QUYỀN THU GIỮ TÀI SẢN BẢO ĐẢM CỦA NGÂN HÀNG
Câu hỏi: Ngân hàng thu giữ tài sản bảo đảm là bất động sản nhưng bên bảo đảm không có mặt. Theo quy định hiện hành, có bắt buộc phải có sự chứng kiến và xác nhận của UBND cấp xã không?
Trả lời:
Thu giữ tài sản bảo đảm là một trong những việc quan trọng trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm. Xử lý tài sản bảo đảm là một thủ tục khá quan trọng trong toàn bộ quá trình tồn tại của giao dịch bảo đảm. Đây là kết quả của quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng trước đó. Luật Việt Chính xin giải đáp những thắc mắc trên như sau:
Hiện nay chưa có văn bản nào quy định trách nhiệm của cơ các cơ quan có thẩm quyền trong việc tham gia chứng kiến và xác nhận việc thu giữ tài sản bảo đảm của ngân hàng. Ngân hàng phản ánh việc thu giữ tai sản bảo đảm chỉ thành công khi có sự hợp tác từ bên vay/bên bảo đảm hoặc khách hàng bỏ trốn để lại tài sản bải đảm không có tranh chấp, là nhà trống hoặc đất trống,… Không ít trường hợp gặp phải sự chống đối của khách hàng hoặc người đang chiếm hữu tài sản bảo đảm và việc thu giữ dường như không thể thực hiện được. Nguyên nhân được chỉ ra là do tình trạng “chưa thực sự hỗ trợ” của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm.
Tham khảo thêm: Thủ tục xin giấy phép hoạt động đấu giá tài sản
Bên bảo đảm không tự nguyện bàn giao tài sản bảo đảm là vi phạm quyền sở hữu của bên nhận bảo đảm (quy định tại Khoản 3 Điều 314 Bộ luật Dân sự 2015). Bên nhận bảo đảm có quyền bảo vệ quyền sở hữu của mình bằng các biện pháp không trái pháp luật mà không cần sự đồng ý của bên bảo đảm. Biện pháp thu giữ, thu hồi tài sản bảo đảm là một trong các biện pháp đó.
Quyền xử lý tài sản bảo đảm bao hàm cả quyền thu giữ tài sản, việc thu giữ tài sản là một trong các bước để xử lý tài sản bảo đảm. Quyền thu giữ tài sản của ngân hàng còn đang bị đe dọa nghiệm trọng bởi cái khó nhất trong quá trình thu giữ tài sản thế chấp là hệ lụy từ tâm lý “không muốn mất tài sản” của bên bảo đảm và ranh giới mong manh giữa thu giữ tài sản hợp pháp và xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác. Mặc dù có quy định pháp luật nhưng việc thực thi luôn là bài toán nan giải.
Hình ảnh Minh họa
Thu giữ tài sản bảo đảm giúp ngân hàng thu hồi nợ xấu hiệu quả. Bên bảo đảm phải giao tài sản cho ngân hàng xử lý theo thỏa thuận và quy định pháp luật. Ngân hàng có quyền thu giữ tài sản bảo đảm nếu bên bảo đảm không chủ động bàn giao. Thu giữ tài sản là bước quan trọng để ngân hàng thực hiện các bước xử lý tài sản bảo đảm tiếp theo. Thu giữ tài sản bảo đảm nên được thực hiện theo thỏa thuận với khách hàng vay để đạt hiệu quả cao nhất. Do vậy, quyền thu giữ tài sản bảo đảm trở thành một quyền vô cùng quan trọng đối với hiệu quả của hoạt động thu hồi nợ của của ngân hàng.
Như vậy, khi ngân hàng thu giữ tài sản bảo đảm là bất động sản nhưng bên bảo đảm không có mặt thì nên có sự chứng kiến và xác nhận của UBND cấp xã để đảm bảo tính khách quan, đúng tính chất sự việc, tránh gây bất lợi cho phía ngân hàng khi thực hiện quyền thu giữ tài sản.