Tội trộm cắp tài sản là gì? Quy định của pháp luật?

TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN LÀ GÌ? QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT?

Xã hội ngày nay ngày càng phát triển, nền kinh tế ngày càng được cải thiện trong cuộc sống. Tỷ lệ phần trăm số người thất nghiệp, hiện đang có việc làm đang được cải thiện. Bên cạnh đó, cũng có một số thành phần người thất nghiệp, dân trí thấp không có việc làm, để rồi nảy sinh ra các tệ nạn trong xã hội như trộm cắp. Vậy khi trộm cắp tài sản của người khác sẽ bị pháp luật xử lý ra sao. Hãy cùng Luật Việt Chính đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

1. Khái niệm tội trộm cắp tài sản quy định trong Luật Hình sự:

Tội trộm cắp tài sản là hành vi lét lút chiếm đoạt tài sản đang được người khác quản lý.

– Trộm cắp tài sản chính là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến quyền sử hữu của người khác.

Căn cứ theo quy định của pháp luật tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định như sau:

Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút, bí mật để chiếm đoạt tài sản đang do người khác quản lý và có giá trị từ 2.000.000vnđ đến dưới 50.000.000vnđ, hoặc dưới 2.000.000vnđ nhưng thuộc vào các trường hợp sau:

– Đã bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà tiếp tục vi phạm.

– Chưa được xóa án tích.

– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn của xã hội.

– Tài sản bị trộm cắp là phương tiện kiếm sống chính trong gia đình của người bị hại và gia đình người bị hại

– Tài sản đó là di vật, cổ vật.

2. Dấu hiệu pháp lý

– Dấu hiệu pháp lý:

– Khách thể:

Đây chính là tội xâm phạm quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc là cá nhân.

Khách quan:

+ Thể hiện ở hành vi trộm cắp tài sản của người khác thuộc một trong số các trường hợp sau:

Trộm cắp tài sản của người khác từ 2.000.000vnđ trở lên

Trộm cắp tài sản của người người khác dưới 2.000.000vnđ nhưng đã bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính về hành vi vi phạm chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.

Trộm cắp tài sản dưới 2.000.000vnđ nhưng đã vị kết án về các tội xâm phạm sở hữu.

Trộm cắp tài sản của người khác dưới 2.000.000vnđ nhưng gây đến hậu quả xấu, anh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Trộm cắp tài sản của người khác dưới 2.000.000vnđ nhưng đó là tài sản di vật, cổ vật

– Trộm cắp tài sản được hoàn thành kể thời điểm người phạm tội đã chuyển dịch được tài sản và thoát khỏi sự quản lý của người sở hữu tài sản, hoặc của người quản lý tài sản.

Hiện nay, trên thực tế việc xác định thời điểm hoàn thành của tội phạm hầu hết phụ thuộc vào tính chất tài sản dễ hay không dễ cất giấu cùng vị trí nơi để tài sản (trong người, ngoài sân, trong nhà, dọc được đi…)

– Chủ quan:

Lỗi của tội trộm cắp tài sản chính là lỗi cố ý. Động cơ phạm tội chính là vu lợi.

– Chủ thể:

Là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội tại khoản 1, 2; và độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội tại khoản 3,4 Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

3. Hình phạt:

Đối với Tội trộm cắp tài sản được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2016. Quy định rõ ràng rằng có 04 khung hình phạt dành cho tội này, cùng với hình phạt bổ sung tại khoản 5 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật Việt Chính – Hotline: 0987.062.757 – 0911.111.099 để được đáp ứng những yêu cầu của mình.

Trân trọng!

Bài viết liên quan