Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp

DỊCH VỤ PHÁP CHẾ DOANH NGHIỆP

Hệ thống pháp luật phức tạp cùng sự biến động của xã hội khiến doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều vấn đề pháp lý hơn bao giờ hết. Trong dòng chảy đó, doanh nghiệp nào chủ quan, thiếu am hiểu pháp luật đều có thể phải trả những cái giá rất đắt. Chính vì vậy, pháp chế doanh nghiệp trở thành một bộ phận không thể thiếu cho bất cứ doanh nghiệp nào. Thông qua bài viết này, Luật Việt Chính sẽ cung cấp cho Quý khách những thông tin về vai trò của pháp chế, chi phí và những giải pháp tối ưu nhất để có một đội ngũ pháp chế hiệu quả. 
I. VÌ SAO PHẢI CÓ PHÁP CHẾ
Luật Việt Chính đã từng hỗ trợ nhiều doanh nghiệp giải quyết những vướng mắc pháp lý và chúng tôi nhận thấy những vướng mắc đó có thể không xảy ra hoặc được giải quyết đơn giản nếu doanh nghiệp có được đội ngũ pháp chế vững mạnh. Nhưng thật đáng buồn khi có những khách hàng dù doanh thu hàng năm lên đến gần 1000 tỷ đồng mà vẫn không có bất cứ nhân viên pháp chế nào. Vậy tại sao doanh nghiệp cần phải có pháp chế?
1. Pháp chế giúp chuẩn hóa quy trình hoạt động của doanh nghiệp
Pháp chế có vai trò trung gian, bao quát, kết nối hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua việc hỗ trợ cho tất cả các bộ phận, phòng ban trong công ty mà pháp chế có những am hiểu sâu sắc về hoạt động của doanh nghiệp. Kết hợp với những kiến thức pháp lý và tư duy logic của người học luật thì pháp chế là bộ phận phù hợp nhất có thể xây dựng quy chế hoạt động nhanh, chính xác, tiết kiệm, hạn chế rủi ro và phù hợp với những quy định của pháp luật.
2. Pháp chế xây dựng biểu mẫu chặt chẽ và chính xác
Việc không có các biểu mẫu thống nhất, chặt chẽ và chính xác khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, rủi ro, tốn kém vả về tiền bạc, công sức và thời gian. Vì vậy, cần phải có pháp chế để giải quyết mọi vấn đề về biểu mẫu cho doanh nghiệp. Luật Việt Chính cho rằng một doanh nghiệp có pháp chế cứng soạn biểu mẫu có thể chỉ cần 100 nhân viên hành chính để hoạt động hiệu quả tương đương doanh nghiệp thông thường với số nhân viên gấp đôi. Có thể bạn bất ngờ với nhận định này nhưng nếu bạn tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp như Luật Việt Chính thì bạn sẽ thấy Luật Việt Chính không hề cường điệu hóa vai trò của pháp chế. 
Vì sao doanh nghiệp phải có pháp chế?
3. Pháp chế giúp doanh nghiệp hoạt động đúng luật
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, có rất nhiều vấn đề pháp lý phát sinh và pháp chế phải kiểm soát, định hướng để doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, những vấn đề đó bao gồm nhưng không giới hạn bởi những nội dung sau đây:
– Tư vấn pháp luật về lao động
– Tư vấn pháp luật về bảo hiểm xã hội
– Tư vấn pháp luật về thuế và kế toán, tài chính
– Tư vấn pháp luật về tổ chức doanh nghiệp
– Tư vấn pháp luật về đất đai
– Tư vấn pháp luật về hình sự
– Tư vấn pháp luật về giao dịch dân sự, thương mại
– Tư vấn pháp luật về xuất nhập khẩu
– Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ
– Tư vấn pháp luật về chứng khoán
– Tư vấn pháp luật về đầu tư
– Tư vấn pháp luật về hành chính
– Tư vấn pháp luật về tố tụng.
– ….
Bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp cũng sẽ dẫn đến những vấn đề pháp lý và đương nhiên đó sẽ là nhiệm vụ, sứ mệnh của pháp chế. Không có pháp chế vững mạnh đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có nguy cơ làm sai, làm bừa, làm ẩu và hậu quả khôn lường có thể xảy đến bất cứ lúc nào. 
4. Pháp chế đảm bảo giao dịch kinh doanh được chặt chẽ
Luật Việt Chính đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại và nhận thấy những doanh nghiệp không có pháp chế mạnh thường có nhiều tranh chấp xảy ra và những tranh chấp cũng có xu hướng khó giải quyết, gặp nhiều bất lợi hơn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ngay từ khi tìm hiểu, đàm phán, quyết định, giao kết và thực hiện hợp đồng thì những doanh nghiệp đó đã không lường trước được những vấn đề pháp lý và thực tiễn. Việc kinh doanh theo cảm tính, không cân nhắc đến hậu quả pháp lý đã đặt nhiều doanh nghiệp vào cảnh dở khóc dở cười. Khi có pháp chế, mọi hợp đồng đều có thể có biểu mẫu, mọi giao dịch đều có sự kiểm soát, sự chặt chẽ luôn được đảm bảo. Ngay cả khi có những điều khoản bất lợi thì pháp chế cũng sẽ có những cảnh báo và các biện pháp để hạn chế rủi ro.
5. Pháp chế nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ doanh nghiệp
Vấn đề muôn thuở của các doanh nghiệp là kiểm soát nội bộ. Phải làm sao để hạn chế thất thoát luôn là một câu hỏi đau đầu dành cho chủ doanh nghiệp. Với pháp chế thì việc kiểm soát nội bộ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Pháp chế nắm được quy trình hoạt động, nắm được pháp luật đương nhiên có thể đảm nhận vai trò then chốt trong việc kiểm soát nội bộ doanh nghiệp. Tất nhiên, để thực hiện tốt nội dung này thì pháp chế phải được trao quyền tương xứng. Nhiều trường hợp vị trí của pháp chế trong công ty còn hạn chế và không có thực quyền nên không thể phát huy được vai trò của mình. 
6. Pháp chế thực hiện các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp
Với kiến thức nền về pháp luật và sự nhanh nhạy với các thủ tục hành chính, pháp chế có thể tự thực hiện hoặc phối hợp với các đơn vị dịch vụ khác thực hiện những thủ tục sau đây:
– Thủ tục thành lập, thay đổi đăng ký doanh nghiệp
– Thủ tục đăng ký nhãn hiệu và các thủ tục về sở hữu trí tuệ
– Thủ tục xin các giấy phép con về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm và các loại giấy phép con liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp
– Xin các giấy phép đầu tư
– Xin cấp phép dự án
– Xin cấp sổ đỏ
– Thực hiện các thủ tục hành chính khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. 
Với các thủ tục có mức độ chuyên sâu phù hợp thì pháp chế có thể tự mình thực hiện. Trường hợp do quá phức tạp hoặc đòi hỏi những mối quan hệ khác thì pháp chế có thể định hướng, chuẩn bị hồ sơ tương đối tròn trịa giúp cho thủ tục được diễn ra một cách nhanh chóng hơn. 
II. CHI PHÍ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁP CHẾ PHÙ HỢP
Pháp chế có rất nhiều vai trò nhưng trong thời buổi “người khôn của khó” thì bất cứ một khoản chi phí nào của doanh nghiệp cũng sẽ phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Pháp chế đương nhiên sẽ yêu cầu một khoản chi phí nhất định. Mức chi phí sẽ phụ thuộc vào phương án sử dụng pháp chế và quy mô, mức độ cũng như yêu cầu của doanh nghiệp và người lao động. 
1. Pháp chế là người lao động của doanh nghiệp
Đây là một mô hình truyền thống và có thể đạt được hiệu quả cao nhờ nhân viên pháp chế am hiểu quá trình hoạt động của doanh nghiệp, toàn tâm toàn ý giải quyết những công việc của doanh nghiệp. Tuy nhiên, phương án này sẽ có những vấn đề cần phải cân nhắc:
– Chi phí thường xuyên tương đối cao so với một số đối tượng doanh nghiệp: Nếu tuyển pháp chế là sinh viên mới ra trường thì chắc chắn không đạt hiệu quả, cần phải tuyển những nhân viên có trình độ, có kinh nghiệm, thậm chí là những luật sư đã khẳng định được tên tuổi của mình. Khi ấy mức lương thường sẽ ở mức hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Kéo theo mức lương sẽ là những chế độ về thưởng, phụ cấp, bảo hiểm,…. Với những doanh nghiệp nhỏ với quỹ lương chỉ vài chục, vài trăm triệu đồng thì đây là những khoản chi tương đối lớn và phải được cân nhắc kỹ lưỡng. 
– Tư duy của nhân viên pháp chế có nguy cơ bị bó hẹp: Do chi phí cao nên thường số lượng nhân viên pháp chế so với doanh nghiệp thường không nhiều. Doanh nghiệp sẽ trở nên phụ thuộc vào một hoặc một số nhân viên pháp chế nhất định và ít có cơ hội thay đổi. Nếu tư duy của những nhân viên pháp chế này có xu hướng bảo thủ, thiếu chính xác thì doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều. Tư duy của nhân viên pháp chế có nguy cơ bị bó hẹp chủ yếu đến từ hai nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là nhân viên pháp chế làm việc trong môi trường tương đối khép kín về các quan điểm pháp lý, ít va chạm trong nhiều vai trò khác nhau nên họ thường suy nghĩ một chiều (không phải tất cả). Nguyên nhân thứ hai là nhân viên pháp chế thường bị người sử dụng lao động “áp chế” về mặt suy nghĩ, chỉ thực hiện theo mệnh lệnh của chủ doanh nghiệp trong khi người tư vấn pháp luật cần có một vị trí bình đẳng để thoải mái tư vấn, đưa ra các phương án tốt nhất cho doanh nghiệp lựa chọn. Dù rằng có nhiều chủ doanh nghiệp tương đối “tâm lý” và tạo điều kiện cho nhân viên pháp chế phát huy khả năng của mình nhưng “vị thế cửa dưới” của người lao động luôn là một rào cản khó vượt qua.
Chi phí và những giải pháp phù hợp về pháp chế doanh nghiệp
– Khó cân đối về nhu cầu công việc và nhân lực pháp chế: Khi có nhân viên pháp chế, dù ít việc thì doanh nghiệp vẫn phải trả lương cho nhân viên pháp chế. Khi có nhiều việc dồn vào thì nhân viên pháp chế có nguy cơ không thể giải quyết kịp thời. Đây là vấn đề đối với mọi lao động, không phải chỉ riêng của nhân viên pháp chế. 
– Nhân viên pháp chế có nguy cơ gây bất ổn cao hơn so với người lao động thông thường: Nhân viên pháp chế am hiểu pháp luật nên chỉ một sơ suất của người sử dụng lao động hoặc có một quyết định nào ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân viên pháp chế thì doanh nghiệp có nguy cơ cao bị khiếu kiện rất phức tạp. Thậm chí có trường hợp nhân viên pháp chế còn lôi kéo hoặc là “tấm gương” để những người lao động khác cũng tham gia khiếu kiện. 
Với những ưu nhược điểm nêu trên thì nhân viên pháp chế là người lao động của doanh nghiệp sẽ phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhiều vấn đề pháp lý phát sinh. Số lượng và trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm của nhân viên pháp chế sẽ phụ thuộc vào quy mô và tính chất của mỗi doanh nghiệp. 
2. Pháp chế ngoài doanh nghiệp
Pháp chế ngoài doanh nghiệp là dịch vụ pháp chế được cung cấp bởi các tổ chức hành nghề luật sư như Luật Việt Chính. Với hình thức này, tổ chức hành nghề luật sư sẽ thực hiện những công việc của pháp chế và được hưởng thù lao luật sư. Doanh nghiệp sẽ không phải trả lương, không phải thực hiện các chế độ cho người lao động mà vẫn có thể có được sự “phục vụ” của nhiều luật sư giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu rộng nhiều vấn đề chuyên sâu. Với phương án này, doanh nghiệp có thể dễ dàng cân đối chi phí cũng như đánh giá hiệu quả một cách dễ dàng. Chi phí cho các gói pháp chế ngoài doanh nghiệp cũng rất phải chăng, ví dụ như Luật Việt Chính có thể cung cấp những gói hỗ trợ với chi phí chỉ từ 500.000 VNĐ/tháng. Chi phí này thấp hơn hàng chục, hàng trăm lần so với tuyển dụng nhân viên pháp chế. Tuy nhiên, phương án này vẫn có những nhược điểm như sau:
– Pháp chế ngoài có thể không am hiểu những vấn đề đặc thù của từng doanh nghiệp: Thông thường pháp chế ngoài không thể dành nhiều thời gian để tiếp xúc với các hoạt động của từng doanh nghiệp nên khó có thể nắm bắt được những đặc thù của từng doanh nghiệp. Chính những yếu tố này có thể hạn chế hiệu quả và tính phù hợp của pháp chế ngoài.  
– Yêu cầu về thời gian hỗ trợ khó có thể đảm bảo theo mong muốn của doanh nghiệp: Pháp chế ngoài không phải người lao động của doanh nghiệp nên nhiều trường hợp doanh nghiệp không quản lý được về thời gian pháp chế ngoài cung cấp dịch vụ cho mình. 
– Pháp chế ngoài thường giới hạn phạm vi dịch vụ rất chặt chẽ: Pháp chế ngoài thường giới hạn phạm vi dịch vụ rất chặt chẽ nên nếu có các vấn đề phát sinh thì doanh nghiệp sẽ bị phát sinh chi phí tùy theo tính chất của vụ việc hoặc phải tự thực hiện những công việc đó. 
Nhìn chung thì dịch vụ pháp chế ngoài sẽ phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa. Doanh nghiệp có thể thuê tổ chức hành nghề luật sư cung cấp gói hỗ trợ soạn thảo biểu mẫu, quy chế hoạt động doanh nghiệp và sau đó là dịch vụ pháp chế thường xuyên để có được hiệu quả tối ưu nhất so với chi phí bỏ ra. 
3. Phương án pháp chế hỗn hợp
Đây là phương án kết hợp giữa hai phương án nêu trên và có thể tối đa hóa những ưu điểm, hạn chế được những nhược điểm của cả hai phương án. Theo đó, doanh nghiệp sẽ duy trì một hoặc một số nhân viên pháp chế là người lao động nhưng vẫn sử dụng dịch vụ pháp chế ngoài thường xuyên hoặc theo vụ việc. Với phương án này thì hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp luôn được đảm bảo bởi lực lượng nhân viên pháp chế và khi có những vấn đề phức tạp phát sinh nằm ngoài khả năng xử lý của nhân viên pháp chế thì các tổ chức hành nghề luật sư sẽ vào cuộc để hỗ trợ doanh nghiệp. Phương án này tỏ ra rất hiệu quả đối với những doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn. Hiện nay đa số các tập đoàn lớn đang áp dụng phương án này. 
4. Dịch vụ pháp chế của Luật Việt Chính
Luật Việt Chính với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, tận tụy với công việc luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ pháp chế doanh nghiệp với các nội dung sau:
– Cung cấp các văn bản pháp luật cần thiết, tóm tắt các quy định có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp
– Xây dựng quy chế hoạt động doanh nghiệp
– Xây dựng hệ thống biểu mẫu cho doanh nghiệp
– Giám sát hoạt động của nhân viên doanh nghiệp
– Kiểm soát hợp đồng của doanh nghiệp
– Tư vấn pháp luật về lao động
– Tư vấn pháp luật về bảo hiểm xã hội
– Tư vấn pháp luật về thuế và kế toán, tài chính
– Tư vấn pháp luật về đất đai
– Tư vấn pháp luật về hình sự
– Tư vấn pháp luật về giao dịch dân sự, thương mại
– Tư vấn pháp luật về xuất nhập khẩu
– Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ
– Tư vấn pháp luật về chứng khoán
– Tư vấn pháp luật về đầu tư
– Tư vấn pháp luật về hành chính
– Tư vấn pháp luật về tố tụng
– Cử luật sư tham gia giải quyết tranh chấp, tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp
– …
Tùy theo quy mô, tính chất hoạt động và yêu cầu của doanh nghiệp mà Luật Việt Chính có thể cung cấp những gói dịch vụ với mức chi phí phải chăng. Chỉ từ 1.000.000 VNĐ/tháng là doanh nghiệp đã có thể giải quyết những nỗi lo về pháp chế. Để được hỗ trợ, khách hàng chỉ cần liên hệ với Luật Việt Chính, đưa ra yêu cầu để nhận được báo giá, đề xuất dịch vụ chi tiết. Trên cơ sở thấu hiểu lẫn nhau, Luật Việt Chính sẽ cùng khách hàng đàm phán, phân tích và chọn lựa gói dịch vụ pháp chế phù hợp nhất với khách hàng. Chúng tôi cam kết sẽ cung cấp những dịch vụ chất lượng so với chi phí khách hàng bỏ ra và sẽ xuất hóa đơn VAT đầy đủ cho các khoản chi trả của khách hàng.
Trân trọng!
Bài viết liên quan