Ly hôn thuận tình tại Ba Đình

LY HÔN THUẬN TÌNH TẠI BA ĐÌNH

Trong đời sống hôn nhân vợ chồng có nhưng thời điểm phát sinh những mâu thuẫn và bất đồng về ý kiến và quan điểm sống. Khi tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho quan hệ vợ chồng ngày càng trở nên mâu thuẫn trầm trọng, không thể hòa giải, mục đích hôn nhân xây dựng một gia đình ấm êm, hạnh phúc là không thể đạt được. Trong những trường hợp như vậy, ly hôn là giải pháp duy nhất giúp tháo gỡ xung đột, cũng như giải thoát cho mỗi bên vợ chồng khỏi những gánh nặng tâm lý, mở ra cơ hội cho mỗi người tìm kiếm một cuộc sống hạnh phúc mới. Và còn gì thuận lợi hơn khi cả hai vợ chồng cùng nhận thức được quyền lợi của nhau và do đó tạo điều kiện cho nhau thực hiện ly hôn. Khi ấy, ly hôn thuận tình chính là giải pháp chấm dứt hôn nhân thuận tiện và nhanh chóng nhất.

  1. Ly hôn thuận tình là gì?

Ly hôn thuận tình là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng khi đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản (hoặc đồng ý tách riêng yêu cầu chia tài sản vợ chồng thành một vụ án khác sau khi đã ly hôn).

  1. Ai có quyền yêu cầu ly hôn thuận tình?

Căn cú theo quy định tại  Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn gồm:

– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Đối với ly hôn thuận tình thì khi vợ chồng không còn tình cảm với nhau, cả vợ và chồng cùng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn thuận tình

  1. Điều kiện ly hôn thuận tình là gì?

Căn cứ theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có thể xác địn điều kiện thuận tình ly hôn như sau:

– Vợ chồng đã cùng tự nguyện ly hôn, cùng đồng thuận ký vào đơn yêu cầu ly hôn

– Vợ chồng đã cùng thỏa thuận được người nuôi con, mức độ cấp dưỡng cho con chung.

– Vợ chồng đã cùng thỏa thuận được về vấn đề phân chia tải sản chung vợ chồng hoặc nếu chưa thỏa thuận được nhưng không yêu cầu tòa án giải quyết.

  1. Các vấn đề cần giải quyết trước khi tiến hành ly hôn thuận tình?

Trước khi đi đến việc nôp đơn ra Tòa yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, vợ chồng cần phải thương lượng, thống nhất với nhau về cac vấn đề sau đây:

– Về nhận thức: hai bên xác định rõ ràng ly hôn là giải pháp tốt nhất để chấm dứt tình trạng mâu thuẫn vợ chồng, đem lại lợi ích cho cả hai bên

– Về con chung: Vợ chồng phải thỏa thuận về việc xác định ai có trách nhiệm nuôi con, việc cấp dưỡng cho con;

– Về tài sản: Phân định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng, đâu là nợ chung, nghĩa vụ chung, đâu là nợ riêng, tài sản riêng

– Về việc phân chia tài sản chung: tỷ lệ phân chia tài sản chung, cách thức tiến hành phân chia tài sản chung;

– Về khoản nợ và các nghĩa vụ chung: phân chia nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ chung, các nghĩa vụ tài chính chung;

  1. Nộp đơn yêu cầu công nhận ly hôn thuận tình tại đâu?

Khoản 2 Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.”

Như vậy, cũng như các vấn đề hôn nhân khác mà vợ chồng có thể thương lượng, việc nộp đơn ly hôn ở đâu cũng là việc hai vợ chồng có thể thỏa thuận được. Cụ thể, hai vợ chồng có thể lựa chọn đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

  1. Hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn gồm có những gì?

Hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn bao gồm:

– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

– Căn cước công dân (bản sao có chứng thực);

– Trường hợp nơi đang cư trú của vợ, chồng khác với nơi đăng ký thường trú của vợ, chồng, vợ, chồng bổ sung giấy xác nhận nơi cư trú (tạm trú) trong hồ sơ;

– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao);

– Các tài liệu, chứng cứ, giấy tờ chứng minh về khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (bản sao);

– Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan;

  1. Thủ tục yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thực hiện như thế nào?
  • Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết việc ly hôn thuận tình:

Vợ chồng nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tới Tòa án cấp huyện nơi vợ, chồng cư trú (theo sự thỏa thuận của vợ, chồng).

Việc nộp Hồ sơ có thể lựa chọn theo hình thức nộp trực tiếp tại trụ sở Tòa án hoặc qua đường bưu điện

  • Bước 2: Nhận thông báo tiếp nhận đơn, thông báo về án phí:

Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày, Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, Thẩm phán sẽ ra thông báo về nộp lệ phí và trong vòng 05 ngày, hai vợ chồng phải thực hiện xong.

  • Bước 3:Nộp tiền tạm ứng án phí

Căn cứ thông báo của Toà án sẽ tiến hành nộp tiền tạm ứng lệ phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai nộp tiền cho Tòa án (Nếu TAND cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh).

Án phí cho việc yêu cầu công nhận thuân tình ly hôn là: 300.000 VNĐ

  • Bước 4: Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày thụ lý. Trong thời gian chuẩn bị này, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp giải quyết và tiến hành mở phiên họp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định. Khi đó, Thẩm phán sẽ tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, giải thích quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ với con, về trách nhiệm cấp dưỡng…

  • Bước 5: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn

Trong trường hợp hòa giải thành, vợ chồng sẽ đoàn tụ với nhau thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn của hai người. Nếu hòa giải không thành, vợ chồng vẫn muốn ly hôn thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật.

  1. Việt Chính Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý giải quyết việc ly hôn thuận tình

Là đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín hàng đầu trong các lính vực pháp luật, Luật Việt Chinh cung cấp tới quý khách hàng các dịch vụ pháp lý trong quá trình giải quyết việc ly hôn thuận tình, bao gồm:

  • Tư vấn, hướng dẫn soạn thảo đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;
  • Tư vấn giải pháp phân chia trách nhiệm nuôi con, trách nhiệm cấp dưỡng;
  • Tư vấn phân định tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng;
  • Tư vấn, hỗ trợ thực hiện các thủ tục phân chia tài sản chung vợ chồng;
  • Tư vấn giải pháp giải quyết khoản nợ chung, nghĩa vụ chung;
  • Hỗ trợ thủ tục nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
  • Hố trợ các thủ tục, công việc khác liên quan đến việc giải quyết yêu cầu ly hôn

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Việt Chính Luật liên quan đến vấn đề giải quyết việc ly hôn thuận tình. Chúng tôi luôn hân hạnh và sẵn sàng phục vụ và đáp ứng các yêu cầu pháp lý của quý khách hàng. Liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0987.062.757 – 0911.111.099 để được tư vấn và hỗ trợ.

Trân trọng!

Bài viết liên quan