Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư

THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

Giấy chứng nhận đầu tư là giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền ban hành cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và thường giấy chứng nhận đầu tư được gắn liền với các dự án đầu tư, hiện này phần lớn giấy chứng nhận đầu tư được áp dụng cho cá nhân, tổ chức nước ngoài. Hiện nay, theo quy định của Luật đầu tư mới nhất, tùy từng dự án đầu tư sẽ có thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư khác nhau. Và để có thể được cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư, các nhà đầu tư cần làm thủ tục nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư để được cấp phép. Cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Tham khảo bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các nhà đầu tư làm thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư chuẩn chỉnh nhất nhé!

Tham khảo thêm Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

I. Giấy chứng nhận đầu tư.

Theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật đầu tư năm 2020 thì Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.

Giấy chứng nhận đầu tư (tên đầy đủ là giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) là văn bản bằng giấy hoặc là bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Giấy phép này do cơ quan có thẩm quyền cấp cho nhà đầu tư khi nhà đầu tư đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận tại cơ quan có thẩm quyền.

II. Tại sao cần phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?

Mục đích của việc xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là giúp cho nhà nước Việt Nam quản lý được việc đầu tư của khách hàng và việc này được áp dụng cho tất cả các nhà đầu tư kể cả trong và ngoài nước khi thực hiện đầu tư trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Tại sao cần phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Ngoài ra, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn có vai trò và tác dụng đặc biệt với quá trình đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài:

  • Là đầu tau giúp cho một dự án đầu tư có thể đi vào hoạt động bình thường
  • Là liều thuộc an thần giúp doanh nghiệp yên tâm bỏ đi vốn đầu tư của mình vào dự án
  • Là thủ tục bắt buộc khi muốn thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Ngày nay, Việt Nam được xem là mảnh đất lành cho dòng vốn FDI chất lượng cao từ xu hướng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc sau đại dịch Covid – 19. Hơn nữa, Luật Đầu tư sửa đổi, bổ sung năm 2020 cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

III. Các trường hợp nào cần xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu 

Căn cứ Điều 37 Luật Đầu tư 2020 quy định về các trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:

“Điều 37. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;

c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này triển khai thực hiện dự án đầu tư sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều 38 của Luật này.”

Dẫn chiếu đến Điều 23 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:

“Điều 23. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.

Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và về thực hiện hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.”

Như vậy, các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

– Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

– Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật này.

IV. Trường hợp không cần xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Theo khoản 2 điều 37 của Luật Đầu tư đã quy đinh.

Các trường hợp sau không phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư:

  • Thứ nhất, Dự án của nhà đầu tư trong nước.
  • Thứ hai, Các nhà đầu tư thực hiện đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
  • Thứ ba, Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế không thuộc 03 trường hợp sau đây sẽ thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC:
  1. Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ lớn hơn 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh
  2. Có tổ chức kinh tế quy như trên nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
  3. Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế như trên nắm giữ trên 50% vốn điều lệ

VI. HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ.

Thành phần hồ sơ:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
  • Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

 

Bài viết liên quan