Thủ tục mở phòng khám chuyên khoa nhi

THỦ TỤC MỞ PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA NHI

Hiện nay vấn đề sức khỏe của con cái là điều mà các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên vì đặc thù công việc và thời gian nên nhiều bậc cha mẹ không thể đưa con đi khám ở bệnh viện công lập khi có nhu cầu, do đó các phòng khám chuyên khoa nhi đang ngày càng được lựa chọn nhiều vì tính chất chủ động cũng như chất lượng dịch vụ. Vậy điều kiện và thủ tục mở phòng khám chuyên khoa nhi được quy định như thế nào? Bài viết sau đây của Việt Chính Luật sẽ giúp các bạn có kiến thức khái quát nhất về thủ tục mở phòng khám chuyên khoa nhi.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Luật khám chưa bệnh năm 2009;

– Nghị định 109/2016/NĐ-CP;

– Nghị định 155/2018/NĐ-CP;

– Thông tư 41/2011/TT-BYT;

ĐIỀU KIỆN MỞ PHÒNG KHÁM NHI

– Về hình thức tổ chức của cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa nhi: Phải được tổ chức dưới hình thức phòng khám chuyên khoa.

– Phòng khám chuyên khoa nhi phải đáp ứng được hai điều kiện:

Thứ nhất: Phải được thành lập hợp pháp  theo quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư. Phòng khám chuyên khoa nhi có thể được thành lập với một trong hai tư cách là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.

Thứ hai: Phải có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.

Điều kiện được cấp giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa nhi:

1. Về cơ sở vật chất

– Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;

– Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh;

– Phòng khám chuyên khoa phải có buồng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10m2 và nơi đón tiếp người bệnh.

2. Về thiết bị y tế

– Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;

– Có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa;

3. Về nhân sự

– Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa nhi phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng tại chuyên khoa đó;

– Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó;

HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ CHUYÊN KHOA NHI

– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu 01 quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này và hai ảnh 04 x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn;

– Bản sao có chứng thực văn bằng hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn đối với lương y hoặc giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) cấp;

– Giấy xác nhận quá trình thực hành;

– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) nơi cư trú hoặc xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác;

– Phiếu lý lịch tư pháp (chỉ áp dụng khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp có hướng dẫn triển khai thực hiện theo quy định của Luật lý lịch tư pháp);

Mẫu chứng chỉ hành nghề chuyên khoa nhi (nguồn: sưu tầm)

HỒ SƠ MỞ PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA NHI

Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định 109/2016/NĐ-CP; Bản chính: 1
Bản sao: 0
Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; Bản chính: 1
Bản sao: 0
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP; biểu mẫu đơn xin cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh Bản chính: 1
Bản sao: 0
Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài; Bản chính: 0
Bản sao: 1
Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Bản chính: 0
Bản sao: 1
Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP; PHỤ LỤC IV Bản chính: 1
Bản sao: 0
Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP; Mẫu 02

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN

Bước 1: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động (GPHĐ) về Bộ Y tế;

Bước 2: Bộ Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định

Bước 3: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở để cấp GPHĐ:

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh phải có văn bản thông báo cho cơ sở xin cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.

– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động.

– Trường hợp không cấp GPHĐ, Bộ Y tế phải có văn bản trả lời và nêu lý do.

Bước 4 : Trả GPHĐ cho cơ sở .

PHÍ THẨM ĐỊNH PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA NHI

Theo quy định tại Biểu phí ban hành kèm Thông tư 278/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

Phí thẩm định hoạt động, tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề phòng khám chuyên khoa là 4.300.000 đồng/lần.

DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP MỞ PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA NHI

  • Tư vấn các quy định của pháp luật để có thể mở phòng khám chuyên khoa nhi hợp pháp.
  • Hỗ trợ đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh (nếu chưa đăng ký kinh doanh)
  • Hỗ trợ xin cấp Chứng chỉ hành nghề khám chuyên khoa (nếu chưa xin cấp)
  • Hỗ trợ thu thập, soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động phòng khám chuyên khoa nhi.
  • Đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động phòng khám chuyên khoa nhi tại cơ quan có thẩm quyền.
  • Trực tiếp làm việc cùng cơ quan nhà nước để tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ trong quá trình kiểm tra thực địa.
  • Thay mặt cho khách hàng nộp phí và nhận kết quả.
  • Bàn giao kết quả cho khách hàng
  • Hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động.

Trên đây là những thông tin cơ bản về dịch vụ tư vấn thủ tục mở phòng khám chuyên khoa nhi của Luật Việt Chính. Nếu bạn có vướng mắc, muốn được tư vấn miễn phí hoặc báo phí dịch vụ luật sư thì hãy gọi tới số 0911.111.099 hoặc 0987.062.757 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Bài viết liên quan