Xuất bản phẩm là gì? Giấy phép xuất bản

XUẤT BẢN PHẨM LÀ GÌ? GIẤY PHÉP XUẤT BẢN

Xuất bản phẩm là gì? Và điều kiện để được cấp giấy phép in xuất bản phảm là gì? Trình tự đề nghị cấp Giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm được quy định như thế nào? Sau đây hãy cùng Luật Việt Chính tìm hiểu và làm rẽo một số vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Xuất bản phẩm là gì?

Căn cứ khoản 4 Điều 4 Luật Xuất bản 2012 quy định về xuất bản phẩm như sau:

4. Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:

a) Sách in;

b) Sách chữ nổi;

c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;

d) Các loại lịch;

đ) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.

2. In là gì?

In là việc sử dụng thiết bị in để tạo ra xuất bản phẩm từ bản mẫu.

Điều kiện để cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm

Hoạt động của cơ sở in xuất bản phẩm

– Cơ sở in chỉ được in xuất bản phẩm sau khi được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.

– Cơ sở in chỉ được nhận in xuất bản phẩm theo quy định tại Điều 33 của Luật này.

Theo quy định tại Điều 32 Luật xuất bản điều kiện để cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm gồm:

a) Người đứng đầu cơ sở in phải là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật;

b) Có mặt bằng sản xuất, thiết bị để thực hiện một hoặc các công đoạn chế bản, in và gia công sau in xuất bản phẩm;

c) Bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;

d) Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

đ) Chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam.

Tham khảo thêm Thủ tục đăng ký nhãn hiệu năm 2024

3. Cá nhân được phép tự viết sách rồi in bán hay không?

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Luật Xuất bản 2012 quy định:

Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản:

2. Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:

a) Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản;

b) Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản;

c) In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm;

d) Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu;

đ) Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép;

e) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, pháp luật không cho phép hành vi xuất bản phẩm sách in mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản.

Chính vì vậy, cá nhân không thể tự mình viết sách rồi đi in ấn đem bán.

4. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm

Theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật xuất bản 2012:

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm theo mẫu quy định;

b) Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ sở in;

c) Tài liệu chứng minh về việc có mặt bằng sản xuất và thiết bị để thực hiện một trong các công đoạn chế bản in, in và gia công sau in xuất bản phẩm;

d) Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in theo mẫu quy định;

đ) Bản sao có chứng thực văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành in cấp hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;

e) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh – trật tự, vệ sinh môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Giấy tờ, tài liệu chứng minh về người đứng đầu cơ sở in, có mặt bằng sản xuất và thiết bị trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm được quy định cụ thể như sau:

a) Đối với người đứng đầu cơ sở in xuất bản phẩm: Là người đại diện theo pháp luật được ghi tại một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền; văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành in cấp cho người đứng đầu phải là bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng về in trở lên hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;

b) Đối với tài liệu chứng minh về mặt bằng sản xuất: Phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng hay các loại giấy tờ khác chứng minh về việc giao đất, thuê đất, thuê mặt bằng, nhà xưởng để sản xuất;

c) Đối với tài liệu chứng minh về thiết bị: Phải là bản sao giấy tờ sở hữu hoặc thuê mua thiết bị; trường hợp chưa có thiết bị, trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải kèm theo danh mục thiết bị dự kiến đầu tư.

Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm, cơ sở in phải hoàn thành việc mua hoặc thuê mua đủ thiết bị theo danh mục dự kiến đầu tư, gửi bản sao chứng từ mua, thuê mua thiết bị cho cơ quan cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.

Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm:

a) Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cho cơ sở in của cơ quan, tổ chức ở trung ương;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho cơ sở in ở địa phương.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản phải cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ sở in có một trong các thay đổi về tên gọi, địa chỉ, thành lập chi nhánh, chia tách hoặc sáp nhập thì cơ sở in phải làm thủ tục đổi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có thay đổi về người đứng đầu thì cơ sở in phải thông báo bằng văn bản với cơ quan cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm và gửi kèm hồ sơ quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều này.

Giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) Cơ sở in xuất bản phẩm không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong quá trình hoạt động;

b) Cơ sở in có các thay đổi quy định tại khoản 6 Điều này mà không làm thủ tục đổi giấy phép.

c) Không đáp ứng điều kiện Chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam.

d) Hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm không đầu tư đủ thiết bị theo quy định.

Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm

     TÊN ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP                   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ..……/…… (nếu có) ……………., ngày……. tháng…….. năm……….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép hoạt động in

Kính gửi: …………………………………………………… [1]

1. Tên đơn vị đề nghị cấp phép: 2………………………………………………………………………………………

2. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………………….

3. Số điện thoại:………………… Fax:…………………… Email:……………………………………………………….

4. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập đối với cơ sở in sự nghiệp Số ……. ngày ….. tháng …….năm ……, nơi cấp……………………..3

5. Mã số doanh nghiệp (nếu có):……………………………………………………………………………….

6. Thông tin cơ sở in đề nghị cấp phép

Để đảm bảo cơ sở in hoạt động đúng pháp luật, đơn vị làm đơn này đề nghị quý cơ quan xem xét cấp giấy phép hoạt động in với các thông tin sau:

– Tên cơ sở in:…………………………………………………………………………………………………………………..

– Địa chỉ trụ sở chính:…………………………………………………………………………………………….4

– Điện thoại: ……………………………………………. Fax:……………………. Email:………………………………..

– Địa chỉ chi nhánh và xưởng sản xuất:………………………………………… …………………………..5

– Điện thoại: ……………………………………………. Fax:……………………. Email:……………………………….

 Họ tên người đứng đầu cơ sở in:………………………… số định danh cá nhân hoặc số giấy CMND/ Hộ chiếu hoặc Căn cước công dân: Số:……….…. ngày ……. tháng……năm………nơi cấp………………….

– Chức vụ: …………………………………………………………………………………………………………

– Tên tổ chức, cá nhân chủ sở hữu cơ sở in (nếu có):……………………………………………………………

– Nội dung hoạt động chế bản/in/gia công sau in đề nghị được cấp phép (ghi rõ từng loại theo quy định của pháp luật): ……………………………………………………………………………………………………………………….

– Mục đích hoạt động (ghi rõ là kinh doanh hoặc không kinh doanh):………………………………………..

7. Danh mục thiết bị in (Chế bản, in, gia công sau in)

 

Số TT Tên thiết bị(Ghi tiếng Việt và theo công nghệ) Hãngsản xuất Model Số định danh thiết bị(Số máy) Nước sản xuất Nămsản xuất Sốlượng(chiếc) Chất lượng(Mới 100% hoặc đã qua sử dụng) Tính năng sử dụng(chế bản, in, gia công sau in) Số, ngày, tháng, năm củaHóa đơn mua thiết bị Số, ngày, tháng, năm giấy phép nhập khẩu thiết bị 6

8. Giấy tờ về địa điểm, mặt bằng sản xuất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng hoặc các loại giấy tờ khác chứng minh về việc được giao đất, thuê đất, thuê mặt bằng, nhà xưởng số………. ngày …… tháng …… năm ……… nơi cấp hoặc bên giao, cho thuê của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng hoặc các loại giấy tờ khác chứng minh về việc được giao đất, thuê đất, thuê mặt bằng, nhà xưởng).

Cơ sở in xin chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ đề nghị cấp phép và cam kết chấp hành đúng các quy định của pháp luật về hoạt động in./.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Bài viết liên quan