Mẫu biên bản họp gia đình

MẪU BIÊN BẢN HỌP GIA ĐÌNH

1. Biên bản họp gia đình là gì?

Biên bản có thể là biên bản ghi lại một sự kiện như biên bản hội nghị, biên bản cuộc họp,… hoặc có thể là ghi lại một hành vi cụ thể như lập biên bản hành vi vi phạm pháp luật, biên bản giao nhận, biên bản bàn giao tài sản, biên bản đồng ý hoặc không đồng ý về một nội dung nào đó.

Về nội dung, biên bản phải được ghi chép một cách trung thực, khách quan, chính xác và đầy đủ và phải được hình thành ngay khi sự việc, vụ việc đang hoặc đã diễn ra mới đảm bảo được tính chân thực.

Biên bản họp gia đình là một loại văn bản dùng để ghi nhận về việc thỏa thuận giữa các thành viên trong gia đình về một vấn đề nào đó. Ví dụ như: biên bản họp về việc cử người đại diện thừa kế, biên bản họp về việc thờ tự trong họ,…

Xem thêm về thủ tục phá sản và tuyên bố phá sản của doanh nghiệp 

2. Nội dung của biên bản họp gia đình

Nội dung của biên bản họp gia đình như đã đề cập tới phần trên, là sự thỏa thuận giữa các thành viên trong gia đình dựa trên nguyên tắc tự thỏa thuận của Bộ luật Dân sự, theo đó các thành viên trong gia đình tự làm việc với nhau, đưa ra phương thức giải quyết và ghi nhận ý kiến của từng thành viên. Mặc dù là Biên bản họp gia đình là sự tự thỏa thuận của các thành viên, tuy nhiên nội dung đề cập của Biên bản vẫn phải đảm bảo về tính pháp lý, không được trái quy định pháp luật và đạo đức xã hội.

3. Hình thức của biên bản họp gia đình

Biên bản họp gia đình phải được lập thành văn bản, có ít nhất các phần như sau:

– Tiêu ngữ, tiêu đề văn bản, thời gian, địa điểm lập Biên bản họp gia đình.

– Thành phần tham gia cuộc họp.

– Nội dung cuộc họp.

– Ý kiến các thành viên về nội dung cuộc họp.

Đối với biên bản họp gia đình phải có chữ kí của tất cả các thành viên tham gia cuộc họp. Biên bản họp gia đình có thể có hoặc không sự làm chứng của bên thứ 3, ví dụ như Ủy ban nhân dân hay một người khác không có quyền và nghĩa vụ liên quan. Trong một số trường hợp, để bảo đảm tính pháp lý của Biên bản họp gia đình, mà các tổ chức/cơ quan yêu cầu phải có xác nhận của một bên thứ 3: ví dụ Biên bản họp gia đình để thực hiện các công việc liên quan đến thừa kế Bất động sản,…

4. Mẫu Biên bản họp gia đình mới nhất năm 2023.

Sau đây, Việt Chính Luật sẽ giới thiệu đến Quý khách hàng mẫu Biên bản họp gia đình về việc cử người đại diện các đồng thừa kế để thực hiện thủ tục đính chính/cấp lại Giấy chứng nhận. Để tư vấn về các thủ tục liên quan đến thừa kế, Quý khách hàng hãy liên hệ tới số điện thoại: 0911.111.099 hoặc 0987.062.757 chúng tôi hân hạnh được hỗ trợ!

Xem thêm về Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

**********

………., ngày….tháng…năm…..

BIÊN BẢN HỌP GIA ĐÌNH

(V/v: cử người đại diện các đồng thừa kế)

Hôm nay, ngày….tháng….năm…., tại nhà bà/ông …………., địa chỉ: …………………. Gia đình chúng tôi tiến hành họp mặt các con trai, con gái, cháu của cụ ông …………………. và cụ bà ………………. với thành phần và nội dung cuộc họp như sau:

Thành phần tham dự cuộc họp:

  1. Ông/bà ……………….., sinh năm …..…, CCCD số ………………………………..
  2. Ông/bà ……………….., sinh năm …..…, CCCD số ………………………………..
  3. Ông/bà ……………….., sinh năm …..…, CCCD số ………………………………..
  4. Ông/bà ……………….., sinh năm …..…, CCCD số ………………………………..
  5. Ông/bà ……………….., sinh năm …..…, CCCD số ………………………………..
  6. Ông/bà ……………….., sinh năm …..…, CCCD số ………………………………..
  7. Ông/bà ……………….., sinh năm …..…, CCCD số ………………………………..

Nội dung cuộc họp:

Chúng tôi là con đẻ, con dâu và cháu của cụ ………….., sinh năm ….., đã mất năm …… ;

Bố đẻ của cụ …………..…… là cụ ông ………………., sinh năm ……., đã mất năm ……… và cụ bà ……………, sinh năm …….., đã mất năm …….;

Chồng cụ …………… là cụ ………………, sinh năm ……, mất năm ……;

Cụ ………………. có … (….) người con là ông/bà …………………….…;

Ngoài những người nêu trên, không còn ai khác là bố nuôi, mẹ nuôi, chồng, con đẻ, con nuôi của cụ ……………;

Cụ …………….. là chủ sử dụng thửa đất số ………, tờ bản đồ số ……, diện tích …..m2, địa chỉ tại …………………………. theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ………. do ……………. cấp ngày ………..

Do cụ ……………. mất không để lại di chúc, bố mẹ và chồng của cụ đã mất trước từ lâu nên tài sản trên là tài sản thừa kế chung của các con đẻ của cụ ………….

Nay để thuận tiện cho việc làm thủ tục liên quan đến hưởng thừa kế tài sản của cụ ………….., chúng tôi thống nhất cử bà ……………… là người đại diện cho các đồng thừa kế của cụ …………….. được trực tiếp liên hệ, làm việc với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để làm thủ tục đo đạc, đính chính, xin cấp và nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với thửa đất nêu trên. Bà …………………. được ủy quyền lại cho người khác thực hiện một phần hoặc toàn bộ những công việc nêu trên.

Chúng tôi xin cam đoan: Những thông tin về nhân thân, tài sản, nội dung đã trình bày trong biên bản này là đúng sự thật.

Biên bản này được đọc cho mọi người cùng nghe, ký tên dưới đây và được lập thành ….(…..) bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chữ ký của những người tham gia cuộc họp

Chữ kí các thành viên

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG ………..

 

Quý khách hàng có thể tải Mẫu Biên bản họp gia đình tại đây:TẢI VỀ

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin chi tiết và cụ thể về Mẫu biên bản họp gia đình. Nếu bạn còn câu hỏi hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn về các vấn đề pháp lý, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 0987.062.757 – 0911.111.099  địa chỉ luatvietchinh@gmail.com.

Bài viết liên quan