Cầm cố căn cước công dân có làm sao không?

CẦM CỐ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN CÓ LÀM SAO KHÔNG?

Nhiều người vì không có tiền tiêu xài mà đã sử dụng thẻ căn cước công dân đi cầm cố tại các cửa hàng cầm đồ mà không hề hay biết được rằng việc cầm cố căn cước công dân như vậy đang là vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây Luật Việt Chính sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Cầm cố là gì?

Cầm cố tài sản được hiểu là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự do các bên thỏa thuận, theo đó bên cầm cố giao tài sản thuộc sở hữu của mình cùng các giấy tờ có liên quan cho bên nhân cầm cố giữ hoặc giao cho người thứ ba để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố hoặc người thứ ba có quyền chiếm hữu tài sản cho đến khi nghĩa vụ được bảo đảm hoàn thành hoặc có quyền xử lý tài sản theo thỏa thuận hoặc theo luật định khi bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Tham khảo: Đồng phạm trong vụ án hình sự

2. Căn cước công dân là gì?

Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân theo quy định của Luật Căn cước công dân. Có thể hiểu rằng thẻ căn cước công dân chính là một loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt nam, trong đó phải ghi rõ ràng đầy đủ các thông tin cá nhân của công dân đó.

3. Hành vi cầm cố căn cước công dân bị xử phạt ra sao?

Rất nhiều người hiện nay còn sử dụng chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân sai mục đích không đúng quy định của pháp luật. Nhưng họ không biết rằng sử dụng sai mục đích, trái quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 144/2021/NĐ – CP. Cụ thể với các lỗi phạt như sau:

– Không xuất trình chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận số chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

– Không thực hiện đúng quý định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. 

– Không nộp lại chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

– Chiếm đoạt, sử dụng giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận số chứng minh nhân dân của người khác sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

– Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận số chứng minh nhân dân sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

– Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận số chứng mình nhân dân sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

– Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận số chứng minh nhân dân sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

– Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận số chứng minh nhân dân sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

– Làm giả giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhân số chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Tham khảo: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính

– Sử dụng giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận số chứng minh nhân dân giả sẽ bị phạt tiên từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

– Thế chấp, cầm đồ, nhận cầm cố giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

– Mua, bán, thuê, cho thuê giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

– Cho, mượn giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Như vậy có thể thấy được rằng theo quy định được nêu ra phía trên, thì việc cầm cố, thế chấp hoặc nhận cầm cố chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc giấy xác nhận số chứng minh nhân dân sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Trên đây là quy định của pháp luật về hành vi xử phạt đối với việc cầm cố chứng minh nhân dân, căn cước công dân sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào. Hy vọng qua bài viết này, có thể giúp quý bạn đọc nhận thức rõ được các hành vi bị cấm đối với việc sử dụng căn cước công dân. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua Website này hoặc qua Zalo 0911.111.099 chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc đến bạn đọc 24/7.

Trân trọng!

Bài viết liên quan