Mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự năm 2023

MẪU ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ NĂM 2023

1. Mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự

 TẢI VỀ: Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự

2. Hướng dẫn ghi mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự

– Mục (1) Ghi loại việc dân sự mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải Quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự

(ví dụ: Yêu cầu tuyên bố một người mất tích; yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu;…).

– Mục (2) và (5) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).

– Mục (3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi “- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi “- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày ………” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu. Trường hợp có nhiều người cùng làm đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,… và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.

– Mục (4) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: thôn Bình An, xã Phú Cường, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: trụ sở tại số 20 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

– Mục (6) Ghi cụ thể những nội dung mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết.

– Mục (7) Ghi rõ lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.

– Mục (8) Ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của những người mà người yêu cầu nhận thấy có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó.

– Mục (9) Ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.

– Mục (10) Ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, là bản sao hay bản chính, theo thứ tự 1, 2, 3,… (ví dụ: 1. Bản sao Giấy khai sinh của ông Nguyễn Văn A; 2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông Trần Văn B và bà Phạm Thị C;….).

– Mục (11) Ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu (ví dụ: Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2018; Hưng Yên, ngày 18 tháng 02 năm 2019).

– Mục (12) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

Lưu ý: Trường hợp người yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp có nhiều người cùng yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn yêu cầu.

3. Phương thức nộp đơn

Người yêu cầu gửi đơn kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết bằng các phương thức sau đây:

– Nộp trực tiếp tại Tòa án;

– Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.

4. Phân biệt việc dân sự và vụ án dân sự

Tiêu chí Vụ án dân sự Việc dân sự
Bản chất Có tranh chấp xảy ra. Không có tranh chấp xảy ra.
Định nghĩa Là việc giải quyết tranh chấp về các vấn đề dân sự giữa cá nhân, tổ chức này với cá nhân, tổ chức khác; có nguyên đơn và bị đơn; Tòa án giải quyết trên cở bảo vệ quyền lợi của người có quyền và buộc người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ. Việc dân sự là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (Điều 361 BLTTDS năm 2015).
Hình thức giải quyết của chủ thể  

Khởi kiện tại tòa.

Yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự.
Cách thức giải quyết của Tòa án  Có thể trải qua các giai đoạn:

– Sơ thẩm

– Phúc thẩm

– Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm

 

Xác minh, mở phiên họp, ra quyết định, tuyên bố theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.
Trình tự, thời gian giải quyết – Trình tự, thủ tục nhiều, chặt chẽ hơn giải quyết việc dân sự.

– Giải quyết vụ án dân sự phải mở phiên tòa.

 

– Trình tự giải quyết đơn giản, thời gian giải quyết nhanh.

– Giải quyết việc dân sự bằng việc mở phiên họp công khai để xét đơn yêu cầu.

 

Thành phần giải quyết Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Viện Kiểm sát. (Điều 63 BLTTDS 2015) Thẩm phán (có thể 1 hoặc 3 thẩm phán tùy từng vụ việc dân sự), Viện Kiểm sát, Trọng tài Thương mại (nếu yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài Thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại) theo khoản 2 Điều 31 của BLTTDS 2015. (Điều 67 BLTTDS 2015)
Đương sự Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Người yêu cầu và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Thời hạn kháng cáo, kháng nghị – Đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày;

– Đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày.

(Điều 273 BLTTDS 2015)

Trong thời hạn 10 ngày (Khoản 1 Điều 372 BLTTDS 2015)
Kết quả giải quyết Bản án Quyết định
Ví dụ – Tranh chấp thừa kế;

– Tranh chấp hợp đồng dân sự;

– Tranh chấp đất đai.

– Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

….

– Yêu cầu tuyên bố một người đã mất tích;

– Yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật;

– Yêu cầu công nhận bản án nước ngoài tại Việt Nam;

– Yêu cầu một người mất năng lực hành vi dân sự.

….

Trên đây là bài viết về Mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự mới nhất mới nhất năm 2023. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 0987.062.757 – 0911.111.099.

Bài viết liên quan