Người chấp hành xong án phạt tù có được vay vốn để đào tạo nghề hay không

NGƯỜI CHẤP HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ CÓ ĐƯỢC VAY VỐN ĐỂ ĐÀO TẠO NGHỀ HAY KHÔNG ?

 

     Người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn để đào tạo cần đáp ứng những điều kiện gì, thời hạn cho vay là bao lâu? Hãy cùng Luật Việt Chính tìm hiểu qua bài viết dưới đây: 

 1. Người chấp hành xong án phạt tù có được vay vốn?

Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg, đối tượng vay vốn và điều kiện vay vốn đối với người chấp hành xong án phạt tù cụ thể như sau:

– Đối tượng vay vốn: Người chấp hành xong án phạt tù bao gồm người chấp hành xong thời hạn chấp hành án phạt tù đã được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù quy định tại Luật Thi hành án hình sự và người được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá quy định tại Luật Đặc xá.

– Điều kiện vay vốn: Người chấp hành xong án phạt tù muốn vay vốn phải đáp ứng điều kiện sau:

+ Có nhu cầu vay vốn;

+ Có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, do Công an cấp xã lập và được UBND cấp xã xác nhận theo Mẫu số 01 kèm theo Quyết định này. Thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 05 năm;

+ Thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 05 năm.

Lưu ý: Người chấp hành xong án phạt tù phải thuộc trường hợp không còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các chương trình tín dụng khác có cùng mục đích sử dụng vốn vay để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người chấp hành án phạt tù xong được vay vốn để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo quy định tại Quyết định 22/2023/QĐ-TTg. Tuy nhiên, cần phải đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định đặc biệt là phải thuộc trường hợp không còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các chương trình tín dụng khác có cùng mục đích sử dụng vốn vay.

Tham khảo thêm: Đi tù có bị xóa đăng ký thường trú hay không?

2. Mức vay vốn tối đa cho người chấp hành xong án phạt tù

Theo quy định tại Điều 6 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg về mức vay vốn tối đa cho người chấp hành xong án phạt tù như sau:

– Đối với vay vốn để đào tạo nghề: Mức vốn cho vay tối đa là 04 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù.

– Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm: Người chấp hành xong án phạt tù: Mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù.

Như vậy, theo như quy định trên mức vay vốn tối đa cho người chấp hành xong án phạt tù là 4 triệu/tháng/người đến 100 triệu đồng/người tùy thuộc vào mục đích sử dụng vốn vay.

3. Thời hạn cho vay vốn để đào tạo nghề đối với người chấp hành xong án phạt tù

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg, thời hạn cho vay vốn để đào tạo nghề đối với người chấp hành xong án phạt tù như sau:

“Điều 8. Thời hạn cho vay

1. Đối với vay vốn để đào tạo nghề

a) Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày người chấp hành xong án phạt tù bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ;

b) Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày người chấp hành xong án phạt tù nhận món vay đầu tiên cho đến ngày kết thúc khoá học, kể cả thời gian người chấp hành xong án phạt tù được các cơ sở đào tạo nghề cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có);

c) Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định, như sau:

Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 02 lần thời hạn phát tiền vay.

Đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.

2. Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm

Thời hạn cho vay tối đa 120 tháng. Thời hạn cho vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét, quyết định trên cơ sở căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn để thỏa thuận với khách hàng vay vốn.

Như vậy, theo quy định nêu trên, thời hạn cho vay vốn để đào tạo nghề là khoảng thời gian được tính từ ngày người chấp hành xong án phạt tù bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Thời hạn cho vay sẽ bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.

Tham khảo thêm: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tội cướp tài sản

Bài viết liên quan