Phân biệt giữa công chứng và vi bằng

PHÂN BIỆT GIỮA CÔNG CHỨNG VÀ VI BẰNG

Hiện nay trong các giao dịch dân sự, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai việc sử dụng văn bản công chứng và vi bằng để làm căn cứ xác thực một số vấn đề được đề cập đến trong văn bản và được sử dụng là một  chứng cứ khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án ngày càng phổ biến hơn. Việc xác lập văn bản công chứng và vi bằng khiến cho các bên có cảm giác yên tâm hơn khi giao dịch. Tuy nhiên, việc hiểu rõ như thế nào là văn bản công chứng và vi bằng, cũng như sự khác nhau giữa hai loại văn bản này là điều không phải ai cũng nắm bắt được.

Vì vậy, bài viết sau đây của Việt Chính Luật sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về sự giống và khác nhau giữa văn bản công chứng và vi bằng để bạn đọc sử dụng hai loại văn bản này trong thực tế sao cho phù hợp và hạn chế được tối đa những rủi ro về mặt pháp lý khi tham gia giao dịch.

Cơ sở pháp lý:

– Luật Công chứng 2014;

–  Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức hoạt động của Thừa phát lại;

Điểm giống nhau giữa văn bản công chứng và vi bằng

Văn bản công chứng và vi bằng đều có những đặc điểm chung, đó là:

– Đều là được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản bằng Tiếng Việt, nội dung của văn bản là sự xác thực về vấn đề đang được đề cập tới trong văn bản. Văn bản phải có chữ kí của các bên tham gia giao dịch, dấu của tổ chức hành nghề, chữ kí của chủ thể lập. Chủ thể lập  phải là cá nhân được nhà nước bổ nhiệm để làm những nhiệm vụ nhất định, tương ứng với từng hoạt động công chứng và thừa phát lại. 

– Đều có giá trị là căn cứ khi phát sinh tranh chấp và được sử dụng khi ra Tòa án để giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thể hiện việc giao dịch giữa cá nhân, tổ chức, các cơ quan theo quy định.     

Điểm giống nhau giữa văn bản công chứng và vi bằng

Điểm khác nhau giữa văn bản công chứng và vi bằng

Tiêu chí Văn bản công chứng Vi bằng
Khái niệm Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật Công chứng. Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định về tổ chức, hoạt động của Thừa phát lại.
Chủ thể xác lập Công chứng viên Thừa phát lại
Nội dung Tùy thuộc vào từng loại hợp đồng, giao dịch mà văn bản công chứng có những nội dung khác nhau. Các loại hợp đồng, giao dịch sau đây bắt buộc phải được công chứng:

 Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn, cho thuê, cho thuê lại bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.

+ Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

+ Giấy tờ mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế công trình xây dựng.

+ Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với rừng sản xuất là rừng trồng

+ Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với cây lâu năm

+ Văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất cho phép sử dụng đất để trồng rừng

+ Di chúc bằng văn bản;

+ Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ.

+ Văn bản xác nhận lựa chọn người giám hộ

+ Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân

+ Hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

+ Di chúc miệng được ghi lại bởi người làm chứng trong thời hạn 05 ngày

+ Thỏa thuận về việc chia tài sản chung của vợ chồng

+ Văn bản thỏa thuận tài sản khi kết hôn

+ Thỏa thuận về việc mang thai hộ

+ Văn bản uỷ quyền cho nhau về việc thoả thuận mang thai hộ

+ Văn bản thoả thuận về việc chia tài sản chung vợ chồng

+ Bản sao hợp đồng cho thuê doanh nghiệp

a) Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;

b) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;

c) Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;

d) Họ, tên người tham gia khác (nếu có);

đ) Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;

e) Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;

g) Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).

Giá trị pháp lý 1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

4. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

1. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

2. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

 

Phạm vi thực hiện Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản. Không hạn chế về phạm vi địa điểm xác lập, tuy nhiên giới hạn về nội dung không được lập vi bằng:

– Không xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.

– Không được ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

 

Văn bản điều chỉnh Luật công chứng 2014 Nghị định 08/2020/NĐ-CP

Trên đây là những nội dung tư vấn của Luật Việt Chính. Hi vọng rằng bạn có thể nắm được những thông tin đầy đủ nhất để phân biệt giữa văn bản công chứng và vi bằng. Để được đội ngũ Luật sư của Việt Chính Luật tư vấn về các lĩnh vực pháp lý, Quý khách có thể liên hệ theo thông tin dưới đây:

  • Gọi điện tới số điện thoại 0368.668.629 (Ls Phương) hoặc 0987.062.757 (Ls Băng) để trình bày nội dung vụ việc và nhận được tham vấn trực tiếp từ các Luật sư giàu kinh nghiệm
  • Tư vấn pháp luật qua email: luatvietchinh@gmail.com
  • Tư vấn pháp luật qua facebook: Luật Việt Chính
  • Tư vấn pháp luật thông qua zalo: 0911.111.099
  • Chúng tôi có thể trả lời tin nhắn trên website này.
Bài viết liên quan