Luận văn về Tặng cho quyền sử dụng đất (Phần cuối)

LUẬN VĂN VỀ TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT (PHẦN CUỐI)

KẾT LUẬN CHUNG

Đối với người Việt Nam, đất đai là tư liệu sản xuất tối quan trọng. Ngay cả khi đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu thì quyền sử dụng đất vẫn luôn có giá trị lớn về vật chất và tinh thần. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản có giá trị lớn và trong nhiều trường hợp còn có tính chất thiêng liêng. Người Việt Nam có xu hướng trọng tình cảm nên việc tặng cho những tài sản quý giá nhất, thiêng liêng nhất cho những người có mối quan hệ mật thiết trở thành một nhu cầu phổ biến. Tặng cho quyền sử dụng đất/tặng cho đất đai đã diễn ra ngay cả khi bị cấm hoặc không có quy định cụ thể. Cần phải nhận thức rằng việc tặng cho quyền sử dụng đất không chỉ vun đắp về tình cảm giữa các chủ thể mà còn phân phối lại quyền sử dụng đất cho những chủ thể thực sự có nhu cầu, hạn chế lãng phí tư liệu sản xuất quý giá này.

Do vậy, các quy định về tặng cho quyền sử dụng đất ra đời là điều tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Luật đất đai 2003, Luật đất đai 2013, Bộ luật Dân sự 2005 và Bộ luật Dân sự 2015 cùng các văn bản pháp lý liên quan đã góp phần hình thành “hành lang pháp lý” cho giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất. Nhờ “hành lang pháp lý” này, các giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất đã dần đi vào khuôn khổ, đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể tham gia giao dịch và tạo thuận lợi cho hoạt động quản lý đất đai của Nhà nước. Tuy nhiên, bản thân khái niệm “quyền sử dụng đất” cùng “chế độ sở hữu toàn dân về đất đai” đã chứa đựng sự phức tạp, xa cách với đại bộ phận người sử dụng đất. Do đó, pháp luật về đất đai nói chung và tặng cho quyền sử dụng đất nói riêng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi và việc thực hiện còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất được ban hành để điều chỉnh những mối quan hệ xã hội đã phổ biến trong một thời gian dài nên có xu hướng bị tụt hậu, không dự liệu được những biến chuyển trong đời sống kinh tế, xã hội.

Việc giải quyết những bất cập của các quy định của pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất không phải là một hành vi riêng lẻ của một hay một số chủ thể cụ thể nào. Để hoàn thiện các quy định pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất cũng như thực hiện hiệu quả trên thực tế, cần phải có sự kết hợp nhiều biện pháp, sự tham gia của nhiều chủ thể và đặc biệt là cần có thời gian.

Luận văn là kết quả của nỗ lực nghiên cứu của tác giả dưới sự chỉ bảo tận tình của người hướng dẫn khoa học. Tác giả cũng nhận thức rằng, phạm vi nghiên cứu trong Luận văn tương đối rộng trong khi kiến thức của tác giả còn khiếm khuyết nên Luận văn không tránh khỏi những tồn tại. Tác giả mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô nhằm có được những góc nhìn đa chiều, chuyên sâu hơn về đề tài này. Tác giả chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Các Văn bản pháp luật

1. Hiến pháp nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa năm 1946.

2. Hiến pháp nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa năm 1959.

3. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980.

4. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

5. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

6. Bộ luật dân sự 1995.

7. Bộ luật dân sự 2005.

8. Bộ luật dân sự 2015.

9. Luật đất đai năm 1987.

10. Luật đất đai năm 1993.

11. Luật đất đai năm 2003.

12. Luật đất đai năm 2013.

13. Luật công chứng 2014.

14. Luật Nhà ở 2014.

II. Các tài liệu tham khảo khác

1. Nguyễn Hải An, Luận án tiến sỹ luật học, Cơ sở lý luận và thực tiễn về tặng cho quyền sử dụng đất, 2011.

2. Nguyễn Hải An [2012], “Pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất ở Việt Nam” , Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

3. Lê Thị Hoài Ân, [2011], Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 11/2011, “Chế định Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và những vấn đề cần hoàn thiện”;

4. Nguyễn Xuân Hà, [2017], Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, “Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ thực tiễn thi hành tại thành phố Yên Bái tình Yên Bái”.

5. Nguyễn Văn Hiến [2006], Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất – một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.

6. Trần Quang Huy [2003] “Cải cách pháp luật và cải cách tư pháp nhìn từ vấn đề tranh chấp đất đai”, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật.

7. Trần Quang Huy [2009] “Pháp luật đất đai Việt Nam hiện hành nhìn từ góc độ bảo đảm quyền của người sử dụng đất, Luật học.

8. Trần Thị Minh, [2012], Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.

9. Nguyễn Hồng Nam [2004], Tạp chí Kiểm sát số 8/2004, “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất”.

10. Nguyễn Thị Hồng Nhung, [2017], Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Kiểm sát số 14/2017, “Bình luận một số điểm mới trong phần Quy định chung của Bộ luật Dân sự năm 2015”.

11. Hồ Xuân Thắng, [2017], Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam hiện nay”.

12. Phạm Ngọc Trung, [2014], Luận văn thạc sĩ Luật học, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội, “Tặng cho quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn ở Thành phố Hải Phòng”.

13. Từ điển Luật học, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa và Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2006.

14. Tòa án nhân dân tối cao, [2008], Quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao năm 2005.

15. Tòa án nhân dân tối cao, [2014], Quyết định Giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về dân sự năm 2010- 2012.

III. Website

http://congbobanan.toaan.gov.vn

http://banan.thuvienphapluat.vn

http://tks.edu.vn

http://tapchitoaan.vn

http://azlaw.vn

 http://longnp.com

Trên đây là phần cuối của đề tài luận văn Tặng cho quyền sử dụng đất của Thạc sỹ Nguyễn Thị My, mong rằng đề tài này sẽ mang lại cho quý đọc giả cái nhìn đa chiều về việc tặng cho quyền sử dụng đất, cũng như giúp quý đọc giả biết thêm các quy định của pháp luật về vấn đề này. Mong rằng quý bạn đọc sẽ nghiên cứu và củng cố cho bản thân những kiến thức pháp luật mà mình cần. Trân trọng!

– Gọi điện tới số điện thoại 0368.668.629 (Ls Phương) hoặc 0987.062.757 (Ls Băng) để trình bày nội dung vụ việc và nhận được tham vấn trực tiếp từ các Luật sư giàu kinh nghiệm

– Tư vấn pháp luật qua email: luatvietchinh@gmail.com

– Tư vấn pháp luật qua facebook: Luật Việt Chính

– Tư vấn pháp luật thông qua zalo: 0911.111.099

– Chúng tôi có thể trả lời tin nhắn trên website này.

Chúng tôi luôn luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp thắc mắc đến bạn đọc.

Trân trọng!

Bài viết liên quan