THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VÀ MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ XEM XÉT THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM
Đơn đề nghị giám đốc thẩm là một trong những giấy tờ quan trọng trong hồ sơ yêu cầu giám đốc thẩm vụ án dân sự. Theo đó, giám đốc thẩm về bản chất là thủ tục xét lại bản án không phải là một cấp xét cử. Vì vậy thủ tục yêu cầu đề nghị giám đốc thẩm như thế nào là hợp pháp? Và cách viết đơn đề nghị giám đốc thẩm vụ án dân sự ra sao? Mời bạn đọc cùng Luật Việt Chính theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về trình tự cũng như cách viết đơn đề nghị giám đốc thẩm vụ án dân sự.
1. Giám đốc thẩm là gì?
– Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong giải quyết vụ án.
Tham khảo thêm bài viết: Mẫu đơn kháng cáo
– Giám đốc thẩm là thủ tục đặc biệt, chỉ được tiến hành khi có kháng nghị giám đốc thẩm. Đó là điểm khác biệt so với các thủ tục xét xử thông thường như sơ thẩm, phúc thẩm. Các thẩm phán không tham gia trực tiếp giám đốc thẩm cũng có thể tham gia vào trình tự công tác xét xử bằng việc phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho những người có quyền kháng nghị giám đốc thẩm.
– Đối tượng của việc kháng nghị giám đốc thẩm chỉ là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện vi phạm phát luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
– Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bao gồm:
+ Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.
+ Có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng.
+ Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
– Kháng nghị và giám đốc thẩm là cơ chế nhằm khắc phục sai lầm nghiêm trọng của Tòa án trong việc giải quyết vụ án mà bản án, quyết định đó đã có hiệu lực. Vì vậy, cấp giám đốc thẩm không phải là cấp xét xử thứ 3 sau sơ thẩm và phúc thẩm.
2. Quyền đề nghị giám đốc thẩm vụ án dân sự
– Các đương sự trong vụ án dân sự nếu không đồng ý với phán quyết của Tòa án về việc giải quyết vụ án thì có quyền gửi đơn đề nghị xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm.
– Căn cứ theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:
+ Chánh án Tòa án nhân dân tối cáo, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thẩm cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
+ Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bán án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
=> Những chủ thể trên khi thực hiện quyền kháng nghị thì phải có thêm đơn đề nghị hoặc có thông báo kiến nghị theo quy định của pháp luật tố tụng Dân sự hiện hành. Đối với trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần phải có đơn đề nghị.
3. Thủ tục làm đơn đề nghị và cách viết đơn.
* Thẩm quyền giải quyết:
– Căn cứ Điều 337 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giám đốc thẩm thì:
+ Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
Tham khảo thêm bài viết: Mẫu đơn tố giác tội phạm – công ty bất động sản Nhật Nam
+ Tòan thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm đối với trường hợp bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nhưng có tính chất phức tạp, hoặc không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án đối với mô hình xét xử bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán.
+ Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao.
+ Tòa thể hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm đối với trường hợp bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao nhưng có tính chất phức tạp, hoặc không đạt được thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án đối với mô hình xét cử bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán.
+ Trường hợp những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án dân sự cùng thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân tối cao thì Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giám đốc thẩm toàn bộ vụ án.
* Thời hạn gửi đơn đề nghị xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm
– Trong vòng 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì đương sự phải làm đơn và gửi tới cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định thì đương sự có quyền gửi đơn đề nghị xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm.
* Thời hạn thụ lý và giải quyết:
– Sau khi nhận đơn và thụ lý, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phân công người có trách nhiệm tiến hành nghiên cứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án, báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị xem xét, quyết định.
– Trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị.
– Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
– Trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên Tòa để xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.
* Nội dung đơn đề nghị xem xét bản án theo thủ tục giám đốc thẩm.
– Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm phải có những nội dung chính như sau:
+ Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;
+ Tên, địa chỉ của người đề nghị;
+ Tên, số bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.
+ Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị.
+ Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên, đóng dấu.
Lưu ý:
+ Người đề nghị ký tên vào đơn phải gửi kèm theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp lý.
+ Đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ phải gửi tới cho người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bao gồm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Cách thứ nộp đơn.
– Sau khi đã hoàn thiện đầy đủ nội dung cùng hình thức đơn đề nghị xem xét thủ tục giám đốc thẩm thì có thể nộp đơn theo hai phương thức là trực tiếp hoặc gửi đơn qua đường bưu chính.
5. Mẫu đơn đề nghị xem xét thủ tục giám đốc thẩm.
TẢI MẪU ĐƠN: ĐƠN ĐỀ NGHỊ XEM XÉT THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày….. tháng …… năm……
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
XEM XÉT THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM
Đối với Bản án (Quyết định)…………..(1) số… ngày… tháng… năm…………của Tòa án nhân dân……………………
Kính gửi:(2)…………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Họ tên người đề nghị:(3)……………………………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ:(4)………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Là:(5)……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
trong vụ án về……………………………………………………………………………………………………………………………………………
Đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án (Quyết định)(6)……….. số…. ngày… tháng… năm… của Tòa án nhân dân………….. đã có hiệu lực pháp luật.
Lý do đề nghị:(7)……………………………………………………………………………………………………………………………………….
Yêu cầu của người đề nghị:(8)……………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Kèm theo đơn đề nghị là các tài liệu, chứng cứ sau đây:(9)
Bản sao Bản án (quyết định) số……………… ngày….. tháng….. năm….. của Tòa án nhân dân……………………………….
NGƯỜI LÀM ĐƠN(10)
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 82-DS:
(1), (6) Nếu là bản án sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”, nếu là bản án phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”.
(2) Ghi người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 331 Bộ luật tố tụng dân sự (ví dụ: Kính gửi: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao).
(3) Nếu người làm đơn là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó; nếu người làm đơn là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty X do ông Nguyễn Văn A – Tổng giám đốc làm đại diện).
(4) Nếu người làm đơn là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.
Tham khảo thêm bài viết: Mẫu văn bản cam kết bảo hành
(5) Ghi tư cách tham gia tố tụng của người làm đơn (ví dụ: là nguyên đơn).
(7) Ghi lý do cụ thể của việc đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.
(8) Ghi yêu cầu của người đề nghị (ví dụ: Đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, huỷ Bản án dân sự phúc thẩm số 10/2017/DSPT ngày 10-02-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh A để xét xử phúc thẩm lại theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự).
(9) Ghi tên tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn (ví dụ: 1. Bản sao Bản án số…; 2. Bản sao Chứng minh nhân dân….3. Quyết định số…/QĐ-UBND ngày……..).
(10) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ trực tiếp vào đơn; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên trực tiếp và đóng dấu trực tiếp vào đơn.
– Trên đây là toàn bộ bài viết về thủ tục giám đốc thẩm và cách viết mẫu đơn đề nghị xem xét giám đốc thẩm vụ án dân sự mà Luật Việt Chính muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng sẽ mang lại nhiều kiến thức cho bạn đọc. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng hoặc qua website này, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp thắc mắc 24/7.