Đào được cổ vật không giao nộp bị xử lý như thế nào?

ĐÀO ĐƯỢC CỔ VẬT KHÔNG GIAO NỘP BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Ngày nay cổ vật luôn là những đồ vật mang đến nhiều giá trị tinh thần, văn hóa – lịch sử nhất định, có nhiều cổ vật không có giá trị cao về mặt vật chất nhưng không thể phủ nhận rằng nó có rất nhiều giá trị về tinh thần, văn hóa và lịch sử. Nhưng nhiều người cho rằng, cứ là đồ cổ, cổ vật thì đều có giá trị về vật chất, vậy nên khi may mắn đào được cổ vật đã giấu giếm, cất làm của riêng của mình mà không giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền xử lý. Vậy hành vi này có phải chịu trách nhiệm gì về mặt pháp luật không? Nếu có sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật Việt Chính tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. “Cổ vật” là gì?

– “Cổ vật” là những đồ vật có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật được chế tạo ít nhất từ 100 năm trở lên. Thông thường, cổ vật có niên đại sản xuất càng lâu năm thì càng quý hiếm, nhất là đối với những vật là duy nhất không có cái thứ hai.

– Các hoạt động như như bán, tặng, cổ vật phải được tuân theo các quy định của pháp luật. Chủ sở hữu cổ vật sẽ bị hạn chế quyền định đoạt: Khi chủ sở hữu đem bán cổ vật thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua, trong trường hợp tổ chức, cá nhân có quyền ưu tiên mua đối với một tài sản nhất định thì khi bán tài sản, chủ sở hữu cổ vật đó phải dành quyền ưu tiên cho tổ chức, cá nhân đó. Người tìm thấy cổ vật phải giao lại cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và sẽ được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

2. Quy định của pháp luật về việc khi đào được cổ vật hoặc phát hiện cổ vật

– Theo quy định của pháp luật tại Điều 229 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn giấu, bị vùi lấp. Cụ thể, người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu. Nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

– Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

+ Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

+ Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy. Nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần thì mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.

Tham khảo: Hành vi đe dọa người khác sẽ bị xử lý như thế nào?

* Quy định về việc giao nộp cổ vật:

Theo quy định tại Điều 41 Văn bản hợp nhất Luật Di sản văn hóa:

– Mọi di vậy, cổ vật thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khải cổ hoặc do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp phải được tạm nhập vào bảo tàng cấp tỉnh nơi phát hiện. Bảo tàng cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

– Căn cứ giá trị và yêu cầu bảo quản di vật, cổ vật quy định tại khoản 1 Điều 41 Văn bản hợp nhất Luật di sản văn hóa, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định giao di vật, cổ vật đó cho bảo tàng công lập có chức năng thích hợp để bảo vệ và phát huy giá trị.

– Tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật được bồi hoàn chi phát hiện, bảo quản và được thưởng một khoản tiền theo quy định của Chính phủ.

4. Không khai báo khi phát hiện cổ vật bị xử phạt như thế nào?

Hiện nay, pháp luật quy định về mức xử phạt đối với hành vi không tự giác khai báo, cố tình chiếm đoạt cổ vật bị phát hiện được quy định tại Điều 25 Nghị định 38/2021/NĐ – CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo:

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo, không giao nộp di vật, cổ vật được phát hiện.

Về trách nhiệm hình sự đối với hành vi này, theo đó Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau:

– Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

– Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Bài viết liên quan