Tham gia bảo hiểm tự nguyện có được hưởng lương hưu không

THAM GIA BẢO HIỂM TỰ NGUYỆN CÓ ĐƯỢC HƯỞNG

LƯƠNG HƯU KHÔNG?

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện ngày nay đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Bảo hiểm xã hội tự nguyện như là một công cụ hứu ích giúp mọi người chuẩn bị tốt hơn trước những rủi ro không lường trước về sức khỏe, lao động và thu nhập. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được hết những ưu điểm của bảo hiểm tự nguyện. Bài viết dưới đây, sẽ giúp bạn đọc nhìn nhận rõ hơn về một trong những ưu điểm nổi bật của bảo hiểm xã hội tự nguyện là quyền được hưởng lương hưu.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Bộ luật Lao động năm 2019;

– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;

– Nghị định 134/2015/NĐ-CP.

BẢO HIỂM XÃ HỘI CÓ NHỮNG CHẾ ĐỘ GÌ?

Theo quy định tại khoản 2, Điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 các chế độ của bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:

“2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.”

Căn cứ, theo quy định hiện nay BHXH tự nguyện gồm có 2 chế độ là hưu trí và tử tuất, cụ thể:

– Hưởng lương hưu hàng tháng;

– Nhận trợ cấp một lần;

– Trợ cấp mai táng;

– Trợ cấp tuất một lần;

– Quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT.

Như vậy, người tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được nhận lương hưu khi đủ tuổi và thời gian đóng bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Tham khảo: Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản

ĐIỀU KIỆN HƯỞNG LƯƠNG HƯU KHI ĐÓNG BHXH TỰ NGUYỆN

Điều kiện về hưởng lương hưu được quy định tại Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 219 Bộ Luật lao động 2019), cụ thể như sau:

– Đủ tuổi nghỉ hưu:

+ Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035;

+ Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

– Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

MỨC LƯƠNG HƯU HÀNG THÁNG

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức lương hưu hằng tháng được tính như sau:

Mức hưởng lương hưu = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trong đó:

– Tỷ lệ tính lương hưu được tính như sau:

+ Người nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;

+ Nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

+ Nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%:

Năm nghỉ hưu Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45%
2018 16 năm
2019 17 năm
2020 18 năm
2021 19 năm
Từ 2022 trở đi 20 năm

Tham khảo: Quy trình và thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp nhanh chóng 2024

– Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính như sau:

Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.

1. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 Điều này được điều chỉnh như sau:

a) Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm bằng thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của từng năm nhân với mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng;

b) Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hằng năm và được xác định bằng công thức sau:

Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng bảo hiểm xã           hội tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100%
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100%

Trong đó:

– t: Là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

– Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).

Ví dụ: Ông A nghỉ hưu năm 2024, đã đóng BHXH tự nguyện đủ 20 năm, mức lương bình quân là 7.000.000 đồng/tháng thì mức lương hưu được hưởng hàng tháng là:

Mức lương hưu hàng tháng = 45% x 7.000.000 = 3.150.000 đồng/tháng.

Như vậy, Ông A hàng tháng sẽ được nhận mức lương hưu là 3.150.000 đồng.

Bài viết liên quan