Tính mới của đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế

TÍNH MỚI CỦA ĐĂNG KÝ BẢO HỘ ĐỘC QUYỀN SÁNG CHẾ

Câu hỏi: Cho em hỏi, nếu mình nộp đơn đăng ký sáng chế mà có 1 đơn đăng ký sáng chế cơ bản giống với sáng chế của mình đã nộp trước đó nhưng chủ đơn đã rút đơn đăng ký (rút đơn sau ngày công bố đơn đăng ký sáng chế) thì đơn đăng ký sáng chế của mình có bị từ chối vì mất tính mới không.

Trả lời: Tính mới là một trong những điều kiện quan trọng để đăng ký bảo hộ sáng chế. Vì vậy, khi quyết định nộp đơn đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế cần phải tìm hiều vấn đề này thật kỹ để tránh mất chi phí và thời gian. Chúng tôi giải đáp câu hỏi của bạn trong nội dung bài viết dưới đây.

Sáng chế là gì?

Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ, sang chế được định nghĩa như sau:

“12a. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế mật là sáng chế được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định là bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.”

Tham khảo: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu năm 2024

Như vậy, sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Để bảo đảm cho quyền và lợi ích của chủ sở hữu sáng chế thì sáng chế là một trong những đối tượng bảo hộ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ

Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ như sau:

“Điều 58. Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ

1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có trình độ sáng tạo;

c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.”

Theo quy định trên, bất kỳ sản phẩm, quy trình nào muốn đăng ký bảo hộ sáng chế phải bảo đảm được tính mới nói riêng và đáp ứng được các điều kiện bảo hộ khác nói chung. Đối với những sản phẩm, quy trình đã từng được đăng ký đăng ký hoặc bị công khai trước thời điểm nộp đơn bảo hộ thì sẽ bị coi là mất tính mới và bị từ chối bảo hộ. Có thể thấy rằng “tính mới” là một trong những điều kiện quan trọng nhất.

Tính mới của sáng chế

Sáng chế được coi là có tính mới nếu không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên;

– Bị bộc lộ trong đơn đăng ký sáng chế khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đó.

Tham khảo: Thủ tục khởi kiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

Bên cạnh đó, Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86, Điều 86a của Luật Sở hữu trí tuệ hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn mặc dù sáng chế kia đã rút đơn, tuy nhiên sáng chế đó đã được công bố đơn đăng ký sáng chế như vậy sáng chế đó đã được bộc lộ và sáng chế của bạn lại cơ bản giống với sáng chế đó thì mặc nhiên sáng chế của bạn đã mất đi tính mới. Bạn cần cân nhắc trước khi đăng ký bảo hộ sáng chế trên để tránh mất thời gian và tiền bạc.

Bài viết liên quan