QUY TRÌNH XIN CẤP GIẤY PHÉP DẠY NGHỀ SƠ CẤP
Đào tạo nghề là một lĩnh vực được nhà nước ưu tiên phát triển để đảm bảo cung cấp lực lượng lao động có chuyên môn, tay nghề cao đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế. Không chỉ đào tạo nghề chuyên sâu ở các hệ cao đẳng, trung cấp mà dạy nghề trình độ sơ cấp cũng đang được đẩy mạnh do có thời gian và chi phí đào tạo thấp, phù hợp với các nghành nghề, công việc không yêu cầu đào tạo chuyên sâu. Nhưng để việc đào tạo dù ở trình độ nào cũng phải đảm bảo chất lượng thì pháp luật vẫn có những quy định chặt chẽ mà việc được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (có thể được gọi là giấy phép dạy nghề sơ cấp) là một yếu tố tiên quyết. Để phổ biến kiến thức pháp luật về điều kiện, quy trình thủ tục xin cấp giấy phép dạy nghề trình độ sơ cấp, Luật Việt Chính xin gửi tới quý khách nội dung bài viết sau:
I. Cơ sở pháp lý
– Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014
– Luật giáo dục năm 2019
– Nghị định số 143/2016/NĐ-CP
– Nghị định số 88/2022/NĐ-CP
– Nghị định số 15/2019/NĐ-CP
– Nghị định số 24/2022/NĐ-CP
– Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH
– Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH
– Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
II. Trình độ sơ cấp là gì?
– Giáo dục nghề nghiệp có nhiều cấp độ, trong đó chương trình đào tạo trình độ sơ cấp có hệ thống kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ cùng trách nhiệm được thiết kế đồng bộ với phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, học tập rèn luyện và đánh giá kết quả để bảo đảm học viên tích lũy được những kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm đủ để thực hiện những công việc đơn giản của nghề.
– Khối lượng kiến thức và kỹ năng tối thiểu đối với trình độ sơ cấp như sau: Tối thiểu phải có 3 module đào tạo, thời gian thực học ít nhất đạt 300 giờ trong khoảng thời gian từ 3 tháng đến dưới 1 năm học.
Luật Việt Chính cung cấp dịch vụ pháp lý về xin cấp Giấy phép dạy nghề sơ cấp
III. Điều kiện xin cấp giấy phép dạy nghề sơ cấp
Các đối tượng có thể được cấp giấy phép dạy nghề trình độ sơ cấp khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:
– Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô và trình độ đào tạo sơ cấp. Diện tích của phòng học lý thuyết và phòng, xưởng thực hành dùng để học tập, giảng dạy đảm bảo bình quân tối thiểu 04 m2/chỗ học;
– Xây dựng đầy đủ chương trình và giáo trình đào tạo đối với từng nghề đăng ký hoạt động và bắt buộc phải được xây dựng, thẩm định, ban hành theo những quy định do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
– Phải có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề cũng như nghiệp vụ sư phạm đáp ứng quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học viên quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học viên/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo;
IV. Hồ sơ xin giấy phép dạy nghề trình độ sơ cấp
– Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (có mẫu theo quy định);
– Bản sao y công chứng của một hoặc một số giấy tờ sau: Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
– Báo cáo những điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu và kèm theo những giấy tờ chứng minh;
– Bản sao điều lệ hoặc quy chế tổ chức, hoạt động của đối tượng xin cấp phép.
V. Quy trình xin cấp giấy phép dạy nghề sơ cấp
– Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép dạy nghề sơ cấp tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính của cơ sở. Nếu đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo khác không tại tỉnh thành phố trực thuộc trung ương có trụ sở chính thì gửi hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi có phân hiệu, địa điểm đào tạo đó.
– Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện kiểm tra những điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và cấp giấy phép dạy nghề trình độ sơ cấp; nếu không thực hiện cấp giấy phép dạy nghề trình độ sơ cấp thì trong vòng 5 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.
– Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy phép dạy nghề trình độ sơ cấp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tới Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để theo dõi, quản lý.
VI. Thời hạn của giấy phép dạy nghề trình độ sơ cấp
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp này có hiệu lực từ ngày ký và không giới hạn thời gian hết hiệu lực trừ khi bị thu hồi giấy phép theo quy định
VII. Khối lượng học tập tối thiểu của trình độ sơ cấp như thế nào?
Khối lượng học tập tối thiểu dành cho bậc 1, 2 và bậc 3 trình độ sơ cấp như sau:
Bậc 1 – Sơ cấp I tối thiểu 5 tín chỉ, với số module đào tạo tối thiểu là 3 module và thời gian học tối thiểu là 300 giờ chuẩn đối với người có trình độ văn hóa phù hợp với nghề cần học.
Bậc 2 – Sơ cấp II tối thiểu là 15 tín chỉ, với số module đào tạo tối thiểu là 9 module đối với người có trình độ văn hóa phù hợp với nghề cần học.
Bậc 3 – Sơ cấp III tối thiểu là 25 tín chỉ, với số module đào tạo tối thiểu là 15 module đối với người có trình độ văn hóa phù hợp với nghề cần học.
Khối lượng học tập lý thuyết và học tập thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm tối đa 25%; thực hành chiếm tối thiểu 75%.
VIII. Đối tượng tuyển sinh
Đối tượng tuyển sinh để trở thành học viên học nghề ít nhất phải 15 tuổi, có trình độ văn hóa và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học. Riêng các ngành, nghề đặc thù trong do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch thống nhất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định thì được tuyển sinh đối với người chưa đủ 15 tuổi.
IX. Chỉ tiêu, kế hoạch và thông báo tuyển sinh?
– Chỉ tiêu tuyển sinh: Cơ sở dạy nghề sơ cấp căn cứ theo quy mô tuyển sinh đã được ấn định tại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có) để tự chủ và tự chịu trách nhiệm xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ sơ cấp từng năm của đơn vị mình.
– Kế hoạch tuyển sinh:
a) Sau khi xác định được chỉ tiêu tuyển sinh, dựa vào nhu cầu sử dụng lao động của người sử dụng lao động, nhu cầu của thị trường và kết quả tuyển sinh, trước ngày 31 tháng 10 hằng năm cơ sở đào tạo sơ cấp phải xây dựng kế hoạch tuyển sinh trình độ sơ cấp cho năm sau. Kế hoạch bao gồm: chỉ tiêu, ngành nghề đào tạo, đối tượng, thời gian, khu vực tuyển sinh và gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức đào tạo và cơ quan trực tiếp quản lý (nếu có).
b) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch tuyển sinh của tất cả các cơ sở đào tạo sơ cấp trên địa bàn; các cơ quan quản lý tổng hợp kế hoạch tuyển sinh của các cơ sở đào tạo sơ cấp trực thuộc (nếu có) gửi về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 30 tháng 11 hằng năm.
– Thông báo tuyển sinh: Chậm nhất 03 tháng trước khi tổ chức tuyển sinh, cơ sở đào tạo sơ cấp phải công bố công khai các thông tin về: chỉ tiêu tuyển sinh đối với mỗi ngành nghề; đối tượng, khu vực tuyển sinh và thời hạn nhận hồ sơ đăng ký tuyển sinh; thời gian tiến hành xét tuyển và các căn cứ xét tuyển.
X. Thời gian đào tạo và phân bổ thời gian đào tạo
1. Thời gian đào tạo trình độ sơ cấp là thời gian hoàn tất đủ số lượng module quy định cho mỗi chương trình đào tạo. Tùy vào điều kiện đào tạo của cơ sở dạy nghề sơ cấp, người đứng đầu quy định thời gian tối đa đối với mỗi chương trình, nhưng không được vượt quá hai lần thời gian thiết kế của chương trình đó.
2. Tùy thuộc chương trình đào tạo, cơ sở dạy nghề sơ cấp phân bổ thời gian và kế hoạch đào tạo đối với từng nghề; số lượng module tối đa, tối thiểu cần tích lũy cho từng kỳ học, đợt học nhưng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Thời gian thực học tối thiểu là 10 tuần và tối đa là 42 tuần. Thời gian ôn, kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học tối thiểu là 1 tuần và tối đa là 2 tuần.
b) Tổng thời gian dành cho các hoạt động chung tối thiểu cho chương trình đào tạo là 1 tuần và tối đa là 2 tuần.
3. Dựa vào khối lượng và nội dung kiến thức, kỹ năng tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà học viên đạt được sau khi tốt nghiệp được quy định trong chương trình đào tạo của từng nghề, người đứng đầu cơ sở dạy nghề sơ cấp phân bổ số module cho từng kỳ học, đợt học.
XI. Tổ chức lớp học và địa điểm để đào tạo
1. Tổ chức lớp:
– Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác có tối đa 35 học viên. Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác dành cho người dân tộc thiểu số ít người hoặc người khuyết tật có tối đa 20 học viên. Riêng lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác dành cho người bị mù có tối đa 10 học viên.
– Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp có tối đa 18 học viên. Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật có tối đa 10 học viên. Riêng lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp dành cho người mù có tối đa 8 học viên.
– Mỗi lớp phải có một giáo viên chủ nhiệm phụ trách lớp.
2. Địa điểm đào tạo:
Địa điểm đào tạo có thể được thực hiện linh hoạt tại chính cơ sở đào tạo, nơi sản xuất, doanh nghiệp nhưng phải bảo đảm những điều kiện để dạy và học về mặt bằng và địa điểm học kiến thức chuyên môn; địa điểm học thực hành kỹ năng nghề; phương tiện, trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đào tạo,… đáp ứng theo yêu cầu của từng module, chương trình đào tạo.
3. Công nhận tốt nghiệp
– Người đứng đầu cơ sở đào tạo nghề sơ cấp căn cứ vào báo cáo của hội đồng kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học để ra quyết định công nhận tốt nghiệp và công bố công khai tới học viên.
– Cơ sở đào tạo nghề sơ cấp có trách nhiệm báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức đào tạo và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có) về kết quả công nhận tốt nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ khi kết thúc khóa học.
XII. Chứng chỉ sơ cấp và những điều cần biết
Những điều cần biết về chứng chỉ sơ cấp
1. Mẫu chứng chỉ sơ cấp đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Chứng chỉ sơ cấp bao gồm hai mặt và có kích thước 19cm x 18cm.
2. Mặt trước chứng chỉ có nền màu đỏ, có hình Quốc huy, các chữ in trên mặt trước có màu vàng; mặt sau nền màu trắng, hoa văn trống đồng màu vàng nhạt, chữ in trên mặt sau màu đen, riêng dòng chữ “CHỨNG CHỈ SƠ CẤP” thì màu đỏ, phông chữ Times New Roman, in hoa, đậm.
3. Nội dung cụ thể của mẫu chứng chỉ sơ cấp thực hiện theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH
2. In, quản lý, cấp phát chứng chỉ sơ cấp
– Căn cứ mẫu chứng chỉ sơ cấp; mẫu bản sao chứng chỉ sơ cấp nêu trên, cơ sở đào tạo sơ cấp thiết kế hoặc chọn lựa mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp, kèm theo lô gô của cơ sở mình (nếu có) đáp ứng yêu cầu và gửi mỗi loại 3 bản về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính để đăng ký xác nhận.
– Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin đăng ký xác nhận của cơ sở đào tạo nghề sơ cấp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải xác nhận vào từng mẫu phôi. Nếu không xác nhận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Nếu Sở Lao động – Thương binh và Xã hội không xác nhận hoặc không có văn bản trả lời trong thời hạn trên thì cơ sở đào tạo sơ cấp được in và sử dụng chứng chỉ sơ cấp, bản sao chứng chỉ sơ cấp theo mẫu phôi đã xin đăng ký.
– Mẫu phôi đã được xác nhận được lưu trữ tại cơ sở đào tạo sơ cấp và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi có trụ sở chính để quản lý.
– Cơ sở đào tạo nghề sơ cấp được in chứng chỉ sơ cấp, bản sao chứng chỉ sơ cấp theo mẫu phôi đã đăng ký xác nhận nêu trên để cấp cho học viên.
– Cấp phát chứng chỉ đào tạo nghề trình độ sơ cấp
+ Người đứng đầu cơ sở đào tạo nghề sơ cấp ký và cấp chứng chỉ sơ cấp cho từng học viên được công nhận tốt nghiệp theo quy định
+ Chứng chỉ đào tạo nghề sơ cấp chỉ được cấp một lần, không được cấp lại. Bản sao chứng chỉ sơ cấp được cấp theo yêu cầu của người học.
+ Cơ sở đào tạo sơ cấp ghi vào sổ cấp chứng chỉ sơ cấp và sổ cấp bản sao chứng chỉ sơ cấp.
XIII. Thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp
Chứng chỉ sơ cấp và bản sao bị thu hồi bởi người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
a) Học viên gian lận trong quá trình học khiến kết quả công nhận tốt nghiệp bị sai lệch.
b) Có vi phạm trong việc in, quản lý, cấp phát chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp;
c) Cấp cho người không đủ điều kiện; cấp không đúng thẩm quyền; chứng chỉ sơ cấp bị sửa chữa, tẩy xóa;
d) Học viên để cho người khác sử dụng chứng chỉ sơ cấp hoặc bản sao chứng chỉ sơ cấp của mình.
Người đứng đầu cơ sở hoạt động đào tạo sơ cấp có quyền và nghĩa vụ xem xét ra quyết định hủy bỏ việc công nhận tốt nghiệp và thu hồi chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp mà mình đã cấp. Nếu cần thiết, việc thu hồi chứng chỉ sơ cấp được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
XIV. Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, có được bổ sung thông tin không?
1. Trong các trường hợp sau đây thì được dăng ký thay đổi, bổ sung thông tin cho giấy phép đào tạo sơ cấp:
2. Tăng quy mô tuyển sinh đối với từng ngành, nghề đào tạo từ 10% trở lên so với quy mô tuyển sinh đã được cho phép.
3. Mở thêm ngành, nghề đào tạo mới.
4. Thay đổi hoặc bổ sung trình độ đào tạo hoặc điều chỉnh cơ cấu tuyển sinh giữa các trình độ đào tạo và giữa các ngành, nghề.
5. Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc có sự thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có liên quan đến bất cứ nội dung nào được ghi trong giấy phép đào tạo sơ cấp.
6. Thay đổi địa chỉ trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo mà địa chỉ đó là nơi trực tiếp tổ chức đào tạo.
7. Mở thêm phân hiệu mới có thực hiện tổ chức hoạt động đào tạo.
8. Tổ chức thêm địa điểm đào tạo mới hoặc liên kết với các cá nhân, tổ chức khác để tiến hành hoạt động đào tạo ngoài trụ sở chính hoặc phân hiệu.
9. Đổi tên cơ sở.
10. Ngừng tuyển sinh hoặc giảm quy mô tuyển sinh đối với những ngành, nghề đào tạo đã được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
XV. Hoạt động dạy nghề sơ cấp có bị đình chỉ không?
Cơ sở đào tạo nghề sơ cấp có thể bị đình chỉ trong các trường hợp sau:
– Cơ sở dạy nghề vi phạm một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật giáo dục nghề nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 16 Nghị định này tổ chức kiểm tra để đánh giá mức độ vi phạm.
– Căn cứ mức độ vi phạm của cơ sở dạy nghề, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép dạy nghề theo quy định quyết định đình chỉ hoạt động
– Quyết định đình chỉ phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động. Quyết định đình chỉ được thông báo đến cơ quan liên quan biết để phối hợp thực hiện và được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
– Sau thời hạn đình chỉ hoạt động, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì cơ quan có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép tiếp tục hoạt động
XVI. Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép dạy nghề sơ cấp trong trường hợp nào?
1. Cơ sở dạy nghề sơ cấp bị đình chỉ hoạt động khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
– Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
– Không bảo đảm một trong các điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
– Tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
– Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động;
– Tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp được cấp không đúng thẩm quyền;
– Không công khai các điều kiện bảo đảm tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với các ngành, nghề đào tạo sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên trang thông tin điện tử của cơ sở mình; không gửi kết quả công khai về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
– Không cập nhật văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp do cơ sở mình cấp trên Trang Thông tin tra cứu văn bằng giáo dục nghề nghiệp tại địa chỉ http://vanbang.gdnn.gov.vn.
Tham khảo Dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói tại Hà Nội
2. Việc đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thực hiện. Quy trình như sau:
– Cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra để đánh giá mức độ vi phạm của cơ sở đào tạo nghề sơ cấp;
– Dựa vào mức độ vi phạm, cơ quan có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
– Đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp được cấp không đúng thẩm quyền thì cơ quan kiểm tra quyết định đình chỉ hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp để đình chỉ;
– Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ sở bị đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp và trang thông tin điện tử của cơ quan quyết định đình chỉ;
– Sau thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép tiếp tục tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
3. Thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
– Vi phạm quy định về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng;
– Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
– Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải thu hồi;
– Không tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
XVII. Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận hoạt động giáo dục nghề nghiệp:
Khách hàng cần cung cấp giấy tờ gì
– Bản sao y công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ghi mã ngành đào tạo nghề hoặc quyết định thành lập có thể hiện đào tạo nghề
– Danh sách giáo viên cùng các giấy tờ về nhân thân và bằng cấp của các giáo viên.
– Những tài liệu thuyết minh về cơ sở vật chất
– Chương trình đào tạo cùng giáo trình đào tạo
– Những tài liệu và hóa đơn chứng từ mua bán các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đào tạo nghề
Công việc của Luật Việt Chính
– Tư vấn, hướng dẫn về thủ tục và các vấn đề pháp lý liên quan đến việc xin giấy phép đào tạo nghề sơ cấp
– Hỗ trợ thu thập,chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh
– Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
– Thay mặt khách hàng làm việc cùng các cơ quan có thẩm quyền
– Hỗ trợ khách hàng trong quá trình thẩm định hồ sơ, thẩm định thực địa
– Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng
– Hỗ trợ khách hàng về các vấn đề pháp lý khác phát sinh sau khi được cấp giấy phép đào tạo nghề cũng như mọi vướng mắc trong đời sống.
Trên đây là bài viết tư vấn về Hồ sơ xin cấp Giấy phép dạy nghề sơ cấp của Luật Việt Chính gửi đến quý bạn đọc. Nếu còn thắc mắc, hoặc cần tư vấn kỹ hơn hãy liên hệ với số điện thoại 0911.111.099 hoặc 0987.062.757 hoặc gửi mail tới địa chỉ: luatvietchinh@gmail.com để được đội ngũ luật sư của Luật Việt Chính tư vấn, giải đáp thắc mắc.
Trân trọng!