Chế độ thai sản theo quy định của pháp luật năm 2023

CHẾ ĐỘ THAI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT NĂM 2023
Chế độ thai sản là một trong những chính sách an ninh xã hội nhận được nhiều sự quan tâm của người lao động, đặc biệt là lao động nữ. Người lao động nữ có vai trò cực kỳ quan trọng không chỉ trong việc tạo ra nguồn lực kinh tế giúp phát triển nguồn dân số. Do đó, việc đảm bảm các quyền lợi cho người lao động nữ, đặc biệt là các quyền lợi về thai sản là vô cùng cần thiết. Điều này không chỉ giúp đảm bảo tái sản xuất sức lao động mà còn thể hiện tính nhân văn trong chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Vậy chế độ thai sản là gì và pháp luật Việt Nam quy định về chế độ thai sản như thế nào. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt Chính sẽ đưa ra cho quý bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về chế độ này trong Bảo hiểm xã hội.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
– Nghị định số 24/2023/NĐ – CP;
– Nghị định số 115/2015/NĐ – CP;
– Quyết định số 166/2019/QĐ – BHXH;
– Quyết định số 222/2021/QĐ – BHXH.
1. Chế độ thai sản là gì?
– Chế độ thai sản là một trong những chế độ quan trọng có trong bảo hiểm xã hội bắt buộc nhằm giúp cho người phụ nữ trong thời kỳ thai sản cũng như người lao động nam có vợ sinh con có một nguồn thu nhập ổn định và đặc biệt là đảm bảo tốt cho họ về mặt sức khỏe cũng như là tinh thần.
– Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi mà người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng (bao gồm cả lao động nam và nữ) trong quá trình thai sản từ khi khám thai đến khi nuôi con nhỏ. Chế độ này nhằm đảm bảo, hỗ trợ một phần thu nhập và sức khỏe cho người lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nhỉ, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho người lao động nam khi có vợ sinh con.
2. Đối tượng được hưởng chế độ thai sản.
Trước hết, một người lao động nữ muốn được hưởng chế độ thai sản cần phải biết được họ có thuộc đối tượng được hưởng chế độ này hay không. Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động nữ là đối tượng được hưởng chế độ thai sản trước hết phải là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó có đối tượng được hưởng chế độ thai sản bao gồm các nhóm sau:
+ Thứ nhất là những người lao động làm việc theo hợp đồng (hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn,…) hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng (áp dụng cho cả người dưới 15 tuổi tham gia vào thì trường lao động theo quy định của pháp luật lao động) hoặc hợp đồng có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 3 tháng.
Luật Việt Chính cung cấp các dịch vụ tư vấn, thủ tục pháp lý
+ Thứ hai là nhóm người lao động đặc biệt như cán bộ, công chức, viên chức; công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chưc cơ yếu; sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, quận đội nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; người quản lý doanh nghiệp; người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Như vậy, nhưng người lao động là công dân Việt Nam đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc hai nhóm nêu trên sẽ là đối tượng được hưởng trợ cấp thai sản khi tham gia vào thị trường lao động.
3. Điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Lao động nữ mang thai;
– Lao động nữ sinh con;
– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
– Người lao động nhân nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
– Người lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Cần lưu ý: Người lao động cần đáp ứng thêm một số điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ thai sản:
– Đối với lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi thdi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi.
– Người lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thain phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
– Người lao động đáp ứng đủ hai điều kiện kể trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việ trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
4. Thời gian hưởng chế độ thai sản:
Tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ mà lao động nữ sẽ được hưởng thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản khác nhau. Cụ thể như sau:
* Khám thai (tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày hàng tuần):
+ Khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày;
+ Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
* Sẩy thai, nạo thai, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hàng tuần):
+ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
+ 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
+ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
+ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
* Sinh con: 
– Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng, trong đó nghỉ tối đa trước khi sinh là không quá 02 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. Trường hợp nghỉ quá 02 tháng phải có chỉ định của cán bộ y tế.
– Sau khi sinh, con chết:
+ Con dưới 02 tháng tuổi chế: mẹ được nghỉ việc 04 tháng từ ngày sinh con,
+ Con trên 02 tháng tuổi chết: mẹ được nghỉ 02 tháng.
+ Tổng thời gian nghỉ không quá 06 tháng.
+ Thời gian gian này sẽ không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
– Sau khi sinh, mẹ chết:
+ Trường hợp chỉ có mẹ tham gia Bảo hiểm xã hội: thì cha/người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.
+ Trường hợp cả bố và mẹ đều tham gia Bảo hiểm xã hội: thì người bố được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Nếu không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản.
+ Trường hợp chỉ mẹ tham gia Bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện: thì cha/người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
+ Cha và mẹ đều tham gia Bảo hiểm xã hội nhưng mẹ không đủ điều kiện thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Nếu không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản.
+ Chỉ có cha tham gia Bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không có đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bênh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
– Khi thực hiện các biện pháp tránh thai:
+ Người lao động hưởng chế độ tài sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
+ Thời gian nghỉ tối đa:
• 07 ngày đối với lao động nữa đặt vòng tránh thai
• 15 ngày đối với lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
+ Thời gian nghỉ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
* Đối với lao động nữ mang thai hộ:
– Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 115/2015/NĐ – CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bênh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
– Lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đay và thai sản, khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền nhưng không được quá số ngày quy định, cụ thể:
+ 10 ngày nếu thai nhi dưới 05 tuần;
+ 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
+ 40 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
+ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thời gian nghỉ này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần.
* Đối với người mẹ nhờ mang thai hộ.
Người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con thì được được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi người con người mẹ nhờ mang thai hộ thì được nghỉ thêm 01 tháng.
Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
* Đối với người lao động nhận con nuôi:
– Người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng thì được nghỉ việc hưởng chế thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.
– Nếu đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản nhưng không nghỉ việc thì chủ được hưởng trợ cấp một lần.
* Tránh thai: 
– 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
– 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
5. Mức hưởng chế độ thai sản:
* Tiền trợ cấp 01 lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi:
Theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp 01 lần cho mỗi con bằng 02 mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận con nuôi.
Trợ cấp 01 lần/trên = Mức lương cơ sở x2
Năm 2023, Căn cứ vào Nghị định số 24/2023/NĐ – CP ngày 14/5/2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 tăng mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/ tháng lên là 1,8 triệu đồng/tháng -> Mức trợ cấp 01 lần khi sinh con là: 1,8 x 2 = 3,6 triệu đồng.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Thủ tục, cách tính, mức hưởng chế độ thai sản
* Tiền chế độ thai sản:
– Tiền trợ cấp thai sản khi lao động nữ sinh con:
Mức hưởng = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 06 tháng trước khi nghỉ x 6.
Trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng được tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng.
VD: Chị D sinh con ngày 13/5/2017 (thuộc trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền), có quá trình đóng BHXH như sau:
– Từ tháng 5/2014 đến tháng 4/2016 (24 tháng) đóng BHXH với mức lương 8.500.000 đồng/tháng;
– Từ tháng 5/2016 đến tháng 8/2016 (4 tháng) đóng BHXH với mức lương 7.000.000 đồng/tháng;
– Từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017 (8 tháng), nghỉ dưỡng thai, không đóng BHXH.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị D được tính như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghĩ việc = ((7.000.000 x 4) + (8.500.000 x 2))/6 = 7.500.000 (đồng/tháng)
Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị D là 7.500.000 đồng/tháng.
Và số tiền mà chị D được hưởng chế độ thai sản trong thời gian sinh con = 7.500.000 đồng/tháng x 6 tháng = 45.000.000 đồng.
– Đối với lao động nữ sau khi sinh con mà chết:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:
Mức hưởng một tháng = 100% mức đóng bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
* Đối với lao động nam đóng bảo hiểm xã hội cố vợ sinh con:
– Khi nghỉ chế độ thai sản trong vòng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con:
Căn cứ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mức hưởng chế độ này như sau:
Mức hưởng một tháng = 100% mức bình quân tiền lương đống BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việ hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp người lao động nam đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Mức hưởng một ngày đối với trường hợp hưởng chế độ thai sản lao động nam có vợ sinh con trong vòng 30 ngày kể từ ngày sinh tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.
Tiền thai sản = Số ngày nghỉ x (100% mức bình quân tiền lương đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ : 24).
* Trường hợp hưởng chế độ thai sản của vợ:
Trường hợp 1: Chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.
+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ
+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30
Trường hợp 2: Cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.
+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30
Trường hợp 3: Chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ
+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30
Trường hợp 4: Cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội nhưng người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà chết thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30
Trường hợp 5: Chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
+ Tiền thai sản 01 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.
+ Tiền thai sản 1 ngày trong trường hợp có ngày lẻ = Tiền thai sản 01 tháng/ 30
Lưu ý: Đối với trường hợp người cha đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
6. Tiền dưỡng sức sau sinh.
– Thời gian hưởng chế độ thai sản dưỡng sức sau sinh theo khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
+ Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Luật Việt Chính cung cấp các thủ tục tư vấn về pháp luật
+ Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
+ Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
• Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
• Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
• Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
– Mức hưởng chế độ thai sản dưỡng sức sau sinh  một ngày bằng 30% mức lương cơ sở theo khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 với công thức như sau:
Tiền dưỡng sức sau sinh = Số ngày nghỉ dưỡng sức x 30% x 1.800.000. 
7. Những trường hợp không được hưởng chế độ thai sản.
Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ không được hưởng bảo hiểm thai sản nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, chế độ thai sản chỉ áp dụng đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trong khi đó, bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ bao gồm 02 chế độ là chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.
Do đó, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ không được hưởng bảo hiểm thai sản.
b) Người tham gia BHXH bắt buộc nhưng không đủ thời gian đóng.
Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ không được giải quyết hưởng chế độ thai sản khi sinh con nếu không đáp ứng điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm.
Cụ thể bao gồm những người lao động sau đây:
– Lao động nữ sinh con mà trước đó đang hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không tích lũy từ đủ 06 tháng đóng bảo hiểm trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
– Lao động nữ khi mang thai từng phải nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ nhưng chưa đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 12 tháng.
– Lao động nữ khi mang thai từng phải nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ, đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên nhưng tính trong vòng 12 tháng trước khi sinh con thì chưa tích lũy đủ 03 tháng đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi.
8. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
* Đối với lao động nữ:
*Lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; thực hiện biện pháp tránh thai:
– Trường hợp điều trị nội trú:
+ Bản sao giấy ra viện;
+ Trường hợp chuyển tuyến khám, chữa bệnh trong quá trình điều trị: Có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.
– Trường hợp điều trị ngoại trú:
+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội;
+ Hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
*Lao động nữ sinh con:
– Trường hợp thông thường:
+ Bản sao giấy khai sinh;
+ Hoặc trích lục khai sinh;
+ Hoặc bản sao giấy chứng sinh.
– Trường hợp con chết sau khi sinh:
Trong trường hợp con chết sau khi sinh, ngoài chuẩn bị những giấy tờ như trên thì còn có
+ Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao Giấy báo tử của con;
+ Trường hợp con chưa được cấp giấy chứng sinh: Sử dụng trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
– Trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con:
Trong trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con thì ngoài hồ sơ của trường hợp thông thường, có thêm:
+ Bản sao giấy chứng tử;
+ Hoặc trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ.
– Trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì cần phải có thêm biên bản giám định y khoa của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ.
– Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai:
Đối với trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai thì cần phải có thêm một trong các giấy tờ sau:
+ Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
+ Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
+ Trường hợp phải giám định y khoa: Biên bản giám định y khoa.
– Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con:
Đối với trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con Có thêm các giấy tờ:
+ Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
+ Văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
Lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng:
 – Bản sao giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
* Đối với lao động nam:
* Lao động nam thực hiện biện pháp triệt sản:
– Trường hợp điều trị nội trú:
+ Bản sao giấy ra viện;
+ Trường hợp chuyển tuyến khám, chữa bệnh trong quá trình điều trị: Có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.
– Trường hợp điều trị ngoại trú:
+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội;
+ Hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
* Lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con:
+ Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con;
+ Trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện: Có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện nội dung này.
+ Trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh: Sử dụng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
* Lao động nam hoặc người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con:
+ Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.
+ Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh: Sử dụng trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
Đối với trường hợp người lao động đã nghỉ việc thì người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản tới cơ quan bảo hiểm xã hội.
9. Thủ tục hưởng chế độ thai sản:
Thủ tục hưởng chế độ thai sản theo pháp luật
Căn cứ theo quy định tại Quyết định số 166/2019/QĐ – BHXH và Quyết định số 222/2021/QĐ – BHXH, thủ tục hưởng chế độ thai sản của người lao động sẽ được thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ thai sản tương ứng với trường hợp của mình, người lao động cần nộp hồ sơ để được giải quyết. Trường hợp người lao động làm việc tại các đơn vị doanh nghiệp thì nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động. Trường hợp đã chấm dứt hợp đồng lao động nhưng vẫn đủ điều kiện nhận trợ cấp thai sản thì nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH để được giải quyết.
* Người lao động nộp hồ sơ: Trong vòng 45 ngày kể từ ngày quay trở lại làm việc, người lao động cần nộp đầy đủ hồ sơ cho người sử dụng lao động.
* Người sử dụng lao động nộp hồ sơ: Sau khi tập hợp đầy đủ hồ sơ từ phía người lao động, đơn vị sử dụng lao động sẽ phải lập danh sách theo mẫu 01B – HSB và nộp cùng bộ hồ sơ tới Cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp đơn vị sử dụng lao động sử dụng giao dịch điện tử thì thực hiện lập hồ sơ trên phần mềm, ký số và gửi kèm giấy tờ lên quan lên Cổng thông tin điện tử của bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc qua tổ chức IVAN.
Bước 2: Cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết và chi trả chế độ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ xét duyệt và thực hiện chi trả trợ cấp thai sản. Thời hạn giải quyết và chi trả chế độ thai sản như sau:
– Trường hợp đơn vị sử dụng lao động đề nghị: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
– Trường hợp người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Người lao động có thể nhận trợ cấp thai sản theo hình thức khác nhau như: 
a. Nhận qua tài khoản ngân hàng của người lao động.
b. Nhận thông qua đơn vị sử dụng lao động.
c. Nhận trợ cấp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên để việc nhận trợ cấp được nhanh nhất người lao động nên đăng ký nhận qua tài khoản ngân hàng.
Trên đây là toàn bộ bài viết về mã số mã vạch. Hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận mã số mã vạch gửi tới quý bạn đọc. Nếu còn thắc mắc, xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0911.111.099 / 0987.062.757 hoặc gửi mail về địa chỉ: luatvietchinh@gmail.com để được hỗ trợ tư vấn bởi đội ngũ luật sư của chúng tôi một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Bài viết liên quan