên nhận bảo lãnh đối với bên bảo lãnh;
– Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên.
Tham khảo: Những lưu ý khi giao kết hợp đồng điện tử
MỘT SỐ LƯU Ý KHI THỰC HIỆN BẢO LÃNH THANH TOÁN
Thứ nhất, để thực hiện được việc bảo lãnh thanh toán, nội dung hợp đồng các bên ký kết với nhau có điều khoản quy định về yêu cầu bảo lãnh thanh toán
Thứ hai, điều kiện bảo lãnh: Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, thời hạn bảo lãnh:
– Thời hạn hiệu lực của chứng thư được xác định từ ngày phát hành cam kết bảo lãnh hoặc sau ngày phát hành cam kết bảo lãnh theo thỏa thuận của các bên liên quan cho đến thời điểm hết hiệu lực của nghĩa vụ bảo lãnh.
– Trường hợp ngày hết hiệu lực của chứng thư bảo lãnh, thỏa thuận cấp bảo lãnh trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết thì ngày hết hiệu lực được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.
Thứ tư, khi nhận một chứng thư bảo lãnh, để đảm bảo cho việc bảo lãnh thanh không bị từ chối thực hiện nghĩa vụ, các doanh nghiệp cần xem xét các điều khoản, yếu tố sau:
– Thông tin chi tiết về tài chính nợ, nợ xấu của doanh nghiệp được bảo lãnh;
– Các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
– Quyền , nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện các nội dung trong chứng thư bảo lãnh, quy định các vấn đề liên quan đế giải quyết tranh chấp;
– Thẩm quyền của chủ thể ký phát hành bảo lãnh.