Sống thử nếu có con thì ai sẽ có quyền nuôi con?

SỐNG THỬ NẾU CÓ CON THÌ AI SẼ CÓ QUYỀN NUÔI CON THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Hiện nay, các cặp đôi luôn có tư tưởng sống mới, sống thoáng và không bị ràng buộc bởi những phong tục ngày xưa. Mà có những hành động như sau khi yêu nhau về chung một nhà sống thử với nhau, để biết được có hợp nhau và đi tới kết hôn được hay không? Quan niệm này không sai, nhưng cũng có rất nhiều rủi ro xảy đến. Khi không có giấy tờ gì chứng minh về hôn nhân hoặc quan hệ pháp lý, quyền và trách nhiệm của các bên trong mối quan hệ sống thử này sẽ không được bảo vệ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Vậy khi có con trong trường hợp sống thử, mà xảy ra tranh chấp việc nuôi con thì ai có quyền được nuôi con trong trường hợp này? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Việt Chính để hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về trường hợp này.

1. Sống thử là gì?

– Sống thử là hành động của một cặp đôi yêu nhau về “góp gạo thổi cơm chung” tương tự như vợ chồng nhưng thực tế giữa họ chưa có đám cưới và cũng không có sự công nhận của pháp luật. Hiểu một cách ngắn gọn thì sống thử là việc hai người sống chung với nhau hệt như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn.

Tham khảo thêm Có được thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn 

2. Sống thử nếu có con ai sẽ được quyền nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn?

– Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình, dù có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký mà chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Nhưng quyền, nghĩa vụ với con vẫn được xác lập.

– Căn cứ vào Điều 15 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định rằng:

+ Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

– Theo đó, tại Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng:

+ Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

+ Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật, trường hợp gia đình có nhiều con thì phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Do vậy, khi hai người nam, nữ không sống chúng với nhau nữa thì việc quyết định ai nuôi con vẫn dựa trên nguyên tắc thỏa thuận.

Hai người có thể thỏa thuận về người nuôi con, nghĩa vụ, quyền của các bên khi không chung sống với nhau nữa. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con để giao cho cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.

* Tuy nhiên, sẽ có 2 trường hợp đặc biệt sau, Tòa án sẽ

– Xem xét nguyện vọng của người con nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên.

– Người mẹ sẽ trực tiếp nuôi con khi con dưới 36 tháng tuổi. Dù vậy, nếu người mẹ không đủ điều kiện để nuôi con thì Tòa có thể xem xét giao con cho cha (người đáp ứng đủ điều kiện).

Như vậy, quan hệ giữa cha, mẹ và con vẫn tồn tại mà không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Do đó, khi muốn tranh giành quyền nuôi con trong trường hợp này, thì một trong hai người có thể thỏa thuận với nhau. Nếu không thỏa thuận được thì phải chứng minh được bản thân mình có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con cái.

3. Các mặt tiêu cực của việc sống thử:

Tham khảo thêm Thủ tục xét đơn yêu cầu không công nhận bản án ly hôn của tòa án nước ngoài

* Về truyền thống, xã hội:

– Người dân nước ta từ xưa đến nay luôn có quan niệm rằng việc nam nữ kết hôn danh chính ngôn thuận thì mới có thể về chung sống cùng nhau. Việc sống cùng nhau trước khi kết hôn là đi ngược lại với những giá trị văn hóa truyền thống xưa nay của dân tộc.

– Hơn thế nữa, hiện nay nhiều người vẫn còn định kiến, có cái nhìn khắt khe đối với những người sống thử, đặc biệt là nữ giới. Họ cho rằng việc người phụ nữ chưa kết hôn mà về chung sống cùng với một người đàn ông khác là quá dễ dãi, làm xấu đi hình ảnh của người phụ nữ.

Luật Việt Chính hỗ trợ tư vấn về hôn nhân và gia đình

* Về vấn đề sức khỏe và tâm lý:

– Trên thực tế hiện nay xảy ra không ít trường hợp nam nữ sống chung cùng nhau, rồi xuất hiện những xung đột, mâu thuẫn không thể giải quyết êm đẹp dẫn đến xô xát, đánh đập. Đây chính là nguyên nhân cũng như cơ hội khiến các hành vi phạm tội được hình thành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tâm lý của những người trong cuộc.

– Trong trường hợp sống thử, người phụ nữ dễ gặp phải những tổn thương khó hàn gắn. Nếu sống thử tan vỡ, hai bên không thể cùng nhau bước đến một cuộc hôn nhân hạnh phúc thì họ sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc về tinh tân và sức khỏe. Đặc biệt đối với những trường hợp mang thai hoặc có con thì gánh nặng, sức ép đặt lên đôi vai người phụ nữ là quá lớn.

* Về y tế:

– Có thể thấy rất rõ việc sống thống trước hôn nhân sẽ làm gia tăng các trường hợp phá thai vì có thai ngoài ý muốn, vì mới chỉ là sống thử, chưa sẵn sàng làm cha, làm mẹ và vô và lý do khác. Không chỉ thế, việc này còn dẫn đến sức khỏe của người phụ nữ bị suy giảm, nhiều trường hợp có thể dẫn đến vô sinh sau này.

* Về pháp luật:

– Pháp luật hiện nay không cấm nhưng cũng không khuyến khích việc nam nữ sống thử trước hôn nhân. Việc chung sống với nhau như vợ chồng trước khi đăng ký kết hôn có thể tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các hành vi phạm tội, vấn đề về con cái, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con (trong trường hợp có con cái), quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng.

– Hơn thế nữa việc sống chung không đăng ký kết hôn với cơ quan có thẩm quyền thì việc sống chung đó không được coi là quan hệ hôn nhân và sẽ không được pháp luật bảo vệ:

+ Không được bảo vệ nếu có người thứ ba: Không được phải là vợ chồng hợp pháp thì không có quyền, nghĩa vụ ràng buộc với trong như yêu thương, chung thủy.

+ Khai sinh cho con không có tên cha: Một trong những giấy tờ cần có khi đăng ký khai sinh cho con là giấy đăng ký kết hôn. Nếu không có thì những đứa con chung sẽ được khai sinh theo trường hợp chưa xác định được cha và phần ghi thông tin về cha sẽ bị để trống.

+ Khó xử lý tài sản chung: Với những tài sản đứng tên một người trong thời gian sống chung với nhau mà không đăng ký kết hôn, việc chứng minh phần đóng góp của người còn lại sẽ là một việc vô cùng khó khăn.

Trên đây là bài viết về việc sống thử nếu có con thì ai sẽ có quyền được nuôi con, và hệ lụy của việc sống thử mang đến cho cả nam và nữ. Hy vọng các thông tin của Luật Việt Chính đưa ra trên bài viết sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng: Gọi điện, nhắn tin trực tiếp trên website hoặc liên lạc qua zalo, facebook. Luật Việt Chính sẽ hỗ trợ tư vấn bạn 24/7.

Trân trọng!

Bài viết liên quan