Những điều cần biết về hợp đồng điện tử E – contract theo quy định của pháp luật

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HỢP ĐỒNG E – CONTRACT THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Hợp đồng điện tử E -contract là loại hợp đồng giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và thực hiện nhanh chóng. Vậy, các quy định liên quan đến hợp đồng điện tử là gì? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Luật Việt Chính tìm hiểu về hợp đồng điện tử là gì và những điều cần biết về hợp đồng điện tử theo quy định của pháp luật.

1. Hợp đồng điện tử E -contract là gì?

Hợp đồng điện tử E – contract là một loại hợp đồng được tạo và ký kết dưới dạng hợp đồng điện tử mà không cần sử dụng tới giấy tờ hay văn bản bằng giấy.

Theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử 2005, định nghĩa về hợp đồng điện tử được nêu cụ thể như sau:

“Hợp đồng điện tử là loại hợp đồng mà các bên cùng thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ gửi đi và nhận lại. Đồng thời, hợp đồng điện tử được lưu trữ trên các phương tiện điện tử như công nghệ điện tử, kỹ thuật số hay quang học cùng các phương tiện lưu trữ điện tử khác.”

Ví dụ, khi cần soạn một hợp đồng trên máy tính để gửi tới đối tác thì sẽ gửi lại email kèm chữ ký điện tử thể hiện đồng ý thỏa thuận.

Hoặc hợp đồng điện tử cũng xuất hiện dưới dạng tệp tin đính kèm khi người dùng tải một phần mềm, người dùng click vào “Tôi đồng ý” trong mục liệt kê các điều khoản, giấy phép phần mềm trước khi hoàn tất giao dịch.

Luật Việt Chính hỗ trợ các thủ tục, các giao dịch hợp đồng

2. Đặc điểm của hợp đồng điện tử.

a) Hợp đồng được thể hiện qua thông điệp dữ liệu điện tử.

Hình thức trình bày là một trong những đặc điểm nổi bật của hợp đồng điện tử. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc đề nghị giao kết hợp đồng và đồng ý ký hợp đồng sẽ được thể hiện thông qua thông điệp dữ liệu điện tử.

b) Có ít nhất 3 bên tham gia vào quá trình ký hợp đồng điện tử.

Ngoài hai bên chủ thể là bên bán và bên mua thì hợp đồng điện tử còn có chủ thể thứ ba, đứng giữa hai chủ thể kia.

Bên thứ ba có thể là các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử hoặc nhà cung cấp mạng và không tham gia vào quá trình ký hợp đồng mà chỉ bảo đảm tính hiệu quả, giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử.

c) Hợp đồng điện tử thể hiện tính thức thời.

Giữa hai bên chủ thể tham gia ký kết liên hệ trực tiếp là không cần thiết, vì hợp đồng điện tử được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. Các bên có thể chủ động giao kết hợp đồng tại bất kỳ ở đâu và bất kỳ thời điểm nào.

d) Phạm vi sử dụng hợp đồng điện tử.

Hiện nay, hợp đồng điện tử có thể áp dụng cho hầu kết các giao dịch trong mọi lĩnh vực, trừ một số trường hợp ngoại lệ.

Cụ thể, theo quy định của Luật Giao dịch điện tử 2005, những giao dịch liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, bất động sản hay các văn bản về thừa kế, Đăng ký kết hôn, Quyết định ly hôn, Khai sinh, Khai tử,… thì không được áp dụng hình thức giao dịch điện tử.

Bên cạnh đó, giao dịch điện tử cũng không được áp dụng đối với một số giao dịch bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực.

3. Cơ sở xác định tính pháp lý của hợp đồng điện tử.

Một hợp đồng điện tử đảm bảo tính pháp lý cần đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đầy đủ chữ ký số của các chủ thể tham gia.

Tương tự với hợp đồng giấy, hợp đồng điệnt ử cần đảm bảo phải có đầy đủ chữ ký số của các bên tham gia trong hợp đồng.

Với hợp đồng điện tử giữa tổ chức với tổ chức cần phải có đầy đủ chữ ký số của các bên liên quan trong hợp đồng.

Với hợp đồng điện tử được ký kết giữa tổ chức và cá nhân thì cần phải có ít nhất 01 chữ ký số của tổ chức và chữ ký số của cá nhân (tùy theo thỏa thuận của các chủ thể tham gia).

b) Đảm bảo tính toàn vẹn, không bị chỉnh sửa kể từ thời điểm ký số.

Hợp đồng điện tử cần phải đảm bảo được tính toàn vẹn, nội dung, điều khoản trong hợp đồng không bị chỉnh sửa kể từ thời điểm các bên hoàn tất ký số.

Trên phần mềm ký số điện tử, mọi thay đổi của bất kỳ chi tiết nào, từ bên tham gia ký hợp đồng đều được ghi nhận trên phần mềm. Do vây, mọi thao tác chỉnh sửa hay thay đổi nội dung của hợp đồng điện tử đều được phần mềm lưu trữ lại.

Sau khi ký số, file hợp đồng, tài liệu ký sẽ là nội dung cuối cùng và không thể thay đổi. Hợp đồng điện tử được thiết kế bảo mật tối ưu từ trong ra ngoài và được cài đặt các phương thức phòng chống tấn công mạng. Các kịch bản tấn công được cập nhật liên tục nhằm đưa ra các phương án chống tấn công và được áp dụng các tiêu chuẩn mã hóa cao.

Hệ thống lưu trữ được áp dụng các biện pháp chống tấn công, mất mát dữ liệu đồng thời lưu trữ dữ liệu tại trung tâm dữ liệu đạt chuẩn an ninh thông tin quốc tế.

c) Người ký số là đại diện theo pháp luật hoặc được ủy quyền hợp pháp.

Chủ thể ký số là yế tố phải xem xét trong quá trình xác thực hợp đồng điện tử được ký đúng pháp nhân. Các bên tham gia hợp đồng phải cùng ký điện tử chính xác trên hợp đồng đang giao kết.

Lưu ý: Trong ký số có hai chữ ký số: Chữ ký số của người ký hợp đồng, tương ứng với chữ ký của người đại diện theo pháp luật và chữ ký số của doanh nghiệp/tổ chức thay thế con dấu.

Tùy theo thỏa thuận, các bên có thể dùng chữ ký số của doanh nghiệp nhưng tốt nhất cần có đủ hai chữ ký số này trong hợp đồng giao kết.

d) Chứng thư số được cấp bởi tổ chức được cấp phép và còn hiệu lực tại thời điểm ký kết.

Căn cứ theo khung pháp lý điều chỉnh chữ ký điện tử gồm Bộ luật Dân sự 2015; Luật Giao dịch điện tử 2005; và các Nghị định số 130/2018/NĐ – CP về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; Nghị định số 52/2013/NĐ – CP về thương mại điện tử.

Chứng thư số trên hợp đồng phải được cấp bởi tổ chức được cấp phép và đảm bảo còn hiệu lực tại thời điểm giao kết hợp đồng.

4. Điều kiện để hợp đồng điện tử có hiệu lực.

Để hợp đồng điện tử có hiệu lực theo quy định của pháp luật thì phải đảm bảo cơ sở pháp lý và tuân thủ các điều kiện sau:

Thứ nhất: Chủ thể ký kết hợp đồng điện tử phải hợp pháp, có năng lực hành vi dân sự và đủ năng lực pháp luật dân sự.

Thứ hai: Chủ thể tham gia giao dịch, ký kết hợp đồng phải trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và thiện chí. Nếu có sự ép buộc, lừa dối giao kết hợp đồng thì hợp đồng điện tử sẽ bị vô hiệu.

Thứ ba: Mục đích, nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Đối tượng của hợp đồng không thuộc nhóm các hàng hóa cấm giao dịch hay công việc cấm thực hiện.

Thứ tư: Hình thức giao dịch của hợp đồng điện tử phải tuân theo quy định của pháp luật đối với từng loại hợp đồng khác nhau.

5. Hướng dẫn ký hợp đồng điện tử.

Luật Việt Chính hỗ trợ các thủ tục, giao dịch về hợp đồng

Bước 1: Đề nghị giao kết hợp đồng.

Đề nghị giao kết hợp đồng để thể hiện ý định ký kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này.

Bên đề nghị giao kết tiến hành đăng nhập tài khoản trên phần mềm hợp đồng điện tử, tạo lập hợp đồng với đầy đủ nội dung, điều khoản, quyền và nghĩa vụ của các bên. Sau đó tiến hành xác định các luồng ký, thứ tự ký, vị trí ký và vai trò của các bên. Hệ thống tự đồng tạp luồng ký và gửi hợp đồng thông qua email cho bên còn lại ký.

Bước 2: Phản hồi đề nghị giao kết hợp đồng.

Bên được gửi hợp đồng chấp nhận đề nghị giao kết. Tiến hành truy cập vào đường link của hợp đồng và ký chữ ký số bằng hình ảnh, Token USB, HSM, OTP,…

Bước 3: Thực hiện hợp đồng điện tử:

Sau khi hoàn tất việc đăng ký kết hợp đồng, hệ thống sẽ gửi thông báo hoàn tất ký kết tới các bên tham gia. Lúc này, hợp đồng sẽ được lưu trữ và mã hóa trên các phương tiện lưu trữ điện tử.

6. Phân biệt hợp đồng điện tử và hợp đồng giấy.

Hợp đồng giấy và hợp đồng điện tử đều chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015, tuy nhiên hai loại hợp đồng này đều có một số điểm khác nhau để phân biệt:

Tiêu chí Hợp đồng điện tử Hợp đồng giấy
Căn cứ pháp lý Chịu sự điều chỉnh của Luật Giao dịch điện tử 2005 và Bộ luật Dân sự 2015. Chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015.
Hình thức giao dịch – Sử dụng phương tiện điện tử để giao dịch

– Được lý bằng chữ ký số USB, Token, HSM,… chữ ký điện tử.

– Giao dịch bằng văn bản, lời nói hoặc các hình thức khác dựa trên sự thỏa thuận.

 

Nội dung Tương tự với hợp đồng giấy, nhưng bổ sung thêm các nội dung như sau:

– Địa chỉ pháp lý

– Quy định về chữ ký số

– Điều kiện bảo mật.

Nội dung bao gồm:

– Đối tượng của hợp đồng.

– Số lượng, chất lượng, giá cả và phương thức thanh toán.

– Thời hạn và địa điểm.

– Phương thức thực hiện hợp đồng.

– Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia

– Phương thức giải quyết tranh chấp.

Phạm vi áp dụng Căn cứ vào Luật Giao dịch điện tử 2005, hợp đồng điện tử được áp dụng trong toàn bộ các lĩnh vực trừ:

– Văn bản thừa kế

– Giấy chứng nhận kết hôn, Quyết định ly hôn.

– Giấy khai sinh, khai tử

Áp dụng cho mọi lĩnh vực kinh tế và xã hội.

 

7. Ưu nhược điểm của hợp đồng điện tử

a) Ưu điểm của hợp đồng điện tử:

– Tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí: Hợp đồng điện tử giúp các doanh nghiệp, tổ chức tối ưu thời gian nhất và đảm bảo có thể ký kết hợp đồng ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào mà không cần phải có mặt.

– Tối ưu hiệu suất kinh doanh: Sử dụng hợp đồng điện tử giúp doanh nghiệp giảm bớt các chi phí như in ấn, lưu trữ, vận chuyển, đi lại,…Hợp đồng điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm được 80% các chi phi liên quan trong quá trình giao kết hợp đồng.

– Thực hiện đơn giản và tiện lợi: Hợp đồng điện tử giúp doanh nghiệp thực hiện quy trình và thủ tục nhanh hơn so với ký hợp đồng giấy. Người dùng sẽ không cần phải bỏ thời gian để doạn hợp đồng và đưa đến tay đối tác ký.

– Đảm bảo tính minh bạch: Hợp đồng điện tử giúp việc xác thực của các cơ quan được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Do đó, tính minh bạch được đảm bảo và hạn chế được chứng từ khống, chứng từ làm giả.

– Giúp lưu trữ, quản lý và tìm kiếm thông tin dễ dàng: Việc lưu trữ thông qua phương tiện lưu trữ điện tử giúp người dùng nhanh chóng tìm kiếm thông tin và quản lý tài liệu.

b) Nhược điểm của hợp đồng điện tử:

Việc hoạt động trên môi trường số hóa có thể dẫn đến các nguy cơ về bảo mật thông tin, hacker tấn công dữ liệu và ăn cắp thông tin hợp đồng, tài khoản chữ ký số để thực hiện lừa đảo. Do vậy, việc lựa chọn nhà cung cấp phần mềm hợp đồng điện tử và chữ ký số là vô cùng quan trọng. Người dùng nên lựa chọn các đơn vị đã được Bộ Công thương cấp phép về dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử để đảm bảo tính pháp lý và lưu trữ hợp đồng, tài liệu an toàn hơn.

Trên đây là toàn bộ bài viết về những điều cần biết về hợp đồng điện tử E – contract theo quy định của pháp luật, hi vọng sẽ mang lại kiến thức cho bạn đọc. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ với Luật Việt Chính qua các phương thức sau:

– Gọi điện tới số điện thoại 0368.668.629 (Ls Phương) hoặc 0987.062.757 (Ls Băng) để trình bày nội dung vụ việc và nhận được tham vấn trực tiếp từ các Luật sư giàu kinh nghiệm

– Tư vấn pháp luật qua email: luatvietchinh@gmail.com

– Tư vấn pháp luật qua facebook: Luật Việt Chính

– Tư vấn pháp luật thông qua zalo: 0911.111.099

– Chúng tôi có thể trả lời tin nhắn trên website này.

Chúng tôi luôn luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp thắc mắc đến bạn đọc.

Trân trọng!

Bài viết liên quan