Thủ tục thành lập công đoàn tại doanh nghiệp

Thủ tục thành lập công đoàn tại doanh nghiệp

Công đoàn là một tổ chức đại diện cho người lao động, hoạt động với mục đích đảm bảo quyền lợi tuyên truyền vận động giúp nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho  người lao động. Mọi hoạt động của công đoàn đều tuân theo các quy định của Công Đoàn Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam.

Căn cứ pháp lý:

  • hướng dẫn 03/HD-TLD năm 2020,
  • hướng dẫn 238/HD-TLD năm 2014,
  • luật công đoàn 2012
  1. Có bắt buộc phải thành lập công đoàn tại doanh nghiệp ?

Theo Điều 7 Luật Công đoàn 2012 quy định: Hệ thống tổ chức công đoàn hiện nay gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp. Trong đó, công đoàn cơ sở là cấp được tổ chức trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có sử dụng lao động. Ngoài ra, Điều 6 Luật này nêu rõ, công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Chính vì vậy, việc doanh nghiệp có thành lập công đoàn hay không hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện của tập thể lao động mà không phải là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Thực tế, trong mỗi doanh nghiệp, việc có một tổ chức đại diện cho tập thể lao động thực sự là cần thiết, bởi không phải lúc nào cũng có thể lấy được ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhân công. Đồng thời, tổ chức này sẽ thay mặt cho người lao động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng trước người sử dụng lao động.

  1. Điều kiện thành lập công đoàn tại doanh nghiệp.

Theo Hướng dẫn 238/HD-TLĐ, các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có sử dụng lao động được thành lập công đoàn cơ sở khi có đủ 02 điều kiện sau:

– Có ít nhất 05 đoàn viên công đoàn hoặc 05 người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam

– Có tư cách pháp nhân.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị được thành lập công đoàn cơ sở ghép khi:

– Các cơ quan, đơn vị có đủ tư cách pháp nhân nhưng có dưới 20 đoàn viên hoặc dưới 20 người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn;

– Các cơ quan, đơn vị có trên 20 đoàn viên hoặc trên 20 người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn nhưng không có tư cách pháp nhân hoặc, tư cách pháp nhân không đầy đủ;

– Các doanh nghiệp có đủ điều kiện về đoàn viên, tư cách pháp nhân nhưng có chung chủ sở hữu hoặc cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động trên địa bàn nếu tự nguyện liên kết thì thành lập công đoàn cơ sở có tổ chức công đoàn cơ sở thành viên.

  1. Thủ tục thành lập công đoàn tại doanh nghiệp.

Theo khoản 12. Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể công đoàn cơ sở tại hướng dẫn 03/HD-TLD năm 2020 thì để thành lập tổ chức công đoàn cơ sở mới tại doanh nghiệp hợp pháp và được Tổ chức công đoàn cấp trên công nhận thì thủ tục thành lập công đoàn cơ sở phải được thực hiện theo các bước sau.

Bước 1 : Lập, tổ chức ban vận động thành lập công đoàn cơ sở.

Đối với những công ty chưa thành lập công đoàn cơ sở thì đầu tiên sẽ thành lập bạn vận động. Ban vận động sẽ do người lao động tự nguyện bầu ra. Ban vận động sẽ có chức năng vận động, tuyên truyền và nhận đơn xin gia nhập của nhân viên tại đơn vị, liên hệ với công đoàn cơ sở các cấp để được hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện.

Bước 2: Tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở

Sau khi đáp ứng được điều kiện thành lập công đoàn cơ sở, ban vận động tiến hành tổ chức đại hội thành lập. Những đối tượng tham gia đại hội gồm:

Ban vận động;

Người lao động có đơn xin tham gia công đoàn;

Đại diện doanh nghiệp, công đoàn cấp trên và các chủ thể liên quan khác.

Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp được bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín. Ban vận động kết thúc nhiệm vụ và bàn giao lại hồ sơ cho ban chấp hành mới sau khi tổ chức thành công đại hội.

Bước 3: Soạn hồ sơ xin công nhận công đoàn cơ sở

Theo 12.3. của hướng dẫn 03/HD-TLD năm 2020 về Trách nhiệm của chủ tịch công đoàn cơ sở sau đại hội thành lập

a. Tổ chức họp ban chấp hành công đoàn cơ sở trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đại hội thành lập để bầu ban thường vụ, phó chủ tịch, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn (nếu đủ điều kiện). Quá trình chuẩn bị cần liên hệ công đoàn cấp trên để được hướng dẫn.

 Như vậy, Doanh nghiệp cần họp ban chấp hành mới trong thời hạn 10 ngày, tính từ thời điểm kết thúc đại hội công đoàn cơ sở. Mục đích của cuộc họp là bầu ra ban thường vụ và các chức danh khác.

Thành phần hồ sơ thành lập công đoàn cơ sở cụ thể như sau:

  • Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, Công đoàn cơ sở, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.
  • Danh sách đoàn viên, kèm theo đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động.
  • Biên bản hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở.
  • Biên bản kiểm phiếu bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở

Bước 4: Quyết định công nhận thành lập công đoàn cơ sở

 Căn cứ theo 12.4. tại hướng dẫn 03/HD-TLD năm 2020 về Trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong việc thành lập công đoàn cơ sở:

“... d. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên có trách nhiệm:

– Thẩm định quá trình thành lập công đoàn cơ sở đảm bảo tính tự nguyện, khách quan; việc bầu cử tại đại hội thành lập và bầu cử tại hội nghị ban chấp hành theo đúng quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

– Trường hợp công đoàn cơ sở thành lập đúng quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì ban hành quyết định công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở (nghiệp đoàn cơ sở), ban chấp hành và các chức danh của ban chấp hành theo quy định.

– Trường hợp không đủ điều kiện công nhận đoàn viên hoặc công đoàn cơ sở hoặc các chức danh được bầu, công đoàn cấp trên thông báo bằng văn bản để tập thể người lao động được biết; đồng thời hướng dẫn thực hiện đúng quy trình, thủ tục để được công nhận, hoặc tiếp tục tuyên truyền, vận động người lao động tự nguyện liên kết thành lập công đoàn cơ sở theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

 

Thì trong 15 ngày làm việc từ khi nhận được hồ sơ, công đoàn các cấp cần thực hiện các hoạt động dưới đây:

  • Đánh giá quá trình thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp bảo đảm được tiêu chí tự nguyện và khách quan
  • Nếu công đoàn được thành lập theo như quy định thì sẽ được công đoàn cấp trên quyết định công nhận.
  • Nếu công đoàn thành lập không thoả mãn được các điều kiện đã được quy định thì sẽ được công đoàn các cấp thông báo bằng văn bản và hướng dẫn cách thực hiện thành lập theo đúng quy định.
  • Ban chấp hành công đoàn cơ sở tiến hành làm con dấu cho công đoàn sau khi được công đoàn cấp trên công nhận.
  • Sau khi được công nhận công đoàn cơ sở, doanh nghiệp tiến hành khắc con dấu của công đoàn mình và bắt đầu tiến hành các hoạt động đúng theo quy định.

Trên đây là bài viết mà công ty Luật Việt Chính gửi đến bạn đọc kham khảo, nếu còn thắc mắc hãy liên hệ cho  chúng tôi qua website này hoặc qua Zalo 0911.111.099 chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc đến quý bạn đọc 24/7. Trân trọng!

Bài viết liên quan