Thủ tục thành lập công ty logistics

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY LOGISTICS

Hiện nay, Logistics là ngành, nghề kinh doanh có sự phát triển mạnh mẽ và là sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống khoa học kỹ thuật và đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ, cảng hàng không, cảng biển, kho bãi… đang không ngừng được mở rộng với quy mô lớn đã tạo điều kiện thúc đẩy không ngừng cho dịch vụ Logistics. Nắm bắt được xu hướng đó, nhiều nhà đầu tư muốn khởi nghiệp thành lập công ty Logistics. Tuy nhiên để thành lập công ty Logistics đúng quy định thì phải tuân thủ rất nhiều các điều kiện. Vậy thủ tục để thành lập công ty Logistics cần những gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn đọc!

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Luật Thương mại số 36/2005/QH11 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006;

Luật Doanh nghiệp 59/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021;

Nghị định số 163/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/02/2018;

Nghị định số 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021.

LOGISTICS LÀ GÌ?

Dịch vụ logistic được quy định cụ thể trong Luật Thương mại năm 2005. Theo đó, Điều 233, Luật Thương mại 2005 có quy định:

“ Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ Logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.”

Phân loại dịch vụ Logistics

Theo Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ Logistic thì dịch vụ Logistic cung cấp rất nhiều dịch vụ khác nhau. Theo đó, tại Điều 3, Nghị định 163/2017/NĐ-CP, dịch vụ Logistics được cung cấp bao gồm:

  1. Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.
  2. Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.
  3. Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.
  4. Dịch vụ chuyển phát.
  5. Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.
  6. Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).
  7. Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.
  8. Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.
  9. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.
  10. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.
  11. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.
  12. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.
  13. Dịch vụ vận tải hàng không.
  14. Dịch vụ vận tải đa phương thức.
  15. Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.
  16. Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
  17. Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.

ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS

Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics như sau:

Điều 4. Điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics

  1. Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ Logistics quy định tại Điều 3 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.
  2. Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh Logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định này, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.

Các điều kiện cơ bản thành lập công ty Logistics

Như vậy, Logistics là một ngành kinh doanh có điều kiện, vì vậy muốn thành lập công ty Logistics cần phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:

– Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về vốn thì doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện về vốn.

Tham khảo: Danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện

– Đối với những ngành, nghề kinh doanh cần phải có giấy phép thì phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép và khi đã có giấy phép thì mới được phép kinh doanh.

Tham khảo: Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải

– Doanh nghiệp phải trang bị đầy đủ máy móc thiết bị cho hoạt động kinh doanh Logistics và đảm bảo số lượng đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên.

– Doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp, phục vụ cho mục đích kinh doanh trong lĩnh vực Logistics.

Tham khảo: Danh mục ngành nghề kinh doanh

Ngoài ra, nếu nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ Logistics thì ngoài đáp ứng những điều kiện nêu trên, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới đươc cung cấp dịch vụ Logistics theo các điều kiện được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ Logistics.

Một số ngành, nghề kinh doanh trong lĩnh vực Logistics

BẢNG MÃ NGÀNH NGHỀ CÔNG TY LOGISTICS
Mã ngành Tên ngành
4653 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp.
4659 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.
4933 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (trừ hóa lỏng khí để vận chuyển).
5012 Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương.
5022 Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa.
5210 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa.
5222 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy.
5224 Bốc xếp hàng hóa.
5229 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải.

Chi tiết: Gửi hàng, giao nhận hàng hóa; dịch vụ vận tải đa phương thức (trừ đường hàng không); dịch vụ Logistics (trừ đường hàng không); đại lý môi giới cung ứng dịch vụ hàng hải. dịch vụ đại lý tàu biển; hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan; dịch vụ cung ứng tàu biển; dịch vụ môi giới hàng hải và các dịch vụ hàng hải khác (trừ hóa lỏng khí để vận chuyển và hoạt động liên quan đến vận tải hàng không) đại lý vận chuyển hàng hóa.

7120 Kiểm tra và phân tích kỹ thuật.
7710 Cho thuê xe có động cơ.
8292 Dịch vụ đóng gói.

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY LOGISTICS

Tùy thuộc vào số lượng những người tham gia, quy mô công ty kinh doanh mà doanh nghiệp có thể quyết định hình thức mô hình công ty đang được phổ biến hiện nay như loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần…

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty Logistics

Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu;

b) Điều lệ công ty (áp dụng đối với loại hình công ty hợp danh, công ty TNHH, Công ty cổ phần)

c) Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh);

d) Bản sao các giấy tờ sau đây:

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

– Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

e) Giấy ủy quyền nếu trường hợp ủy quyền

Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập công ty Logistics (Minh họa)

Quy trình đăng ký thành lập công ty Logistics

Quy trình thực hiện thông qua các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

– Số lượng hồ sơ: 1 bộ.

– Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập doanh nghiệp kinh doanh Logistics tương ứng với từng loại hình công ty.

Bước 2: Có 2 hình thức nộp hồ sơ cho doanh nghiệp lựa chọn:

-Nộp hồ sơ online theo địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số. Lưu ý, một số tỉnh thành như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Bình Dương… Sở KHĐT chỉ chấp  hồ sơ online.

– Nộp hồ sơ giấy tới Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo hình thức nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

Trong thời gian từ 03-05 ngày làm việc, công ty sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ.

Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Căn cứ Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp phải đăng công bố về việc thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nội dung đăng công bố gồm có: Tên công ty, mã số thuế, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, danh sách thành viên/cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật…

Lệ phí đăng công bố là 100.000 đồng/lần.

Bước 4: Khắc dấu và thông báo mẫu dấu doanh nghiệp

Theo quy định mới thì doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu. Doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện khắc dấu và thông báo mẫu con dấu với Sở kế hoạch và đầu tư hoặc ủy quyền cho cá nhân, đơn vị dịch vụ khác.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu.

Lưu ý:

– Để thành lập công ty Logistics có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thì nhà đầu tư cần phải làm thủ tục để xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư trước. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế thì không cần xin Giấy phép đầu tư.

– Trên đây là thủ tục thành lập công ty logistic, tuy nhiên để doanh nghiệp được phép hoạt động thì cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động đối với từng ngành nghề kinh doanh mà công ty hoạt động nếu đó là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ví dụ: Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ngành, nghề: Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ. Phải bổ sung giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại Sở Giao thông – Vận tải. Thủ tục thực hiện thông qua các bước được quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP.

Tham khảo: Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải

DỊCH VỤ CỦA LUẬT VIỆT CHÍNH:

– Tư vấn những vẫn đề pháp lý liên quan đến loại hình doanh nghiệp, thủ tục thành lập doanh nghiệp Logistics, xin giấy phép kinh doanh phù hợp với ngành nghề hoạt động kinh doanh (nếu có) và cùng khách hàng chọn ra phương án tối ưu nhất.

– Hỗ trợ, thay mặt khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục.

– Thu thập, chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh.

– Nhận ủy quyền của khách hàng nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước.

– Nhận kết quả và giao lại cho khách hàng.

Liên hệ với Luật Việt Chính để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng hơn

– Gọi điện tới số điện thoại 0368.668.629 (Ls Phương) hoặc 0987.062.757 (Ls Băng) để trình bày nội dung vụ việc và nhận được tham vấn trực tiếp từ các Luật sư giàu kinh nghiệm

– Tư vấn pháp luật qua email: luatvietchinh@gmail.com

– Tư vấn pháp luật qua facebook: Luật Việt Chính

– Tư vấn pháp luật thông qua zalo: 0911.111.099

– Chúng tôi có thể trả lời tin nhắn trên website này.

Trân trọng!

Bài viết liên quan