Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải

HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI

Xã hội phát triển, nhu cầu di chuyển và vận chuyển hàng hóa càng ngày càng trở nên bức thiết hơn. Trong khi phương tiện cá nhân không thể đáp ứng được hết những nhu cầu đó thì hoạt động kinh doanh vận tải trở thành sự lựa chọn không thể thiếu. Vì vậy, kinh doanh vận tải trở thành một ngành nghề rất có tiềm năm trong giai đoạn vừa qua và thu hút được sự đầu tư của rất nhiều tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, nếu muốn kinh doanh vận tải thì trước hết phải được cấp giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định.

Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải và thành phần hồ sơ ra sao, trình tự thủ tục ra sao, trình tự thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải như thế nào, đã trở thành những băn khoăn của rất nhiều người đã, đang và sẽ tham gia vào lĩnh vực kinh doanh vận tải. Nắm bắt được nhu cầu đó. Luật Việt Chính gửi tới Quý khách những thông tin cần thiết liên quan đến thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải.

I. Cơ sở pháp lý:

– Luật an toàn giao thông năm 2008.

– Nghị định số 10/2020/NĐ – CP.

– Nghị định số 47/2020/NĐ – CP

– Thông tư số 12/2020/TT – BGTVT và các thông tư sửa đổi, bổ sung.

II. Thế nào là hoạt động kinh doanh vận tải.

Khái niệm hoạt động kinh doanh vận tải đã được luật hóa theo Điều 64 Luật An toàn giao thông 2008 như sau:

– Kinh doanh vận tải là việc sử dụng các phương tiện vận tải để chuyên chở hàng hóa, khách hàng trên đường bộ, đường sắt, trên đường hàng không, đường thủy,..để sinh lời. Kinh doanh vận tải đường bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa. Hoạt động vận tải đường bộ phải phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải đường bộ và mạng lưới tuyến vận tải.

Luật Việt Chính tư vấn hồ sơ, thủ tục nhanh gọn

III. Vì sao phải xin giấy phép kinh doanh vận tải?

– Pháp luật quy định kinh doanh vận tải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Trong khi đó, những ngành nghề kinh doanh có điều kiện đều yêu cầu tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện nhất định thì mới được phép kinh doanh theo sự chấp thuận của cơ quan nhà nước. Giấy phép kinh doanh vận tải chính là minh chứng thể hiện sự cho phép của nhà nước để một chủ thể được phép kinh doanh vận tải. Nếu không có giấy phép kinh doanh vận tải thì không được phép thực hiện hoạt động kinh doanh, cố tình vi phạm thì có thể bị phạt rất nặng.

– Cụ thể hơn, theo quy định tại Điều 1 và Điều 22 Nghị định số 10/2020/NĐ – CP, khi kinh doanh vận tải phải có giấy phép kinh doanh vận tải.

IV. Hành vi kinh doanh vận tải mà không có giấy phép kinh doanh vận tải sẽ bị xử phạt ra sao?

Căn cứ theo khoản 7 Điều 28 Nghị định số 100/2019/NĐ – CP (sửa đổi bởi Nghị định số 123/2021/NĐ – CP), hành ci kinh doanh vận tải bằng ô tô mà không có giấy phép kinh doanh vận tải thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với tổ chức.

Các hình thức vận tải khác cũng đều có mức xử phạt riêng. Trong phạm vi bài viết này Luật Việt Chính sẽ đề cập đến những quy định phổ biến nhất.

V. Đối tượng nào có thể xin giấy phép kinh doanh vận tải.

Các đối tượng có thể xin giấy phép kinh doanh vận tải là: Doanh nghiệp, Hợp tác xã, liện hiệp hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể.

VI. Điều kiện xin giấy phép kinh doanh vận tải như thế nào?

– Phải đăng ký kinh doanh dưới các hình thức theo quy định.

– Những phương tiện sử dụng để kinh doanh vận tải phải được gắn thiết bị giám sát hành trình phù hợp với quy định.

– Người điều hành kinh doanh vận tải bắt buộc phải có trình độ đào tạo chuyên ngành vận tải ít nhất từ trung cấp trở lên và đã thực hiện được công việc quản lý vận tải tại các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải tối thiểu 03 năm.

– Bảo đảm chất lượng, số lượng và như niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh và có nơi đỗ xe theo quy định.

– Có đủ số lượng phương tiện vận tải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp khi thuê xe.

– Nếu phương tiện vận tải thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã thì bắt buộc phải có cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó quy định rõ về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của hợp tác xã với phương tiện vận tải của xã viên hợp tác xã.

Điều kiện xin giấy phép kinh doanh vận tải

VII. Điều kiện của ô tô sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách.

– Xe ô tô phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải. Ngoài ra thì có thể sử dụng xe oto thuộc quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị kinh doanh vận tải theo hợp đồng thuê phương tiện hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh bằng văn bản theo quy định của pháp luật với tổ chức, cá nhân sở hữu xe. Nếu xe thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã thì phải có hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với thành viên, trong đó quy định rõ hợp tác xã có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm quản lý, sử dụng, điều hành ô tô đó.

– Xe oto kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa ít nhất từ 09 chỗ trở lên (tính cả người lái xe) và có niên hạn như sau: Không quá 15 năm từ năm sản xuất đối với hoạt động trên tuyến cự ly từ 300 ki – lô – mét, không quá 20 năm từ năm sản xuất đối với xe hoạt động trên tuyến có cự lý từ 300 ki-lô-mét trở xống;

– Xe oto buýt kinh doanh vận tải hành khách có niên hạn sử dụng không quá 20 năm từ năm sản xuất;

– Xe taxi phải có sức chứa lớn nhỏ hơn 09 chỗ (tính cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm từ năm sản xuất; không được sử dụng xe cải tạo từ xe có sức chứa từ 09 chỗ trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi;

– Xe oto kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm từ năm sản xuất. Xe oto kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm từ năm sản xuất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự lý trên 300 ki – lô – mét, không quá 20 năm từ năm sản xuất đối xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki – lô – mét trở xuống.

– Riêng xe oto kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe oto kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (tính cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm từ năm sản xuất.

VIII. Điều kiện của oto sử dụng để kinh doanh vận tải hàng hóa.

– Xe oto để kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải. Ngoài ra thì có thể sử dụng xe oto thuộc quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị kinh doanh vận tải theo hợp đồng thuê phương tiện hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh bằng văn bản theo quy định của pháp luật với tổ chức, cá nhân sở hữu xe. Nếu xe thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã thì phải có hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với thành viên, trong đó quy định rõ hợp đồng hợp tác xã có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm quản lý, sử dụng, điều hành xe oto đó.

IX. Hồ sơ xin cấp giấy phép kin doanh vận tải cho hợp tác xã, doanh nghiệp.

– Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải theo mẫu tại Phụ lục I của Nghị định số 10//NĐ – CP.

– Bản sao y công chứng văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.

– Bản sao y công chứng hoạc bản chính Quyết định thành lập có quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng cả xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng cong-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).

 

Hồ sơ, tài liệu xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải

X. Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải cho hộ kinh doanh.

Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải cho hộ kinh doanh cần:

– Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải theo mẫu tại Phụ lục I của Nghị định số 10/2020/NĐ – CP.

– Bản sao y công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

XI. Hồ sơ xin cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải do thay đổi nội dung hoặc bị mất, bị hư hỏng, bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng.

– Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải theo mẫu tại Phụ lục I của Nghị định số 10/2020/NĐ – CP trong đó cần nêu rõ lý do xin cấp lại.

– Tài liệu để chứng minh sự thay đổi của những thông tin ghi trong Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định tại khoản 22 Điều 17 của Nghị định 10/2020/NĐ – CP (lưu ý rằng việc thay đổi liên quan đến nội dung nào thì chỉ cần bổ sung tài liệu về nội dung đó).

– Nếu cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải do bị mất hoặc bị hư hỏng, hồ sơ sẽ bao gồm: Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải theo mẫu tại Phụ lục I của Nghị định 10/2020/NĐ – CP.

– Trường hợp cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải do bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng, hồ sơ đề nghị cấp sẽ bao gồm như sau:

+ Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải, hộ kinh doanh thực hiện theo quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ – CP.

+ Tài liệu, chứng cứ chứng minh việc khắc phụ vi phạm là nguyên nhân của việc bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải.

XII. Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh vận tải.

Thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh vận tải là Sở giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là những cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh vận tải.

XIII. Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải.

– Đơn vị kinh doanh vận tải nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải cho Sở giao thông vận tải. Nếu hồ sơ cần chỉnh sửa, bổ sung thì Sở giao thông vận tải thông báo những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở Giao thông vận tải sẽ thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải. Nếu không cấp Giấy phép kinh doanh vận tải thì phải trả lời bằng văn bản hoặc hình thức khác tương đương và nêu rõ lý do.

– Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải khi có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh vận tải hoặc Giấy phép kinh doanh vận tải bị thu hồi, bị tước quyền sử dụng cũng tương tự như trên.

XIV. Các trường hợp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải không thời hạn.

– Cung cấp bản sao y công chứng không đúng với bản chính hoặc thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải.

– Không kinh doanh vận tải trong thời hạn 06 (sáu) tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hoặc ngừng kinh doanh vận tải trong thời gian 06 (sáu) tháng liên tục.

– Chấm dứt hoạt động theo pháp luật hoặc ttheo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải.

– Làm sai lệch hoặc sửa chữa dữ liệu hình nhr của camera lắp trên xe trước, trong hoặc sau khi truyền dữ liệu.

Tham khảo Thủ tục sang tên sổ đỏ tại Hà Nội 

XV. Hiệu lực của giấy phép kinh doanh vận tải.

Giấy phép kinh doanh vận tải có hiệu lực trong toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh vận tải của hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã.

XVI. Khách hàng cần cung cấp.

Thông tin cần cung cấp:

– Dự kiến về hình thức kinh doanh vận tải;

– Dự kiến về số lượng, chủng loại, phương tiện tham gia hoạt động kinh doanh vận tải;

– Những thông tin về doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoặc kế hoạch đăng ký kinh doanh theo mô hình nào?

Tài liệu cần cung cấp.

– Bản sao y công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Bản sao y công chứng văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;

– Bản sao y công chứng hoặc bản chính Quyết định thành lập có quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện an toàn giao thông (áp dụng với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).

– Hợp đồng thuê bến đỗ xe.

XVII. Công việc của Luật Việt Chính:

– Tư vấn những vẫn đề pháp lý liên quan đến thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải và cùng khách hàng chọn ra phương án tối ưu nhất.

– Hỗ trợ, thay mặt khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục.

– Thu thập, chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh.

– Nhận ủy quyền của khách hàng nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước.

– Nhận kết quả và giao lại cho khách hàng.

Trên đây là bài viết tư vấn về Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải của Luật Việt Chính gửi đến bạn đọc. Nếu còn thắc mắc, hoặc cần được tư vấn kỹ hơn hay liên hệ với số điện thoại 0911.111.099 hoặc 0987.062.757. Hoặc gửi mail tới địa chỉ: luatvietchinh@gmail.com để được đội ngũ Luật sư của Luật Việt Chính tư vấn, giải đáp thắc mắc đến bạn đọc.

Trân trọng!

Bài viết liên quan