Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì có được quyền khởi kiện vụ án hành chính hay không ?

NGƯỜI BỊ HẠN CHẾ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ THÌ CÓ ĐƯỢC QUYỀN KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH HAY KHÔNG ?

 

   Hạn chế năng lực hành vi dân sự được quy định như thế nào? Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì có được quyền khởi kiện vụ án hành chính hay không ? Hãy cùng Luật Việt Chính tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

1. NGƯỜI BỊ HẠN CHẾ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ LÀ GÌ?

   – Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (quy định tại Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015).

  – Hạn chế năng lực hành vi dân sự là Tình trạng chủ thể quan hệ pháp luật dân sự không thể tự mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

   – Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: là những người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chết hành vi dân sự (quy định tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật dân sự 2015).

   Người có quyền và lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền gửi yêu cầu tới Toà án để Toà án ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

   Khi một người bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì Tòa án sẽ quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện (Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015).

   Như vậy, người nghiện ma túy dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đồng thời Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người này và phạm vi đại diện.

Người đại diện hợp pháp của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự bao gồm:

Căn cứ theo quy định tại Điều 136 Bộ luật dân sự 2015 đại diện theo pháp luật của cá nhân như sau:

“Đại diện theo pháp luật của cá nhân

1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Như vậy, người đại diện hợp pháp của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là các đối tượng sau:

– Cha, mẹ đối với con chưa thành niên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

– Người giám hộ đối với người được giám hộ là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

– Người do Tòa án chỉ định;

Tham khảo thêm: Các mẫu văn bản hành chính thông dụng hiện nay

Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì có được quyền khởi kiện vụ án hành chính hay không ?

2. NGƯỜI BỊ HẠN CHẾ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ THÌ CÓ ĐƯỢC QUYỀN KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH HAY KHÔNG ?

Theo quy định tại Điều 115 Luật Tố tụng hành chính 2015 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 về quyền khởi kiện vụ án như sau:

“ Điều 2. Quyền khởi kiện vụ án

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó.

2. Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án về danh sách cử tri trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại đó.

Bên cạnh đó tại khoản 3 Điều 117 Luật Tố tụng hành chính 2015 cũng quy định như sau:

“Điều 117. Thủ tục khởi kiện

3. Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.

4. Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này là người không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình làm đơn khởi kiện, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện. …”

Như vậy, đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện để khởi kiện vụ án hành chính.

Tham khảo thêm: Quyền phản tố trong tố tụng dân sự 

Bài viết liên quan