Thủ tục xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy

THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Gần đây các vụ cháy đang có xu hướng gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm nên phòng cháy chữa cháy trở thành yêu cầu tối quan trọng đối với một số đối tượng. Khi đó, bắt buộc phải có Giấy phép phòng cháy chữa cháy. Dù vậy, nhiều tổ chức cá nhân lại không biết mình có phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy hay không và thù tục xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy như thế nào. Để giải đáp thắc mắc của các bạn về Giấy phép phòng cháy chữa cháy, hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật Việt Chính.

Cơ sở pháp lý

  • Luật phòng cháy chữa cháy
  • Nghị định 136/2020/NĐ-CP
  • Nghị định 144/2021/NĐ-CP
  • Thông tư 258/2016/TT-BTC

1. Giấy phép phòng cháy chữa cháy là gì

Giấy phép phòng cháy chữa cháy là cách gọi gần gũi, dễ hiểu còn tên đầy đủ là Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy. Đây là  giấy tờ thể hiện cơ sở đã đáp ứng được yêu cầu về phòng cháy chữa cháy để đi vào hoạt động, vận hành. Luật Việt Chính đánh giá đây là một trong số các loại “giấy phép con” phổ biến nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Đặc biệt, Giấy phép phòng cháy chữa cháy trở thành điều kiện tiên quyết để có thể xin cấp các loại giấy phép khác cũng như thực hiện các thủ tục có liên quan. Do đó, vai trò của Giấy phép phòng cháy chữa cháy lại càng quan trọng hơn.

2. Những đối tượng thuộc diện phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

Những đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy theo khoản 3 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP bao gồm:

3. Đối tượng thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:

a) Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch;

b) Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;

c) Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại mục 21 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi chế tạo mới hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.

Những đối tượng thuộc diện phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy (Minh họa)

Còn những đối tượng phải xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy bao theo Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP bao gồm:

1. Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

2. Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

3. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 100 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích 3.000 m3 trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; trường cao đẳng, đại học, học viện, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

4. Bệnh viện; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.

5. Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc có từ 300 chỗ ngồi trở lên; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà văn hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên.

6. Chợ, trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.

7. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

8. Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

9. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

10. Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông, nhà lắp đặt thiết bị thông tin, trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

11. Sân vận động có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao, cung thể thao trong nhà, trung tâm thể dục, thể thao, trường đua, trường bắn, cơ sở thể thao khác được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

12. Cảng hàng không; đài kiểm soát không lưu; bến cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa; nhà chờ bến xe ô tô, nhà ga đường sắt, nhà chờ cáp treo vận chuyển người, trạm dừng nghỉ có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên; công trình tàu điện ngầm; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới, cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

13. Gara để xe ô tô trong nhà có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.

14. Hầm đường bộ có chiều dài từ 500 m trở lên; hầm đường sắt có chiều dài từ 1.000 m trở lên.

15. Cơ sở hạt nhân; cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; cảng xuất, nhập vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; kho vũ khí, công cụ hỗ trợ.

16. Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu, trạm cấp xăng dầu nội bộ có từ 01 cột bơm trở lên; cơ sở kinh doanh khí đốt, hệ thống cấp khí đốt trung tâm có tổng lượng khí tồn chứa từ 200 kg trở lên.

17. Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ C, D, E có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

18. Nhà máy điện; trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở lên.

19. Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên. Nhà kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc có bao bì cháy được có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.

20. Công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện trở lên.

21. Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Phương tiện giao thông đường sắt, phương tiện đường thủy có chiều dài từ 20 m trở lên vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ”.

3. Các bước xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

Quy trình, thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy về cơ bản bao gồm các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy tại cơ quan có thẩm quyền

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận, cán bộ chuyên môn kiểm tra hồ sơ

– Nếu hồ sơ đã hợp lệ, đúng theo quy định thì nhận hồ sơ và có giấy biên nhận, phiếu hẹn theo quy định.

– Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì từ chối nhận hoặc trả lại hồ sơ và viết phiếu hướng dẫn hoặc trả lời bằng văn bản để người nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện theo quy định.

Bước 3: Nộp phí theo quy định

Nộp phí theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

Bước 4: Nhận kết quả

Sau khi được cấp Giấy phép thì có thể đến nơi đã nộp hồ sơ để nhận kết quả.

Thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định: Từ 5 – 15 ngày. Thủ tục trên có vẻ đơn giản nhưng thực tế thì thường có nhiều vướng mắc.

Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy về cơ bản

4. Hồ sơ cần cung cấp để xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

Về cơ bản, Hồ sơ xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy (có mẫu theo quy định) – Tải về tại đây: Mẫu số PC06
  • Gấy chứng nhận thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy (Bản sao y công chứng); Biên bản nghiệm thu phòng cháy chữa cháy nếu công trình mới cải tạo, xây mới, các phương tiện giao thông hoán cải, đóng mới; Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy các cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác (bản sao công chứng);
  • Bảng thống kê tất cả phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu người đã được trang bị (có mẫu theo quy định);
  • Tài liệu về các phương án chữa cháy;
  • Quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở;
  • Danh sách người đã được huấn luyện phòng cháy chữa cháy theo quy định.

5. Mẫu giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy theo mẫu số PC07 được quy định theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:

Tải về tại đây: Mẫu số PC07

Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

6. Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy tại cơ quan nào?

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy theo khoản 12 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP bao gồm:

– Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với những dự án, công trình, phương tiện có quy mô lớn, phức tạp như sau:

+ Dự án, công trình đáp ứng tiêu chí phân loại dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A theo quy định về đầu tư công;

+ Công trình cao trên 100 m; công trình nằm trên 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;

+ Phương tiện đường thủy dài từ 50 m trở lên dùng để chở người, vận chuyển chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ;

+ Dự án xây dựng công trình do Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh đề nghị…

Cơ quan cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy (Minh họa)

–  Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh có thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với:

+ Đồ án quy hoạch đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác trên địa bàn được phân công quản lý;

+ Dự án, công trình không thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn được phân công quản lý…

7. Lệ phí xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

Theo Điều 5 Thông tư 258/2016/TT-BTC được sửa đổi một số điều tại thông tư 52/2019/TT-BTC, cách tính lệ phí cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy như sau:

Mức thu phí thẩm định phê duyệt = Tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt x Tỷ lệ tính phí

Trong đó:

Tổng mức đầu tư dự án tính theo Nghị định số 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và phải trừ đi chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư, tiền sử dụng đất và sẽ tính trước thuế.

Tỷ lệ tính phí thì có các hệ số được quy định trong phụ lục của thông tư vừa nêu như sau:

– Trường hợp dự án có tổng mức đầu tư được tính toán nằm trong giữa các khoảng giá trị ghi trong Biểu mức thu phí I, II nêu trên thì tỷ lệ tính phí được tính theo công thức sau:

Nit = Nib – { ((Nib – Nia) / (Git – Gib)) x Gia – Gib }

Trong đó:

  • Nit là tỷ lệ tính phí của dự án thứ i theo quy mô giá trị cần tính (Đơn vị tính: %).
  • Git là giá trị tổng mức đầu tư của dự án thứ i cần tính phí thẩm duyệt (Đơn vị tính: Tỷ đồng).
  • Gia là giá trị tổng mức đầu tư cận trên giá trị tổng mức đầu tư của dự án cần tính phí thẩm duyệt (Đơn vị tính: Tỷ đồng).
  • Gib là giá trị tổng mức đầu tư cận dưới giá trị tổng mức đầu tư của dự án cần tính phí thẩm duyệt (Đơn vị tính: Tỷ đồng).
  • Nia là tỷ lệ tính phí của dự án thứ i tương ứng Gia (Đơn vị tính: %).
  • Nib là tỷ lệ tính phí của dự án thứ i tương ứng Gib (Đơn vị tính: %).

– Lệ phí tối thiểu là 500.000 đồng/dự án và lệ phí tối đa là 150.000.000 đồng/dự án.

–  Mức thu phí dự án cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng mục công trình; hoán cải phương tiện giao thông; xây dựng hạng mục công trình được tính theo giá trị tổng mức đầu tư cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng mục công trình; hoán cải phương tiện giao thông; thiết kế xây dựng mới hạng mục công trình.

Lưu ý: Từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 thì lệ phí sẽ được giảm 50%.

8. Không có giấy phép phòng cháy chữa cháy có bị xử phạt không?

Nếu thuộc trường hợp phải có giấy phép mà không xin cấp thì có thể bị phạt theo Điều 30 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

Điều 30. Vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan có thẩm quyền;

b) Không thực hiện văn bản yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan có thẩm quyền;

c) Không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

d) Không bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm làm việc với người có thẩm quyền kiểm tra khi đã nhận được thông báo về việc kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

đ) Không tự kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;

e) Không gửi báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định tạm đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy”.

9. Dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy nhanh của Luật Việt Chính

Giấy phép phòng cháy chữa cháy là một trong các giấy tờ quan trọng để có thể tiến hành xây dựng, vận hành, hoán cải, lưu thông, xin các loại giấy phép khác trong rất nhiều trường hợp. Nếu không xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy theo quy định sẽ bị xử phạt rất nặng và có thể bị áp dụng các biện pháp khác theo pháp luật. Tuy nhiên thực tiễn xin giấy phép phòng cháy chữa cháy lại tương đối khó khăn, phức tạp xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nếu bạn không có thời gian, không nắm vững các quy định, ngại thực hiện các thủ tục hành chính hoặc đơn giản là bạn muốn nhanh chóng hoàn tất thủ tục dể chủ động cho công việc của mình thì hãy liên hệ với Luật Việt Chính để được cung cấp dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy. Chúng tôi với đội ngũ luật sư và chuyên viên giàu kinh nghiệm và chuyên viên cao đảm bảo sẽ cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm xứng đáng nhất.

Với Dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy, Luật Việt Chính sẽ:

  • Tư vấn cụ thể, chi tiết về hồ sơ, thủ tục xin cấp phép phòng cháy chữa cháy;
  • Hỗ trợ Quý khách chuẩn bị, soạn thảo, nộp hồ sơ xin giấy phép Phòng cháy chữa cháy;
  • Theo sát quá trình xử lý hồ sơ để đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật;
  • Tham gia làm việc với cơ quan thẩm định cùng Quý khách cho đến khi nhận giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về vấn đề Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy. Luật Việt Chính mong khách hàng có thể áp dụng những thông tin trên để phục vụ cho công việc của mình.

Để được hỗ trợ trực tiếp về Thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy hoặc các vấn đề khác về pháp luật, bạn có thể liên hệ theo các phương thức sau:

  • Gọi điện tới số điện thoại 0911.111.099 (Ls Phương) hoặc 0987.062.757 (Ls Băng) để trình bày yêu cầu tư vấn.
  • Tư vấn pháp luật qua email: luatvietchinh@gmail.com
  • Tư vấn pháp luật qua facebook: Luật Việt Chính
  • Tư vấn pháp luật thông qua zalo: 0911.111.099

Chúng tôi có thể trả lời tin nhắn trên website này.

Hỏi đáp:

Giấy phép phòng cháy chữa cháy có những loại nào?

Theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì tùy vào loại hình, đối tượng mà sẽ có những loại giấy phép phòng cháy chữa cháy sau:
– Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; .
–Biên bản kiểm tra:
– Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
– Phương án chữa cháy của cơ sở; Giấy chứng nhận huấn luyện về phòng cháy chữa cháy;
– Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
– Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy;
– Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy..

Thời hạn của giấy phép phòng cháy chữa cháy trong bao lâu?

Sẽ tùy vào trường hợp chứ không có mẫu số chung cho tất cả các bạn nhé.
Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định về thời hạn của các loại giấy phép như sau:
– Giấy chứng nhận huấn luyện về phòng cháy chữa cháy: Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước trong thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn này, phải huấn luyện lại đề được cấp Chứng nhận mới.– Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt: Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ có hiệu lực trên toàn quốc và có giá trị một lần đối với phương tiền cả hợp đồng vận chuyển theo chuyển; có giá trị không quá 24 tháng đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo kế hoạch hoặc hợp đồng vận chuyển và không vượt quả thời hạn còn lại của Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ), Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với phương tiện thủy nội địa), Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với phương tiện giao thông đường sắt).
Những giấy phép sau thì chưa có quy định về thời hạn:
– Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy;– Giầy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
– Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
– Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
– Phương án chữa cháy của cơ sở.

– Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Trên đây là những thông tin cơ bản về Quy trình, thủ tục xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy của Luật Việt Chính. Nếu bạn có vướng mắc, muốn được tư vấn miễn phí hoặc báo phí dịch vụ luật sư thì hãy gọi tới số 0911.111.099 hoặc 0987.062.757 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Bài viết liên quan