Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BỊ TAM GIAM, TẠM GIỮ

 

   Tạm giữ, tạm giam là một trong các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự. Biện pháp này nhằm cách ly người bị tạm giữ, người bị tạm giam với xã hội trong khoảng nhất định. Vậy người bị tạm giữ, tạm giam là gì, quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam như thế nào ? Hãy cùng Luật Việt Chính tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

1. Thế nào là người bị tạm giữ

   Theo quy định tại khoản 1, Điều 59 BLTTHS, cụ thể người bị tạm giữ là: “Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ

   Theo đó, Khoản 1 Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 cũng quy định 1. Người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

   Có thể hiểu rằng người bị tạm giữ là những người bị giữ trong các trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt khi có quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú với cơ quan có thẩm quyền. Người bị tạm giữ cũng là những người đang bị quản lý tại các cơ sở giam giữ trong thời hạn, gia hạn tạm giữ theo quy định của pháp luật. 

2. Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ

* Quyền của người tạm giữ được quy định tại khoản 2 Điều 59 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015, bao gồm:

   – Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của BLTTHS;

   – Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 59 BLTTHS;

   – Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

   – Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

   – Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

   – Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

   – Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.

 Như vậy người bị tam giữ có các quyền nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình tham gia tố tụng.

 Tuy nhiên đến với Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, quyền của người bị tạm giữ có đã được cụ thể hóa hơn, chi tiết hơn tại khoản 1 Điều 9 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 như sau:

   – Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ;

   – Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;

   – Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;

   – Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;

   – Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;

   – Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;

   – Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ;

   – Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;

   – Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giữ trái pháp luật;

   – Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ, tạm giam.

   Theo quy định trên thì người bị tạm giữ vẫn có đầy đủ quyền cơ bản của một công dân. Tuy nhiên, họ bị hạn chế quyền tự do, bị buộc phải khai báo hoặc trả lời các câu hỏi của người có thẩm quyền điều tra. Bên cạnh các quyền nêu trên, người bị tạm giữ có nghĩa vụ chấp hành các quy định của BLTTHS; chấp hành quyết định, yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.

* Nghĩa vụ của người bị tạm giữ, cụ thể tại Khoản 2 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015:

“2. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các nghĩa vụ sau đây:

a) Chấp hành quyết định, yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;

b) Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.”

   Theo đó, người bị tạm giữ có nghĩa vụ chấp hành các quy định của Bộ luật TTHS và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.

Tham khảo thêm: Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Ảnh: Minh họa

 

3. Thế nào là người bị tạm giam ?

   Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, cụ thể người bị tạm giam là: “2. Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.

   Như vậy có thể hiểu người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại các cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật TTHS. Đối tượng có thể áp dụng biện pháp tạm giam là bị can, bị cáo đối với tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng. 

4. Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giam

* Theo quy định tại Điều 9 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, người bị tạm giam có quyền sau đây:

“Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam

1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau đây:

a) Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ;

b) Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;

c) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;

d) Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;

đ) Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;

e) Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;

g) Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;

h) Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;

i) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp luật;

k) Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ, tạm giam.’’

  Theo quy định trên thì người bị tạm giam vẫn có đầy đủ quyền cơ bản của một công dân.

* Nghĩa vụ của người bị tạm giam

 Tương tự như nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam cũng có những nghĩa vụ sau theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam:

“2. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các nghĩa vụ sau đây:

a) Chấp hành quyết định, yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;

b) Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Bài viết liên quan