Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG, GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Bộ luật Hình sự bảo vệ khách thể quan trọng trong đời sống xã hội, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu trách các loại tội phạm. Trên cơ sở pháp luật, khi quyết định hình phạt, Tòa án nhân dân sẽ căn cứ vào cấu thành tội phạm và các tình tiết tằn nặng, giảm nhẹ để quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Bài viết dưới đây Luật Việt Chính sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn bao quát đối với các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

1. Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là gì?

– Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là một chế định quan trọng trong pháp luật hình sự Việt Nam thể hiện được nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước ta.

Tham khảo: Bị can và bị cáo là gì? Phân biệt bị can và bị cáo trong tố tụng hình sự

– Pháp luật hình sự Việt Nam cũng chưa đưa ra khái niệm “Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự” do đó còn gây ra nhiều quan điểm khác nhau về điều này:

+ Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những tình tiết được quy định tron Bộ luật hình sự hoặc do Tòa án phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, khả năng cải tạo, giáo dục người phạm tội cũng như hoàn cảnh đặc biệt của họ. Những tình tiết này có ý nghĩa làm giảm mức độ trách nhiệm hình sự của người phạm tội.

+ Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là các tình tiết trong một vụ án cụ thể mà nó sẽ làm giảm trách nhiệm hình sự của người phạm tội trong một khung hình phạt.

+ Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết không có ý nghĩa về mặt định tội, định khung hình phạt mà chỉ có tác dụng làm tăng hoặc giảm mức độ trách nhiệm hình sự trong một phạm vi, một khung hình phạt nhất định.

2. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là gì?

– Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết làm tăng trách nhiệm hình sự là tình tiết làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, đồng thời là căn cứ để tăng trách nhiệm hình sự của người phạm tội (trong khung hình phạt) so với trường hợp phạm tội tương tự khác nhưng không có tình tiết tăng nặng đó.

3. Phân biệt các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với các tình tiết là dấu hiệu định tội.

– Việc phân biệt trong trường hợp này không phải là phân biệt hai tình tiết với nhau, tình tiết nào là dấu hiệu định tội, còn tình tiết nào là tình tiết năng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mà chính là sự phân biệt là khi một tình tiết nào đó được quy định tại Điều 51 hoặc Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 mà tính tiết đó đã là dấu hiệu định tội rồi thì khi quyết định hình phạt, Tòa án không được coi đó là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ nữa.

Tham khảo: Đồng phạm trong vụ án hình sự

4. Cấu trúc của các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

– Trong toàn bộ cấu trúc của Bộ luật Hình sự thì các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo cấu trúc của cặp phạm trù “nặng – nhẹ”. Xét theo các dấu hiệu cấu thành tội phạm, thì quy định về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có thể thuộc dấu hiệu chủ thể như sau: Người già, phụ nữ có thai…; dấu hiệu về mặt khách quan như: Hành vi phạm tội, hậu quả, hoàn cảnh phạm tội…; dấu hiệu về mặt chủ quan như: Động cơ, thủ đoạn…; dấu hiệu khác thể như: Mức độ thiệt hại, bồi thường….

– Đối với các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Có thể hiểu là những biểu hiện tích cực cho đời sống xã hội của người phạm tội hoặc vì ngoại cảnh tác động mà thực hiện hành vi phạm tội.

+ Đặc điểm các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là không quy định trùng lặp trong định tội, định khung. Bên cạnh việc kế thừa các quy định, mở rộng các tình tiết giảm nhẹ thì Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định “mang tính mở: cho chue thể áp dụng pháp luật tìm ra những biểu hiện tích cực cho đời sống xã hội của người phạm tội khi áp dụng hình phạt. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi vào trong bản án.

– Đối với các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định: Có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp…tình tiết có thể là hành vi, chủ thể, động cơ…; nhưng có tình tiết tăng nặng là một “tổ hợp” các dấu hiệu của cấu thành tội phạm.

+ Đặc điểm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Trong số các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, có tình tiết được quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt trong điều luật.

Tham khảo: Mẫu luận cứ bào chữa vụ án hình sự về tội Cướp Tài Sản

5. Nguyên tắc áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

– Các quy định pháp luật hầu hết đều quy định mức phạt tối thiểu và tối đa tùy theo tính chất, mức độ của từng loại tội phạm.

* Nguyên tắc áp dụng tình tiết tăng nặng:

Khi Tòa án đã xác định bị cáo phạm tội ở khung hình phạt nào, thì dù có nhiều tình tiết tăng nặng thì họ cũng không bị xử phạt quá mức cao nhất của khung hình phạt đó.

* Nguyên tắc áp dụng tình tiết giảm nhẹ:

– Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là tình tiết làm cho mức độ nguy hiểm của trường hợp phạm tội cụ thể giảm đi, là một trong những căn cứ quan trọng để Tòa án quyết định hình phạt cụ thể đối với người phạm tội. Các tình tiết giảm nhẹ được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự hiện hành. Ngoài ra Tòa án có thể coi đầu thú là một trong những tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Tòa án có thể xem xét đưa ra quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất hoặc chuyển sang một hình phạt khác nhẹ hơn.

Trên đây là Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà Luật Việt Chính muốn gửi tới quý bạn đọc. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua Page Facebook Luật Việt Chính hoặc qua Zalo: 0911.111.099 chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc đến quý bạn đọc 24/7.

Trân trọng!

Bài viết liên quan