Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cho phòng khóa đa khoa tư nhân

TƯ VẤN XIN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Ngày nay chất lượng môi trường đang ngày càng suy giảm, ô nhiễm nước, không khí và đất càng ngày càng gia tăng cùng với sự xuất hiện của nhiều loại bệnh dịch đã khiến cho tình trạng các bệnh viện trên cả nước luôn trong tình trạng báo động cao. Vì vậy nhu cầu mở phòng khám đa khoa tư nhân là rất cần thiết, vừa để tạo điều kiện cho người dân được nhanh chóng chữa bệnh, cũng đồng thời cho phép người bệnh được lựa chọn về chất lượng, dịch vụ phù hợp với khả năng bản thân không chỉ về tiền bạc mà còn về thời gian và công sức đi lại.

Để thành lập phòng khám đa khoa cần phải tìm hiểu kĩ những thông tin về điều kiện, thủ tục thành lập. Bài viết sau đây của Việt Chính Luật sẽ giúp Quý khách hàng nắm bắt được những thông tin cơ bản nhất.

Cơ sở pháp lý

– Luật Khám chữa bệnh năm 2009;

– Nghị định 109/2016/NĐ-CP;

– Nghị định 155/2018/NĐ-CP;

– Thông tư 41/2022/TT-BYT;

1. Điều kiện mở phòng khám đa khoa

Để phòng khám đa khoa được hoạt động, cần phải có những điều kiện sau đây:

– Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

– Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.

Như vậy, theo quy định trên, bác sĩ hay chủ cơ sở muốn mở phòng khám đa khoa tư nhân, trước hết cơ sở phải được đăng kí hợp pháp theo quy định của pháp luật, có 02 loại hình để chủ cơ sở có thể lựa chọn là doanh nghiệp và hộ kinh doanh.

Tìm hiểu thêm: Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp

                         Tư vấn thủ tục thành lập hộ kinh doanh.

Ngoài ra, để đáp ứng điều kiện có giấy phép hoạt động cần phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

1.1 Điều kiện của chủ cơ sở phòng khám đa khoa

Theo Điều 18, Luật Khám chữa bệnh năm 2009, bác sĩ hay chủ cơ sở khám chữa bệnh phải có có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

– Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;

– Có văn bản xác nhận quá trình thực hành ;

– Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

– Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Ngoài ra, người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế cần phải đảm bảo đáp ứng được thời gian thực hành tại các cơ sở y tế như sau:

+ 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sỹ

+ 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ

+ 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên

+ 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.

+ Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.

Lưu ý:

– Đối với những bác sĩ là cán bộ, công chức, viên chức của bệnh viện thì theo quy định của Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và pháp luật chuyên ngành sẽ không được phép thành lập cũng như quản lý doanh nghiệp mà chỉ có thể thành lập hộ kinh doanh.

–  Còn đối với những bác sĩ làm trong các bệnh viện công lập nhưng mới chỉ có hợp đồng lao động với bệnh viện mà chưa phải là cán bộ, công chức, viên chức thì có thể lựa chọn thành lập hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp.

1.2 Điều kiện về cơ sở vật chất

a.  Quy mô phòng khám đa khoa:

Phòng khám đa khoa phải đáp ứng ít nhất các điều kiện sau:

– Có ít nhất 02 trong 04 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi;

– Phòng cấp cứu;

– Buồng tiểu phẫu;

– Phòng lưu người bệnh;

– Cận lâm sàng: Có hai bộ phận xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh;

b.  Cơ sở vật chất:

– Có nơi tiếp đón, phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh, phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu. Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải đáp ứng các yêu cầu ít nhất về diện tích như sau:

+ Phòng cấp cứu có diện tích ít nhất 12m2;

+ Phòng lưu người bệnh có diện tích ít nhất 15m2; có ít nhất từ 02 giường lưu trở lên, nếu có từ 03 giường lưu trở lên thì diện tích mỗi giường ít nhất là 05m2;

+ Các phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu có diện tích ít nhất 10m2. Riêng đối với phòng khám đa khoa khu vực của Nhà nước phải bảo đảm tiêu chuẩn thiết kế quy định tại Quyết định số 1327/2002/QĐ – BYT ngày 18 tháng 4 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế;

– Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;

– Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

c. Thiết bị y tế:

Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà phòng khám đa khoa đăng ký.

1.3 Điều kiện về nhân sự

– Số lượng bác sỹ làm việc toàn thời gian (cơ hữu) phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sỹ của phòng khám đa khoa;

– Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà phòng khám đa khoa đăng ký;

– Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải được thể hiện bằng văn bản;

– Là người làm việc toàn thời gian tại phòng khám đa khoa;

Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám đa khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

2. Hồ sơ xin Giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa tư nhân

– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động.

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hộ kinh doanh (Bản sao).

– Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; (Bản sao).

– Giấy xác nhận quá trình thực hành theo đúng mẫu (Bản sao);

– Hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm của những người hoạt động trong phòng khám và danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh;

– Hợp đồng thu gom rác thải y tế nguy hại và tài liệu về hệ thống xử lý nước thải đối với những phòng khám có sử dụng hệ thống nước trong quá trình khám chữa bệnh.

3. Trình tự nộp hồ sơ xin cấp Gấy phép hoạt động của phòng khám đa khoa

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn;

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động của phòng khám đa khoa ở Sở Y tế nơi phòng khám đa khoa tư nhân đặt trụ sở;

Bước 3: Hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 45 ngày cơ quan đăng kí sẽ trả kết quả là Giấy phép hoạt động của phòng khám đa khoa, nếu hồ sơ không hợp lệ thì từ chối và đưa ra lý do.

Bước 4: Nộp lệ phí

Lệ phí giải quyết: 4,3 triệu đồng (theo Thông tư 11/2020/TT-BTC).

4. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động của phòng khám đa khoa

Theo Điều 45 Luật khám chữa bệnh năm 2009, Giám đốc Sở Y tế có thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn.

Dịch vụ xin Giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa tại Việt Chính Luật:

  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng những điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động phòng khám;
  • Thực hiện thu thập, chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ và nhận ủy quyền thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động phòng khám;
  • Thông báo tiến trình và tiếp nhận ý kiến của khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục;
  • Trực tiếp làm việc với các cơ quan nhà nước, hỗ trợ khách hàng trong quá trình thẩm định, kể cả kiểm tra thực địa;
  • Nhận và bàn giao tới khách hàng Giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa tư nhân;
  • Tư vấn và hỗ trợ những vấn đề pháp lý khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như trong đời sống.

Trên đây là những thông tin cơ bản về dịch vụ xin Giấy phép hoạt động của phòng khám đa khoa tư nhân của Luật Việt Chính. Nếu bạn có vướng mắc, muốn được tư vấn miễn phí hoặc báo phí dịch vụ luật sư thì hãy gọi tới số 0911.111.099 hoặc 0987.062.757 để được hỗ trợ nhanh nhất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan