Mã số mã vạch. Hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận mã số mã vạch

MÃ SỐ MÃ VẠCH. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ GIẤY CHỨNG NHẬN MÃ SỐ MÃ VẠCH

Mã số mã vạch là một ứng dụng công nghệ đã giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, tạo công cụ giám sát hiệu quả về nguồn gốc hàng hóa cho người tiêu dùng. Mã số mã vạch được xem là một đặc trưng của sản phẩm công nghệ để nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động dựa trên nguyên tắc. Mã số mã vạch được thể hiện trên sản phẩm, khi sử dụng máy quét sẽ có thể hiện đầy đủ các thông tin của doanh nghiệp, giúp hỗ trợ quản lý sản xuất, lưu kho hàng, bán hàng hóa…Để làm rõ mã số mã vạch và thủ tục đăng ký mã số mã vạch, Luật Việt Chính gửi tới quý bạn đọc bài viết dưới đây, để giúp đỡ quý bạn đọc hiểu sâu hơn về mã số mã vạch và các quy định của pháp luật.

Cơ sở pháp lý:

– Nghị định số 119/2017/NĐ – CP

– Thông tư số 10/2020/TT – BKHCN

– Thông tư số 232/2016/TT – BTC

– Thông tư số 44/2023/TT –  BTC

I. Mã số mã vạch là gì?

– Mã số mã vạch là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, dịch vụ, tổ chức hoặc địa điểm…dựa trên việc ân định một mã số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng mã vạch để máy quét có thể đọc được.

Luật Việt Chính cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý, đăng ký hồ sơ mã số mã vạch

+ Mã số là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hóa. Mỗi loại hàng hóa được nhận diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hóa. Tuy nhiên mã số của hàng hóa không liên quan đến đặc điểm của hàng hóa. Nó không phải là số phân loại hay chất lượng của hàng hóa.

+ Mã vạch là một nhóm các vạch và khoảng trống song song đặt xen kẽ dùng để thể hiện mã số dưới dạng máy quét có thể đọc được.

Theo quy định của pháp luật tại khoản 1 khoảng 2 Điều 3 Thông tư số 10/2020/TT – BKHCN ngày 30/12/2020 quy định mã số mã vạch như sau:

“1. Mã số là một dãy số hoặc chữ được sử dụng để định danh sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân;

2. Mã vạch là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, Qrcode, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác); chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác”.

II. Có bắt buộc phải đăng ký mã số mã vạch không?

Theo quy định của pháp luật hiện nay, việc đăng ký mã số mã vạch trên hàng hóa không phải là yêu cầu bắt buộc. Doanh nghiệp có thể sử dụng mã số mã vạch hoặc không. Nhưng đối với trường hợp doanh nghiệp lựa chọn sử dụng mã số mã vạch trên sản phẩm của mình thì doanh nghiệp buộc phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp doanh nghiệp không tiến hành đăng ký thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 32 Nghị định số 119/2017/NĐ – CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Việc đăng ký mã số mã vạch không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả tốt nhất các sản phẩm mà còn giúp chúng được công nhận chung trên toàn cầu.

Các loại mã số mã vạch được cấp và quản lý thống nhất gồm:

– Mã doanh nghiệp: Là dãy số gồm mã quốc gia và số phân định tổ chức/doanh nghiệp, gồm từ bốn đến bảy số tiếp theo.

– Mã rút gọn (EAN 8): Là dãy số có tám chữ số quy định cho vật phẩm (sản phẩm) có kích thước nhỏ, gồm mã quốc gia, số phân định vật phẩm và một số kiểm tra.

– Mã số địa điểm toàn cầu (GLN): là dãy số có mười ba chữ số quy định cho tổ chức/doanh nghiệp và địa điểm, gồm mã quốc gia, số phân định tổ chức/doanh nghiệp hoặc địa điểm và một số kiểm tra.

Các loại mã số mã vạch do tổ chức/doanh nghiệp tự lập để sử dụng, sau khi được cấp mã số doanh nghiệp, gồm:

– Mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN): là mã số vật phẩm (sản phẩm, hàng hóa), được cấu tạo từ mã doanh nghiệp, bao gồm các loại mã số mười ba chữ số – viết tắt là EAN 13; mã số mười bốn chữ số – EAN 14; mã số rút gọn tám chữ số – EAN 8 và mã số UCC (Uniform Code Council, viết tắt là UCC) của Hội đồng mã thống nhất của Mỹ và Canada.

– Mã số địa điểm toàn cầu (GLN): là dãy số có mười ba chữ số quy định cho tổ chức/doanh nghiệp và địa điểm, gồm mã quốc gia, số phân định tổ chức/doanh nghiệp hoặc địa điểm và một số kiểm tra.

Cơ quan có thẩm quyền cấp mã vạch:

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan giúp Bộ khoa học và Công nghệ cấp Mã vạch doanh nghiệp, Mã vạch rút gọn, Mã số địa điểm toàn cầu.

Sau khi được cấp mã số doanh nghiệp, các tổ chức/doanh nghiệp tự lập các loại mã vạch: Mã số thương phẩm toàn cầu, Mã số địa điểm toàn cầu để sử dụng và định kỳ sáu tháng báo cáo danh mục các loại mã số sử dụng với Tổng cụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

III. Cách xác định thông tin về mã số mã vạch.

Trong hệ thống mã số EAN cho sản phẩm bán lẻ có hai loại, một loại sử sụng 13 con số (EAN – 13). Mã số EAN – 13 có cấu tạo từ trái qua phải như sau:

– Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu.

– Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số.

– Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp

– Số cuối cùng là số kiểm tra.

Mã số EAN – 13 là 1 dãy số gồm 13 chữ số nguyên (từ số 0 đến số 9), trong dãy số chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như sau:

– Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ).

– Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp.

– Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số la mã về hàng hóa.

– Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra.

Tham khảo cách xã định thông tin mã số mã vạch trên ảnh

Theo quy ước trên, số kiểm tra có ý nghĩa về quản lý đối với việc đăng nhập, đăng xuất của các loại sản phẩm hàng hóa của từng loại doanh nghiệp.

IV. Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch.

Để thực hiện đăng ký mã số mã vạch doanh nghiệp cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

– 02 Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch (TẢI VỀ: Mẫu đơn số 12)

– 02 Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp. Đối với các tổ chức cá nhân khác thì nộp 01 bản sao có công chứng Quyết định thành lập.

– 02 Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng Mã toàn cầu phân định thương phẩm (CTIN) theo mẫu quy định. (Mẫu số 12)

– Nếu có ủy quyền thì phải có văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ.

1. Nộp hồ sơ đăng ký mã số mã vạch:

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký mã số mã vạch tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Trung tâm tiêu chuẩn Chất lượng tại Hà Nội hoặc Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành Thẩm tra hồ sơ đăng ký:

Kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ do doanh nghiêp; tổ chức; cá nhân gửi tới, trong thời hạn 03 ngày, Trung tân Tiêu chuẩn chất lượng sẽ tiến hành thẩm định, xem xét hồ sơ đăng ký mã số mã vạch. Sau đó thực hiện đề xuất mã số doanh nghiệp và trình lên Tổng cụ tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

3. Cấp mã số vạch cho doanh nghiệp.

Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng sẽ xem xét và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch cho doanh nghiệp sau khi nhận đủ hồ sơ do Trung tâm Tiêu chuẩn chất lượng trình lên.

Đồng thời ghi vào sổ đăng ký mã số mã vạch và gửi thông báo cấp mã số mã vạch tới doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan.

4. Doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch.

Sau khi có thông báo từ Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp phí và lệ phí để được cấp mã số mã vạch. Sau khi thực hiện hoàn tất thủ tục nộp phí, lệ phí doanh nghiệp sẽ nhận được giấy hẹn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch chính thức.

Tổ chức trực tiếp thu phí là Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng và các đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ thu phí. 

VII. Mức thu phí cấp mã số mã vạch:

Mức phí cấp mã số mã vạch doanh nghiệp phải nộp được quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tư 232/2016/TT-BTC, mức phí này sẽ phụ thuộc và loại mã số mã vạch cho đối tượng cụ thể mà doanh nghiệp đăng ký:

* Mức thu phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài:

– Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm với mức thu là 500.000 đồng / hồ sơ.

– Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm với mức thu là 10.000 đồng / mã.

**Lưu ý: Căn cứ theo STT 12 khoản 1 Điều 1 Thông tư số 44/2023/TT – BTC ngày 29/6/2023 quy định về mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp:

Phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài sẽ bằng 50% mức thu phí quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 232/2016/TT -BTC ngày 11/11/2016. Có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023.

* Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch

STT Phân loại phí Mức thu
(đồng/mã)
1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng) 1.000.000
2 Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) 300.000
3 Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) 300.000

* Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí) 

STT Phân loại phí

Mức thu
(đồng/năm)

1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1
1.1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm) 500.000
1.2 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm) 800.000
1.3 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm) 1.500.000
1.4 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm) 2.000.000
2 Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) 200.000

3

Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) 200.000

**Lưu ý về thời hạn nộp phí:

– Trường hợp tổ chức, cá nhân được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.

– Khi nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch.

– Khi nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch cho năm đầu tiên (năm được cấp mã số mã vạch); các năm tiếp theo, thời hạn nộp phí chậm nhất là ngày 30 tháng 6 hàng năm.

Tham khảo thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói tại Hà Nội

VI. Mức phạt vi phạm khi sử dụng mã số mã vạch.

Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 119/2017/NĐ – CP quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc không thông báo bằng văn bản khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng.

b) Không làm thủ tục gia hạn khi Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch hết hiệu lực;

c) Không xuất trình được văn bản hợp pháp chứng minh về quyền sử dụng mã số mã vạch khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

d) Không khai váo và cập nhật danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền.

đ) Không thông báo bằng văn bản, kèm tài liệu chứng minh việc sử dụng mã số nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền khi sử dụng mã số nước ngoài cho sản phẩm, hàng hóa sản xuất, gia công hoặc bao gói tại Việt Nam.

e) Không khai báo thông tin trên cơ sở dữ liệu mã số mã vạch quốc gia; khai báo thông tin trên cơ sở dữ liệu mã số mã vạch quốc gia không đúng với thông tin thực tế của thương phẩm sử dụng ma GTIN hoặc địa điểm sử dụng mã GLN.

g) Không thực hiện đóng phí duy trì sử dụng mã số vạch đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp quyền sử dụng mã số mã vạch;

b) Sử dụng mã số mã vạch đã bị thu hồi;

c) Bán, chuyển nhượng mã số mã vạch đã được cấp.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất, gia công, bao gói, sang chiết tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền hoặc tổ chức sở hữu mã số mã vạch đó cho phép bằng văn bản;

b) Sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp hoặc sử dụng nguồn dữ liệu về mã số mã vạch không đúng với nguồn dữ liệu mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế;

b) Cung cấp thông tin sai lệch về chủ sở hữu hoặc đối tượng sử dụng mã số mã vạch GSI hợp pháp;

c) Phát triển và cung cấp các dịch vụ, giải pháp, ứng dụng dựa trên nền tảng mã số mã vạch của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam;

5. Mức phạt tiền đối với hành vi buôn bán hàng hóa vi phạm quy định về mã số mã vạch được quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa và loại bỏ mã số mã vạch vi phạm trên hàng hóa, bao bì, phương tiện kinh doanh, vật phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.”

Như vậy có thể thấy Điều 32 Nghị định số 119/2017/NĐ – CP quy định rất chi tiết mức phạt về các lỗi vi phạm và mức độ khác nhau của từng mức nếu doanh nghiệp cố ý vi phạm.

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP:

1. Có thể nộp phí đăng ký sử dụng mã vạch 10 số qua tài khoản ngân hàng được không?

Doanh nghiệp có thể nộp phí bằng hình thức chuyển khoản theo thông tin sau:

– Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)

Chi nhánh: Cầu Giấy, Hà Nội.

Số tài khoản: 1507201067907.

Đơn vị thụ hưởng: Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia.

2. Cá nhân có đăng ký mã số mã vạch được không?

Thực tế theo quy định hiên nay, cá nhân chưa đăng ký mã số mã vạch được mà muốn đăng ký mã số mã vạch thì tối thiểu cá nhân đó phải thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập công ty TNHH, Công ty Cổ phần.

3. Luật Việt Chính có cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch không? Và chi phí ra sao?

Luật Việt Chính cung cấp các dịch vụ đăng ký mã số mã vạch và tư vấn quy định về mã số mã vạch. Chi phí sẽ được trao đổi tới quý khách hàng khi quý khách hành liên hệ với chúng tôi.

Trên đây là toàn bộ bài viết về mã số mã vạch. Hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận mã số mã vạch gửi tới quý bạn đọc. Nếu còn thắc mắc, xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0911.111.099 / 0987.062.757 hoặc gửi mail về địa chỉ: luatvietchinh@gmail.com để được hỗ trợ tư vấn bởi đội ngũ luật sư của chúng tôi một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Bài viết liên quan