MẪU PHỤC LỤC GIA HẠN HỢP ĐỒNG
Phụ lục Hợp đồng là một bộ phận của Hợp đồng và có hiệu lực tương tự như hợp đồng nhằm mục đích quy định một số nội dung chi tiết cho các điều khoản của hợp đồng. Có thể hiểu được rằng phụ lục hợp đồng là văn bản được ban hành kèm theo hợp đồng, không thể tách rời hợp đồng và được sử dụng để quy định chi tiết hoặc sửa đổi, bổ sung một số điều khoản trong hợp đồng.
* Một số quy định quan trọng về phụ lục trong hợp đồng:
– Hiệu lực của phụ lục hợp đồng:
Trường hợp phụ lục hợp đồng có hiệu lục tương đương với hợp đồng. Vì phụ lục hợp đồng được ban hành kèm theo hợp đồng, vì vậy hiệu lực hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng. Căn cứ theo quy định tại Điều 403, Bộ Luật Dân sự 2015.
– Nội dung của phụ lục hợp đồng:
Tại Điều 403 Bộ Luật Dân sự quy định rằng: “Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lục, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi”
Tham khảo thêm: Mẫu hợp đồng lao động xác định thời hạn
Như vậy có thể thấy phụ lục hợp đồng là một phần của hợp đồng nên nếu nội dung của phụ lục hợp đồng trái với hợp đồng thì phụ lục hợp đồng sẽ không có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Lưu ý rằng: Trường hợp phụ lục hợp đồng bị vô hiệu thì hợp đồng vẫn có hiệu lực, tuy nhiên nếu hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần thì phụ lục hợp đồng cũng sẽ bị vô hiệu tương ứng với điều khoản bị vô hiệu trong hợp đồng.
– Phụ lục hợp đồng được ký tối đa bao nhiêu lần?
Căn cứ theo quy định của pháp luật tại Điều 33 Bộ Luật Lao động năm 2019 thì pháp luật không quy định phụ lục hợp đồng có thể ký tối đa bao nhiêu lần. Vì vậy, khi các bên đạt được thống nhất về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng hoặc các điều khoản của hợp đồng thì có thể ký kết phụ lục hợp đồng.
* Mẫu phụ lục hợp đồng:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—-o0o—-
PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG
(Về việc gia hạn thời hạn hợp đồng ủy quyền)
Ngày …………………., trước mặt Công chứng viên Văn phòng công chứng ……………………, thành phố Hà Nội, Chúng tôi gồm:
A/. BÊN ỦY QUYỀN: (Sau đây trong hợp đồng gọi là Bên A)
Ông ………………, sinh năm 1992, Căn cước công dân số ………………… do Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội cấp ngày 11/7/2022.
Đăng ký thường trú tại: Vân Kỳ, Bắc Hưng, Tiên Lãng, Hải Phòng
B/. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN: (Sau đây trong hợp đồng gọi là Bên B)
Bà ………………..; Sinh năm: 1995; Giấy chứng minh nhân dân số ………………do Công an tỉnh Hải Dương cấp ngày 28/01/2013.
Đăng ký thường trú tại: Vân Kỳ, Bắc Hưng, Tiên Lãng, Hải Phòng.
Các bên thống nhất lập và ký Phụ lục để sửa đổi nội dung Hợp đồng ủy quyền Số công chứng: ………………….. quyển số ……………………… được ký giữa hai bên ngày 29/9/2022 do Văn phòng công chứng ………………. chứng nhận cùng ngày (sau đây được gọi là “Hợp đồng nêu trên”) với các nội dung sau:
Điều 1: Sửa đổi Điều 3 Hợp đồng nêu trên như sau:
“Thời hạn ủy quyền kể từ ngày Hợp đồng uỷ quyền này được công chứng đến hết ngày 31/12/2022, hoặc khi hợp đồng ủy quyền này hết hiệu lực theo quy định của pháp luật.”
Điều 2: Điều khoản thi hành
1. Những điều khoản trong Hợp đồng nêu trên không mâu thuẫn với các nội dung được sửa đổi tại Điều 1 của Phụ lục này vẫn được giữ nguyên giá trị hiệu lực. Phụ lục này là phần không thể tách rời của Hợp đồng nêu trên.
2. Các bên đã đọc lại nguyên văn Phụ lục này, hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả phát sinh từ việc ký kết Phụ lục này.
3. Các bên đảm bảo nội dung sửa đổi phù hợp với quy định của pháp luật, quy chế nội bộ và cam kết chịu mọi trách nhiệm về nội dung sửa đổi này. Các bên cam kết không yêu cầu Văn phòng công chứng ………………….. chịu trách nhiệm gì về nội dung sửa đổi theo Phụ lục này.
4. Phụ lục này có hiệu lực kể từ ngày được công chứng.
BÊN A |
BÊN B |
LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
Hôm nay, ngày ……… tháng ……… năm 20……. (Ngày ………….., tháng ……………., năm ……………….), tại Văn phòng công chứng ………………, địa chỉ: …………………………………., thành phố Hà Nội. Tôi …………….., công chứng viên, trong phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật,
CHỨNG NHẬN
Phụ lục hợp đồng được giao kết giữa:
A/. BÊN ỦY QUYỀN: (Sau đây trong hợp đồng gọi là Bên A)
Ông …………………, sinh năm 1992, Căn cước công dân số …………………… do Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội cấp ngày 11/7/2022.
Đăng ký thường trú tại: Vân Kỳ, Bắc Hưng, Tiên Lãng, Hải Phòng
B/. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN: (Sau đây trong hợp đồng gọi là Bên B)
Bà …………………..; Sinh năm: 1995; Giấy chứng minh nhân dân số …………………… do Công an tỉnh Hải Dương cấp ngày 28/01/2013.
Đăng ký thường trú tại: Vân Kỳ, Bắc Hưng, Tiên Lãng, Hải Phòng.
– Các bên đã tự nguyện giao kết Văn bản này;
Tham khảo thêm: Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng hay không?
– Tại thời điểm ký và điểm chỉ vào Văn bản này, các bên giao kết có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
– Các bên giao kết cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đã cung cấp liên quan đến việc giao kết Văn bản này;
– Mục đích, nội dung của Văn bản không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
– Các bên giao kết đã tự đọc lại, đồng ý toàn bộ nội dung và ký vào từng trang của Văn bản này trước mặt tôi; chữ ký và dấu điểm chỉ trong Văn bản đúng là chữ ký và dấu điểm chỉ của các bên nêu trên;
– Văn bản công chứng này được lập thành 04 (bốn) bản chính, mỗi bản chính gồm 02 (hai) tờ, 02 (hai) trang, có giá trị pháp lý như nhau; người yêu cầu công chứng giữ 03 (ba) bản chính; 01 (một) bản chính lưu tại Văn phòng công chứng …………………, thành phố Hà Nội.
Số công chứng: ……………………. quyển số …………………..