THỦ TỤC MỞ CỬA HÀNG KINH DOANH THỦY SẢN TƯƠI SỐNG
Hiện nay, nhu cầu về hải sản của người dân ngày càng tăng do đây là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Đồng thời đây cũng là món ăn không thể thiếu trong những sự kiện lớn, tiệc tùng nên số lượng tiêu thụ khá nhiều. Do vậy, việc kinh doanh hải sản đang là ý tưởng buôn bán lợi nhuận cao mà rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, việc mở cửa hàng kinh doanh thủy sản lại không hề đơn giản vì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
CƠ SỞ PHÁP LÝ
– Luật Doanh nghiệp 2020;
– Luật An toàn thực phẩm 2010;
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
ĐIỀU KIỆN MỞ CỬA HÀNG KINH DOANH THỦY SẢN
Các loại giấy tờ cần có
Để kinh doanh thủy sản cần phải có 02 loại giấy tờ sau:
1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hải sản tươi sống (mô hình công ty hoặc hộ kinh doanh cá thể);
2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (giấy phép vệ sinh ATTP);
3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC (hộ kinh doanh nhỏ lẻ thì không cần).
Mô hình kinh doanh
Để mở cửa hàng kinh doanh hải sản tổ chức, cá nhân phải thực hiện thủ tục đăng ký mô hình kinh doanh. Hiện tại kinh doanh hải sản có 02 mô hình kinh doanh sau:
– Mô hình hộ kinh doanh cá thể: Đối với cửa hàng, vựa hải sản tươi sống quy mô nhỏ;
– Mô hình công ty/doanh nghiệp: Đối với chuỗi cửa hàng, đại lý hải sản tươi sống quy mô lớn.
Tùy thuộc vào tình hình tài chính và định hướng phát triển để lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp. Bên cạnh đó, cần phải lựa chọn địa điểm kinh doanh cụ thể, đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
Các cơ sở kinh doanh thủy sản phải đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 19 Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2010
– Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
– Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Tiêu chuẩn mẫu nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT;
– Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
– Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Tham khảo: Tư vấn thành lập doanh nghiệp
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm
Theo quy định tại Điều 20 Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm bao gồm:
– Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;
– Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;
– Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm
Theo quy định tại Điều 21 Luật An toàn vệ sinh thực phẩm năm 2010, tổ chức, cá nhân vận chuyển thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
– Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;
– Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;
– Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
Điều 22 Luật An toàn vệ sinh thực phẩm năm 2010 quy định cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sau đây:
– Có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
– Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Có trang thiết bị phù hợp để sản xuất, kinh doanh thực phẩm không gây độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm;
– Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm;
– Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.
Trên đây là những điều kiện chung để xin giấy phép để mở cửa hàng kinh doanh thủy sản. Ngoài điều kiện trên tùy thuộc vào loại thực phẩm kinh doanh mà tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện khác nữa. Đối với của hàng kinh doanh thủy sản tươi sống cần đáp ứng các điều kiện sau:
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống
Căn cứ theo quy định Điều 23 Luật an toàn vệ sinh thực phẩm Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
– Bảo đảm các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất để sản xuất thực phẩm an toàn;
– Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng giống cây trồng, giống vật nuôi; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng, chất tăng trọng, chất phát dục, chất bảo quản thực phẩm và các chất khác có liên quan đến an toàn thực phẩm;
– Tuân thủ quy định về kiểm dịch, vệ sinh thú y trong giết mổ động vật; về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt;
– Thực hiện việc xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất khử độc khi sử dụng phải bảo đảm an toàn cho con người và môi trường;
– Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm tươi sống.
Tham khảo: Thủ tục Đăng ký Hộ kinh doanh cá thể mới nhất năm 2024
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
– Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm quy định tại các điều 18, 20 và 21 của Luật này;
– Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh.
HỒ SƠ XIN MỞ CỬA HÀNG KINH DOANH THỦY SẢN TƯƠI SỐNG
Hồ sơ đăng ký mô hình kinh doanh:
Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh
– Giấy đề nghị thành lập hộ cá thể kinh doanh;
– Bản sao CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh, thành viên gia đình và của người ủy quyền nộp hồ sơ (trường hợp ủy quyền);
– Bản sao GCNQSDĐ hoặc hợp đồng thuê/mướn địa điểm mở cửa hàng kinh doanh;
– Biên bản họp thành viên hộ gia đình;
– Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (trường hợp ủy quyền).
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào từng loại hình công ty mà có hồ sơ khác nhau. Cụ thể sẽ bao gồm những giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp;
– Điều lệ công ty;
– Danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần) hoặc danh sách thành viên (đối với công ty TNHH);
– Bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu người đại diện pháp luật, các cổ đông/thành viên góp vốn và người được ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có);
– Giấy ủy quyền (trường hợp ủy quyền nộp hồ sơ).
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Điều 36 Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2010 quy định Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Lưu ý: Trường hợp kinh doanh hải sản quy mô lớn cần phải chuẩn bị thêm hồ sơ xin giấy phép PCCC
Tham khảo: Thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ MỞ CỬA HÀNG KINH DOANH HẢI SẢN TƯƠI SỐNG
Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ theo quy định
Bước 2: Nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt cửa hàng kinh doanh
Có 2 hình thức đăng ký:
– Nộp trực tiếp cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện (cụ thể là Phòng Tài chính – Kế hoạch)
– Nộp online tại trang dịch vụ công về các thủ tục hành chính của quận/huyện hoặc nộp tại trang dịch vụ công quốc gia.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau 5 – 7 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ tiến hành cấp giấy phép cho hộ kinh doanh. Trường hợp không nhận được giấy phép, cơ quan sẽ gửi thông báo bằng văn bản nêu rõ lý bị từ chối và nội dung cần bổ sung, sửa đổi.
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ theo quy định
Bước 2: Nộp hồ sơ
Có thể nộp hồ sơ qua 03 phương thức:
– Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT;
– Nộp online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
– Nộp qua dịch vụ bưu chính Việt Nam (VNPost).
Lưu ý: Hiện nay một số tỉnh thành phố chỉ nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng hình thức trực tuyến, ví dụ: Hà Nội, TPHCM,..
Bước 3: Nhận kết quả sau 3 – 5 ngày làm việc
Sở KH&ĐT sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp cho tổ chức cá nhân đăng ký
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở KH&ĐT sẽ gửi thông báo bằng văn bản nêu rõ nội dung sửa đổi, bổ sung và nộp lại từ đầu.
Bước 4: Thực hiện các thủ tục pháp lý sau khi có giấy CNĐKDN
Sau khi có giấy CNĐKDN, thực hiện một số thủ tục pháp lý quan trọng như: khắc con dấu, treo biển hiệu công ty, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, mở tài khoản, mua chữ ký số,…
Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định tại Khoản 2 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010, cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định
Bước 2: Nộp hồ sơ
Tùy vào mô hình kinh doanh sẽ nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền khác nhau:
– Trường hợp Doanh nghiệp: nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Trường hợp hộ kinh doanh: nộp hồ sơ tại UBND quận/huyện nơi đặt cửa hàng kinh doanh hải sản tươi sống.
Lưu ý: mỗi quận/huyện sẽ có quy định khác nhau do đó cần liên hệ trực tiếp quận/huyện để chuẩn bị hồ sơ tốt nhất
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
Nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Cơ quan nhà nước sẽ tới kiểm tra trực tiếp cơ sở kinh doanh vì vậy cần có sự chuẩn bị tốt nhất để đảm bảo cho đợt kiểm tra.
Trường hợp mô hình kinh doanh lớn cần thực hiện thủ tục xin giấy phép PCCC.