Lao động nữ có được đi làm sớm sau sinh?

LAO ĐỘNG NỮ CÓ ĐƯỢC ĐI LÀM SỚM SAU SINH ?

 

     Hiện nay, nhiều bà mẹ đã chọn phương án đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản để có thêm tiền trang trải bỉm sữa cho con. Vậy lao động nữ có được đi làm sớm sau sinh không, trường hợp nghỉ thai sản đi làm sớm cần những giấy tờ gì? Hãy cùng Luật Việt Chính tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

1. QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ NGHỈ THAI SẢN CỦA LAO ĐỘNG NỮ
Theo quy định tại Điều 139 Luật lao động 2019, Chế độ nghỉ thai sản của lao động nữ cụ thể như sau:

“Điều 139. Nghỉ thai sản

1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.

4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

5. Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”

Tham khảo thêm: Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản

Trong đó, khoản 4 của điều này quy định về việc lao động nữ có thể đi làm sớm sau sinh như sau: “4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, theo quy định trên lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng (thời gian nghỉ thai sản) nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động và được người sử dụng lao động đồng ý.

2. LAO ĐỘNG NỮ ĐI LÀM SỚM SAU SINH CẦN NHỮNG GIẤY TỜ GÌ?

Theo quy định trên, người lao động nữ đi làm sớm sau sinh cần phải có các loại giấy tờ sau đây:

– Giấy xác nhận của các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền, có nội dung khẳng định về việc người lao động nữ đi làm sớm sau sinh không có hại tới sức khỏe của người lao động đó; (Để có được giấy xác nhận đủ sức khỏe để đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ thai  sản, lao động nữ phải đi khám sức khỏe tại các cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền để được cấp giấy xác nhận tình trạng sứa khỏe).

– Đơn xin đi làm sớm sau sinh, trong trường hợp người sử dụng lao động có yêu cầu (Mẫu đơn này do người lao động tự viết, pháp luật không quy định mẫu cụ thể. Người lao động có thể tự sáng tạo nội dung miễn sao đề cập vấn đề xin đi làm sớm để người sử dụng lao động được biết).

3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ LAO ĐỘNG NỮ ĐƯỢC ĐI LÀM SỚM SAU SINH

Căn cứ theo quy định tại Điều 139 Luật lao động năm 2019 có quy định về chế độ nghỉ thai sản như sau:

– Lao động nữ theo quy định của pháp luật sẽ được nghỉ thai sản trước khi sinh con và sau khi sinh con là 06 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh con của lao động nữ sẽ không được phép vượt quá 02 tháng. Trong trường hợp người lao động nữ sinh đôi thì sẽ được tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi người con thì người lao động nữ sẽ được nghỉ thêm 01 tháng;

– Trong thời gian nghỉ chế độ thai sản, người lao động nữ sẽ được hưởng chế độ thai sản căn cứ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

– Hết thời gian nghỉ thai sản theo như phân tích nêu trên, nếu người lao động nữa có nhu cầu phải lao động nữa hoàn toàn có thể nghỉ thêm một khoảng thời gian nữa không hưởng lương sau khi có sự thỏa thuận với người sử dụng lao động;

– Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật, người lao động nữ hoàn toàn có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng tuy nhiên người lao động nữa cần phải thực hiện hoạt động báo trước cho người sử dụng lao động phải được người sử dụng lao động đồng ý, đồng thời có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và các cơ sở y tế có thẩm quyền về việc đi làm sớm của người lao động nữa không ảnh hưởng và không có hại đến sức khỏe của người lao động đó. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động chi trả, người lao động nữ vẫn sẽ tiếp tục được hưởng chế độ trợ cấp thai sản căn cứ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

– Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi trong độ tuổi dưới 06 tháng tuổi, người lao động nữ mang thai hộ hoặc người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản phù hợp với quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Như vậy, theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể hiểu rằng, lao động nữ hoàn toàn có thể được đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản, tuy nhiên cần phải đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định.

Tham khảo thêm: Quyền lợi của người lao động

Vậy để có thể được đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, người lao động nữ cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:

– Người lao động nữ đã nghỉ ít nhất được 04 tháng. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con với tổng thời gian là 06 tháng; trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ thêm mỗi con, lao động nữ được nghỉ thêm 01 tháng (theo Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).

– Cần phải thực hiện thủ tục báo trước cho người sử dụng lao động phải được người sử dụng lao động đồng ý; Pháp luật không quy định về hình thức báo trước cho người sử dụng lao động biết. Do đó, người lao động có thể tùy chọn hình thức báo trước như gặp trực tiếp, gọi điện, nhắn tín, viết mail, viết đơn xin đi làm sớm,…

– Có xác nhận của các cơ sở y tế và cơ sở khám bệnh có thẩm quyền về việc người lao động nữ đi làm sớm không ảnh hưởng và không có hại đến sức khỏe của người lao động đó.

Bài viết liên quan