So sánh các loại hình doanh nghiệp mới nhất năm 2023

SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP MỚI NHẤT NĂM 2023 – ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP.

Theo Luật doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình công ty tại Việt Nam là Công ty Cổ phần, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân cùng hai mô hình kinh doanh là Hợp tác xã và Hộ kinh doanh. Mỗi loại hình kinh doanh đều có những đặc điểm và ưu điểm nhược điểm riêng. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt Chính sẽ so sánh các loại hình doanh nghiệp và mô hình kinh doanh theo các tiêu chí cơ bản nhất. Bạn đọc sẽ có cái nhìn bao quát và toàn diện để lựa chọn loại hình doanh nghiệp hoặc mô hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu và định hướng phát triển của bản thân.

Tiêu chí Công ty TNHH 1 thành viên Công ty TNHH 2 thành viên Công ty Cổ phần Công ty Hợp danh Doanh nghiệp tư nhân
Các thành viên tham gia Duy nhất 01 cá nhân hoặc tổ chức Có nhiều cá nhân hoặc tổ chức. Tối thiểu 02 và tối đa 50 thành viên cá nhân, tổ chức Chủ sở hữu được coi là cổ đông của công ty, có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Tối thiểu là 03 và không giới cổ đông tối đa Chủ sở hữu là cá nhân, gọi là thành viên hợp danh với ít nhất 2 thành viên hợp danh và có thể có các thành viên góp vốn Chủ sở hữu chỉ có một cá nhân duy nhất
Số lượng thành viên, cổ đông tham gia góp vốn Chỉ có 1 thành viên duy nhất, có thể là cá nhân hoặc tổ chức tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp Tối thiểu gồm 2 và tối đa là 50 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức Cổ đông tham gia góp vốn tối thiểu là 3 và không giới hạn số lượng, có thể là cá nhân hoặc tổ chức Tối thiểu là 2 thành viên hợp danh là cá nhân và có thể thêm các thành viên góp vốn khác, không bị giới hạn số lượng tối đa. Thành viên góp vốn duy nhất là cá nhân, gọi là chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân.
Tư cách pháp nhân Không
Vốn điều lệ Tổng giá trị tài sản chủ sở hữu cam kết trong điều lệ công ty Tổng giá trị tài sản các thành viên cam kết trong điều lệ công ty Vốn góp của thành viên, chia thành nhiều phần bằng nhau Tổng giá trị tài sản các thành viên cam kết trong điều lệ công ty Toàn bộ tài sản của chủ sở hữu
Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản Trong phạm vi số vốn đã cam kết góp Trong phạm vi số vốn đã cam kết góp Trong phạm vi số vốn cam kết góp Thành viên hợp danh: toàn bộ tài sản.

Thành viên góp vốn: trong phạm vi số vốn cam kết góp

Toàn bộ tài sản
Khả năng thu hút và huy động nguồn vốn Chỉ có thể huy động thêm vốn từ chủ sở hữu công ty hoặc bằng cách chuyển nhượng vốn sang cho cá nhân hoặc tổ chức khác Có thể huy động vốn từ thành viên mới (tối đa 50 thành viên)

Có thể chuyển nhượng 1 phần vốn góp cho cá nhân, tổ chức khác.

Chào bán các loại cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng thông qua sàn giao dịch chứng khoán. Có thể huy động vốn từ các thành viên công ty hiện có hoặc có thể huy động từ thành viên mới. Các thành viên trong công ty có thể chuyển nhượng vốn của mình cho người khác Khả năng huy động vốn thấp. Chỉ được huy động vốn từ chính chủ doanh nghiệp mà không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Cũng như không được bán cổ phần vốn góp cho cá nhân hoặc tổ chức khác.
Khả năng chuyển đổi loại hình doanh nghiệp Trường hợp chủ sở hữu chấp thuận cho cá nhân hoặc tổ chức khác cùng góp vốn vào công ty, thì công ty TNHH 1 thành viên bắt buộc phải chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên Sau khi thành lập nếu có hơn 50 thành viên góp vốn thì bắt buộc phải chuyển đổi sang công ty cổ phần

Nếu số lượng thành viên giảm xuống chỉ còn 1 thì phải chuyển thành công ty TNHH 1 thành viên

Nếu số lượng cổ đông giảm xuống còn 2 thành viên, công ty không huy động được thêm vốn gốp của cổ đông mới thì phải chuyển thành công ty TNHH 2 thành viên.

Nếu số lượng thành viên giảm xuống chỉ còn 1 thì phải chuyển thành công ty

Không được chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác Có thể chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh.
Quyền quyết định đối với các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp Chủ sở hữu Hội đồng thành viên Hội đồng quản trị Thành viên hợp danh, thông qua theo nguyên tắc đa số Chủ sở hữu
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Đơn giản Khá đơn giản Phức tạp Đơn giản Rất đơn giản
Mức độ phổ biến Cao nhất Phổ biến Phổ biến Rất ít Rất ít

* Hai mô hình kinh doanh

Tiêu chí Hộ sản xuất kinh doanh Hợp tác xã
Đối tượng được đăng ký tham gia Cá nhân, hộ gia đình là côn dân Việt Nam – Cá nhân, hộ gia đình là công dân Việt Nam;

– Người nước ngoài

– Các tổ chức

Quyền hạn đăng ký tham gia Chỉ được đăng ký một Hộ kinh doanh cá thể duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam Có thể đăng ký trở thành thành viên của nhiều Hợp tác xã khác
Quyền hạn quyết định của thành viên Do chủ hộ kinh doanh hoặc theo thỏa thuận giữa các thành viên trong hộ gia đình Có quyền bình đẳng giữa các thành viên trong mọi quyết định, hoạt động của hợp tác xã
Người đại diện theo pháp luật Chủ hộ kinh doanh Chủ tich hội đồng quản trị
Cơ cấu quản lý tổ chức Chủ hộ kinh doanh, thành viên Đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên
Tư cách pháp nhân Không
Căn cứ phân chia lợi nhuận Phân chia lợi nhuận sẽ do cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình xác định, thống nhất Lợi nhuận được phân chia chủ yếu dựa theo công sức thành viên đóng góp và mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Phần còn lại mới được chia theo tỷ lệ vốn góp.
Quyền và trách nhiệm tài sản Chịu trách nhiệm vô hạn Chịu trách nhiệm hữu hạn
Bản chất thành lập Mục đích chính thành lập hộ kinh doanh nhằm tăng thu nhập, nhắm đến lợi ích kinh tế. Được thành lập nhằm giúp đỡ, tạo việc àm, đào tạo và phát triển chuyên môn của thành viên hợp tác xã
Thành viên góp vốn điều lệ Thành viên trong hộ kinh doanh tự thỏa thuận về tỷ lệ vốn góp Thành viên không được góp vốn vượt quá 20% vốn điều lệ.
Góp vốn, mua bán cổ phần, thành lâp doanh nghiệp Chỉ được tham gia với tư cách pháp nhân trong các hoạt động mua, góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp. Được phép góp vốn, mua bán cổ phần và thành lập doanh nghiệp với tư cách hợp tác xã nhưng không được vượt quá 50% vốn điều lệ (ghi trong báo cáo tài chính gần nhất)
Quy định về quyền khắc và sử dụng con dấu Không được khắc dấu. Được quyền khắc và sử dụng con dấu

 

 

Qua bài viết trên đây, Luật Việt Chính đã tóm tắt cụ thể từng loại hình doanh nghiệp cùng mô hình kinh doanh để các chủ đầu tư có thể lựa chọn cho mình loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất. Nếu còn thắc mắc hoặc chưa rõ hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0911.111.099 / 0987.062.757 đội ngũ Luật sư của chúng tôi sẵn sàng giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhanh chóng, chi tiết và hiệu quả.

Trân trọng!

Bài viết liên quan