MẪU VĂN BẢN THỎA THUẬN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
Hợp đồng ủy quyền là một dạng văn bản được thực hiện rất nhiều bởi tính tiện lợi của nó. Trong các trường hợp bận hoặc vì lý do nào đó mà không thể thực hiện được công việc của bản thân thì sẽ sử dụng hợp đồng ủy quyền để ủy quyền cho một người khác thay mình thực hiện công việc đó. Vậy sau khi người được ủy quyền thực hiện xong công việc được ủy quyền thì sẽ phải làm sao? Lúc này cần phải lập thêm một văn bản thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Hãy cùng Luật Việt Chính tìm hiểu cách soạn thảo mẫu văn bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng ủy quyền qua bài viết dưới đây.
* Chấm dứt hợp đồng ủy quyền được hiểu ra sao?
Chấm dứt hợp đồng ủy quyền có thể hiểu rằng việc chấm dứt, kết thúc việc thực hiện các thỏa thuận, công việc mà các bên đã giao kết trong hợp đồng ủy quyền. Bên được ủy quyền không có trách nhiệm phải tiếp tục thực hiện công việc được ủy quyền và bên ủy quyền không thể buộc bên được ủy quyền tiếp tục thực hiện hợp đồng ủy quyền được nữa.
* Thời điểm chấm dứt hợp đồng ủy quyền:
Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. Trong hợp đồng ủy quyền cần xác định rõ thời hạn ủy quyền. Trong thời hạn đó, bên được ủy quyền phải thực hiện xong công việc mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền. Trong trường hợp bên được ủy quyền chưa thực hiện xong nghĩa vụ của mình vì lý do khách quan hoặc chủ quan mà việc ủy quyền hết thời hạn thì hợp đồng ủy quyền chấm dứt.
* Mẫu Văn bản thỏa thuận chấp dứt hợp đồng ủy quyền
TẢI: Mẫu Văn bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
VĂN BẢN THỎA THUẬN CHẤM DỨT
HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN
Hôm nay, ngày ………. tháng ……… năm ………….., chúng tôi gồm:
BÊN A (Bên ủy quyền trong Hợp đồng cần chấm dứt):
Bà ………………………., sinh năm ………….., Căn cước công dân số …………………… do …………………….. cấp ngày …………………………. (Giấy chứng minh nhân dân cũ số: ………………). Bà …………………. đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………………….
BÊN B (Bên nhận ủy quyền trong Hợp đồng cần chấm dứt):
Bà …………………, sinh năm ………………., Căn cước công dân số ……………… do ……………………….. cấp ngày ……………… (Giấy chứng minh nhân dân cũ số …………………….). Bà ……………….. đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ………………………………………………………………………
Chúng tôi tự nguyện cùng nhau lập và ký Văn bản này với nội dung cụ thể như sau:
Ngày ……………………, chúng tôi đã lập và ký Hợp đồng ủy quyền số công chứng: ………………….. do Phòng Công chứng …………………….chứng nhận cùng ngày để thực hiện một số công việc, thủ tục.
Tham khảo: Mẫu hợp đồng cho thuê đất
Nay chúng tôi cùng nhau lập văn này để thống nhất việc chấm dứt Hợp đồng ủy quyền nêu trên. Kể từ ngày ký Văn bản này, Hợp đồng ủy quyền nêu trên sẽ chấm dứt, không còn hiệu lực theo quy định của pháp luật.
Hai bên đã thực hiện tất cả công việc trên thực tế để chấm dứt các nội dung đã được thỏa thuận tại Hợp đồng ủy quyền nêu trên.
Chúng tôi xin tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
– Những thông tin ghi trong các giấy tờ do chúng tôi xuất trình làm căn cứ để lập Văn bản này là đúng sự thật, do các cơ quan có thẩm quyền cấp, không có sự giả mạo, tẩy xóa và sửa chữa;
– Một số bản Hợp đồng ủy quyền đã được nộp cho những cơ quan có thẩm quyền để thực hiện công việc ủy quyền, chúng tôi cam đoan không sử dụng vào bất cứ mục đích nào khác;
– Chúng tôi sẽ thông báo cho các bên có liên quan biết việc hai bên chấm dứt thực hiện công việc theo Hợp đồng ủy quyền nêu trên;
– Việc chấm dứt Hợp đồng ủy quyền nêu trên là hoàn toàn tự nguyện, dứt khoát, không bị ép buộc và không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ nào mà các bên phải thực hiện. Chúng tôi cam đoan tự chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại phát sinh từ việc chấm dứt Hợp đồng ủy quyền nêu trên;
Tham khảo: Mẫu hợp đồng tặng cho xe ô tô/xe máy
– Chúng tôi đã tự đọc, nghe đọc, nghe Công chứng viên giải thích toàn bộ nội dung Văn bản và các quy định của pháp luật có liên quan; chúng tôi đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình, hậu quả pháp lý của việc ký Văn bản này;
– Văn bản được lập thành 03 (ba) bản có giá trị pháp lý như nhau, lưu tại Văn phòng công chứng ………………………………………. (……..) bản chính;
– Hai bên cùng ký tên, điểm chỉ dưới đây để làm bằng chứng.
Văn bản này có hiệu lực kể từ thời điểm các bên ký kết và công chứng.
BÊN A
(Ký, điểm chỉ, ghi rõ họ tên) |
BÊN B
(Ký, điểm chỉ, ghi rõ họ tên) |