Giấy khai sinh bị sai có được làm lại không?

GIẤY KHAI SINH BỊ SAI SÓT CÓ ĐƯỢC LÀM LẠI KHÔNG?

Trong qua trình ghi thông tin trên giấy khai sinh, đôi khi vì một vài lý do nào đó mà cán bộ hộ tịch nghe nhầm, hoặc người đi khai sinh nhầm lẫn một số thông tin trên giấy khai sinh. Vậy quy định về thủ tục làm lại giấy khai sinh bị sai là gì? Bạn đọc hãy cùng Luật Việt Chính giải đáp tại bài viết dưới đây nhé.

  1. Giấy khai sinh bị sai có làm lại được không?

– Trong cuộc sống hiện nay, với mỗi công dân, giấy khai sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, tên, chữ đêm, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, quê quán, quan hệ cha mẹ con phải phù hợp với giấy khai sinh của người đó.

– Theo quy định của pháp luật hiện hành tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ – CP, việc cấp lại giấy khai sinh chỉ được thực hiện trong trường hợp đã đăng ký khai sinh trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

à Như vậy, có thể thấy rằng trường hợp giấy khai sinh bị sai sót sẽ không được cấp lại, mà phaiir làm thủ tục cải chính giấy khai sinh theo quy định tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ – CP

  1. Trường hợp nào sẽ được làm lại giấy khai sinh?

Pháp luật hiện nay không có quy định nào về vấn đề làm lại giấy khai sinh bản gốc, do vậy tùy theo từng trường hợp người bị mất giấy khai sinh có thể xin cấp trích lục giấy khai sinh hoặc đăng ký khai sinh lại.

+ TH1: Bị mất giấy khai sinh bản chính nhưng vẫn còn đầy đủ thông tin trong hộ tịch.

Trong trường hợp này, người bị mất bản chính giấy khai sinh cần làm thủ tục, để xin cấp trích lục đăng ký khai sinh. Hồ sơ để xin cấp trích lục khai sinh bao gồm:

– Tờ khai cấp bản trích lục hộ tịch.

– Xuất trình một trong các giấy tờ như chứng minh nhân dân/ căn cước công dân hoay giấy tờ khác có ản và thông tin cá nhân do cơ quan co thẩm quyền cấp và phải còn giá trị sử dụng.

– Cá nhân nộp hồ sơ xin cấp trích lục tại cơ quan nơi mà trước đây đã thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh.

– Khi đã nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và cấp trích lục giấy khai sinh có đầy đủ thông tin như nội dung ghi trong sổ gốc.

TH2: Cá nhân bị mất giấy khai sinh bản gốc, mà đăng ký khai sinh bản gốc và thông tin về giấy khai sinh đó không còn lưu trong sổ hộ tịch.

– Cá nhân đó sẽ nộp hồ sơ tại nơi đang cư trú hoặc nơi trước đây đăng ký khai sinh. Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã (UBND) không phải nơi đã đăng ký trước đây thì công chức hộ tịch sẽ báo cáo khi Chủ tịch UBND có văn bản đề nghị UBND nơi trước đây đã đăng ký khai sinh để kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.

  1. Thủ tục để làm lại giấy khai sinh khi bị sai sót.

Hiện nay, việc cá nhân đã được cấp giấy khai sinh mà do người đi đăng ký khai sinh có sai sót hoặc cơ quan đăng ký hộ tịch hiện tại chưa có văn bản pháp luật nào quy định về việc cấp lại này.

Theo quy định, khi bị sai sót thông tin thì có thể cải chính hộ tịch theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 17 Thông tư số 04/2020/TT – BTP như sau:

– Cải chính hộ tịch chỉ được giải quyết sau khi xác định có sai sót khi đăng ký hộ tịch, không cải chính nội dung trên giấy tờ hộ tịch đã được cấp một cách hợp lệ, để nhằm hợp thức hóa thông tin trên hồ sơ, giấy tờ.

– Sai sót trong đăng ký hộ tịch là sai sót của người đi đăng ký hộ tịch, hoặc sai sót do cơ quan đăng ký hộ tịch.

Như vậy, trong trường này khi phát hiện có sự sai sót từ cơ quan đăng ký hộ tịch, hoặc người đi đăng ký khai sinh thì cần phair tiến hành thủ tục cải chính hộ tịch theo quy định tại Điều 28 Luật Hộ tịch 2014.

  1. Sửa chữa sai sót ghi trên Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch theo pháp luật hiện nay.

Việc sửa chữa thông tin sai sót trong hộ tịch, cần lưu ý quy định tại Điều 26 của Thông tư số 15/2015/TT – BTP:

– Trong khi đăng ký hộ tịch, nếu mà có sai sót trong việc ghi chép nội dung vào sổ hộ tịch, cán bộ công tác hộ tịch cần phải gạch bỏ phần sai sót, ghi sang bên cạnh hoặc là phía trên, không được đè lên chữ cũ và không được tẩy xóa viết đè lên chỗ đã bị tẩy xóa.

– Trường hợp sai sót dẫn đến phải bỏ trống trang sổ, thì cán bộ hộ tịch cần gạch chéo vào trang bỏ trống.

Trong cột ghi chú sẽ phải ghi rõ nội dung sửa chữa sai sót, ngày tháng năm sửa; cán bộ làm hộ tịch ký và ghi rõ họ tên.

Cán bộ làm hộ tịch cần phải có trách nhiệm báo cáo lên cấp trên (Thủ trường) của cơ quan đăng ký hộ tịch biết về việc sửa chữa sai sót đó, Thủ trưởng cơ quan đó có trách nhiệm kiểm tra, cho phép đóng dấu xác nhận vào nội dung sửa chữa sai sót.

Công chức làm cán bộ hộ tịch không được phép tự ý tẩy xóa, sửa chữa và bổ sung làm sai lệch nội dung đã ghi trong Sổ hộ tịch.

  1. Thẩm quyền cải chính thông tin trên giấy khai sinh:

– Về thẩm quyền cải chính thông tin trên giấy khai sinh, thì nơi giải quyết vấn đề là UBND cấp xã nơi trước đây đã cấp giấy khai sinh cho cá nhân để làm tờ khai theo mẫu được quy định và nộp giấy chứng sinh.

Sau được kiểm tra, đối chiếu, cán bộ tư pháp sẽ phải ghi vào sổ hộ tịch và cải chính thông tin về ngày sinh cho cá nhân đó. Sau đó cá nhân dùng để tiến hành thủ tục cải chính thông tin trên.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Luật Việt Chính mang đến cho bạn đọc, nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Luật Việt Chính qua HOTLINE: 0987.062.757 / 0911.111.099 để được đội ngũ Luật sư của chúng tôi giải đáp trực tiếp thắc mắc đến bạn đọc.

Trân trọng!

Bài viết liên quan