Điều kiện, thủ tục chuyển nhượng nhà ở xã hội

ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG NHÀ Ở XÃ HỘI

Hiện nay nhà ở xã hội được nhiều người quan tâm và tìm hiểu thủ tục mua bán nhà ở xã hội. Chính vì thế những năm gần đây các dự án nhà ở xã hội ngày càng nhiều và giúp người dân thu nhập thấp sở hữu nhà ở với mức giá mơ ước. Nhà nước xã hội ngày càng nhiều giúp giải quyết bài toán giúp người nghèo sở hữu được nhà giảm gánh nặng cho xã hội. Vậy nhà ở xã hội là gì? Điều kiện để mua nhà ở xã hội là gì?

1. Nhà ở xã hội là gì? Những loại hình nhà ở xã hội.

– Nhà ở xã hội là nhà có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở.

– Theo đó có thể hiểu rằng, nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước, quy định diện tích theo từng loại nhà cụ thể.

* Các loại hình nhà ở xã hội

– Nhà ở xã hội là chung cư:

+ Căn hộ phải được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích mỗi căn hộ tối thiểu là 25m2 sãn, tối đa là 70m2 sàn.

+ Căn cứ vào tình trạng cụ thể tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quy định tăng thêm số diện tích, nhưng không quá 77m2 và số lượng căn hộ này không quá 10% tổng số căn hộ nha ở xã hội trong dự án.

– Nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầng:

+ Diện tích nhà ở không quá 70m2

Điều kiện, thủ tục chuyển nhượng nhà ở xã hội

2. Điều kiện để mua được nhà ở xã hội

– Các đối tượng được mua nhà ở xã hội cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

* Điều kiện về nhà ở:

Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ử tối thiếu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.

* Điều kiện về cư trú:

– Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội.

– Trường hợp không có đăng ký thường trú phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội.

* Điều kiện về thu nhập:

– Phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên đối với các đối tượng sau:

+ Người thu nhập thấp, hộ nghèo, hộ cận nghèo tại khu vực đô thị.

+ Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài thu nhập công nghiệp.

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quận nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân.

+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

* Lưu ý:

– Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

– Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ mà không thuộc diện bị thu hồi nhà ở do có hành vi vi phạm quy định của pháp luật và chưa có nhà ở tại nơi sinh sống sau khi trả lại nhà công vụ.

– Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

3. Người nào được mua nhà ở xã hội?

Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở, có 09 đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội:

1) Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

2) Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;

3) Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;

4) Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

5) Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

6) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân.

7) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

8) Các đối tượng đã bị trả lại nhà ở công vụ theo quy định;

9) Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

4. Chuẩn bị hồ sơ và thủ tục mua nhà ở xã hội

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

– Đơn đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở theo mẫu.

– Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ thẻ căn cước/ hộ chiếu (03 bản sao).

– Đăng ký hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (03 bản sao).

– Ảnh các thành viên trong gia đình (ảnh 3×4, mỗi người 03 ảnh).

– Ngoài ra nếu có các giấy tờ ưu tiên khác có thể nộp kèm trong hồ sơ.

– Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú

– Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội.

– Giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập.

Bước 2: Nộp hồ sơ:

Người mua nhà sẽ nộp hồ sơ cho chủ đầu tư những hồ sơ được nêu tại Bước 1, nộp tại chủ đầu tư dự án.

Bước 3: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:

– Người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ có đủ điều kiện và hợp lệ hay chưa, nếu chưa thì trả hồ sơ lại cho người mua kèm theo lý do chưa giải quyết để người mua bổ sung, hoàn thiện.

– Nếu hợp lệ, chủ đầu tư dự án xây dựng sẽ gửi hồ sơ hợp lệ vê Sở Xây dựng địa phương, nơi có dự án để kiểm tra tiếp, xem xét hồ sơ được duyệt hay không. Tránh người mua đã được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở, đất ở theo quy định hay đã được mua, thuê, thuê mua tại dự án khác.

Bước 4: Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả;

– Nếu Sở Xây dựng kiểm tra và không có ý kiến thì chủ đầu tư thông báo cho người mua để thỏa thuận, thống nhất và ký hợp đồng trong 15 ngày sau khi nộp hồ sơ.

Bước 5: Thụ lý hồ sơ:

Sau khi đã ký kết hợp đồng, chủ đầu tư sẽ đưa danh sách người mua về Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để công khai danh sách trong 30 ngày làm việc và lưu trữ để phục cho công tác quản lý, kiểm tra (hậu kiểm) đồng thời, chủ đầu tư cũng công bố danh sách trên các trang thông tin điện tử, trụ sở làm việc của sở đầu tư.

 

Bài viết liên quan